Tắm tương ớt, đánh mông, đoán màu đồ lót: Trào lưu livestream thô tục hạ thấp nhân phẩm buộc chính quyền mạnh tay “dẹp loạn”
Số tiền kiếm được trong một buổi livestream phụ thuộc vào lượng người xem, điều đó cũng có nghĩa là các streamer càng phải dùng mọi cách để thu hút khán giả, dù đó là những hành động tự hạ thấp nhân phẩm của mình.
Lưu Lệ đang nằm dài trên mặt đất, hét lên những tiếng đau đớn vì bị một người dùng dép đánh liên tục vào mông. Đây là hình phạt gọi là “đả khai hoa” mà Lưu Lệ phải chấp nhận sau khi cô đã thua trong trò chơi PK trực tiếp trên Wechat.
Lưu Lệ thừa nhận đây là một hình thức phát sóng trực tiếp thô tục nhưng nó có thể giúp cô kiếm được tiền. Số tiền kiếm được trong một buổi livestream phụ thuộc vào lượng người xem, điều đó cũng có nghĩa là các streamer càng phải dùng mọi cách để thu hút khán giả, dù đó là những hành động tự hạ thấp nhân phẩm của mình.
Tại khu vực cầu Quất Tử Châu, tỉnh Hồ Nam (Trung Quốc), có hơn 30 người đang tụ tập. Tất cả bọn họ đều đang phát sóng trực tiếp trên các nền tảng video ngắn dưới dạng PK.
Hình thức PK trực tiếp trong giới livestream không phải quá xa lạ. Ban đầu nó là một trò chơi vui nhộn khi hai streamer sẽ cùng nhau livestream trong một khoảng thời gian nhất định và xem ai có được nhiều lượt thích hơn thì sẽ là người thắng cuộc. Người thua phải chấp nhận một hình phạt nào đó như nhảy lò cò, hít đất, bị vẽ lên mặt, múa hát…
Tuy nhiên, các hình phạt này ngày càng biến tướng dần thành những hành vi tục tĩu do các streamer muốn lôi kéo nhiều người xem hơn chẳng hạn như Lưu Lệ bị đánh vào mông bằng dép hay có người bị tạt nước lạnh, đổ tương ớt lên người… Trước buổi PK, hai bên tham gia sẽ thương lượng thử thách và quyết định xem hình phạt cho người thua cuộc là gì.
Cách chỗ Lưu Lệ không xa, một cô gái thua trong phần PK của mình và đã bị đối phương trừng phạt bằng cách dội 3 xô nước lạnh từ trên đầu xuống. Toàn thân cô gái ướt sũng sau khi bị phạt nhưng cô vẫn mặc quần áo ướt để tiếp tục buổi livestream của mình.
Cô gái bị đổ tương ớt lên đầu, la hét lớn tiếng khi tương dây ra cả áo quần và hiện trường sau hình phạt.
Một cô gái khác bị đổ cả chai tương ớt vào đầu. Cô la lên một cách khó chịu: “Anh đổ hết vào quần áo tôi rồi”, nhưng người kia vẫn không dừng lại. Đứng ngay cạnh đó là một streamer đang cầm camera hướng về phía cô gái và nói trên livestream của mình: “Bạn thấy không, nếu tôi thua thì tôi sẽ bị như vậy!”.
Nhớ lại thời mới làm streamer, Lưu Lệ cảm thấy rất khó chấp nhận kiểu hình phạt như thế này. Sau một thời gian, cô nhìn thấy những gương mặt sáng giá của làng streamer đều từng thực hiện các hình phạt tương tự nên bắt đầu chấp nhận.
Video đang HOT
“Lúc đầu mọi người phát sóng rất bình thường nhưng càng chơi thì càng trở nên hứng thú”, Lưu Lệ cho biết.
Những thứ được đổ lên đầu người thua cuộc có thể là nước suối, bia, nước tương, giấm, và sau đó là trứng hay tương ớt.
Một chủ tiệm quà vặt gần địa điểm livestream cho biết, mọi người bắt đầu tụ tập ở đây từ khoảng hơn một tháng, hoạt động suốt 24 tiếng mỗi ngày. Gần đây tiệm của bà có bán thêm nước tương, bia, bột mì hay trứng khi thấy nhu cầu của các streamer tăng lên.
Hình phạt “đả khai hoa” là một trong các hình thức phổ biến nhất, có thể dao động từ 20-200 cái. Lưu Lệ nhớ có lần một thanh niên trẻ thua trận PK bị phạt đánh 100 cái khiến cho phần hông bầm đen.
Một người thua PK phải trèo lên cây để thực hiện hình phạt.
Đối với Lưu Lệ, những streamer có tiếng đều có ngoại hình đẹp hoặc tài năng đặc biệt nhưng cô thì không có gì nổi bật nên chỉ có thể dựa vào PK để thu hút nhiều người theo dõi.
Trong một cuộc PK trực tiếp, số lượng quà tặng của khán giả là tiêu chí duy nhất để phân định thắng bại đồng thời cũng là nguồn thu nhập chính của người chơi.
Lưu Lệ tiết lộ rằng trong nền tảng phát sóng của Wechat, khán giả có thể tặng 10 hạt đậu tương đương với 1 tệ (hơn 3.500 đồng) hoặc streamer nào được yêu thích có thể được tặng cả “đảo Đào Hoa” với 8.888 hạt đậu. Có khoảng 10 loại quà tặng khác nhau trên nền tảng này.
Khản giả được các streamer gọi là “anh cả”. Họ có thể làm mọi thứ từ năn nỉ, kêu gọi hoặc một số các hành động khác nhau theo yêu cầu để “anh cả” tặng nhiều quà hơn.
Một streamer tên Lý Khả cho biết: “Cuộc chiến giữa các ‘anh cả’ có thể khiến số lượng quà tặng tăng vọt”.
Có thể nói rằng, trong một trận PK không có người thua thật sự. “Bạn vẫn có thể kiếm được tiền nhưng bạn cần phải chấp nhận hình phạt” , Lý Khả nói. “Hai người chơi thường tham gia vào 2-3 trận thách đấu liên tục, sau đó dàn dựng một màn ‘trả thù’ đầy kịch tính. Nhờ vào cách này, họ tiếp tục phát sóng trực tiếp và nhận được thêm nhiều quà từ khán giả”.
Các streamer PK suốt 24 tiếng mỗi ngày tại một quảng trường ở Thiên Tân.
Lưu Lệ tiết lộ rằng sau khi trừ các khoản chi phí khác nhau, cộng thêm phần thưởng từ nền tảng, số tiền cô kiếm được chỉ bằng một nửa giá trị quà từ người xem. Cô cho biết mỗi ngày cô phát sóng trực tiếp 3 lần, mỗi lần từ 3-4 tiếng thì có thể kiếm được vài nghìn tệ hoặc hơn.
Một số fan hâm mộ từng khuyên Lưu Lệ đừng PK nữa vì cô chưa đủ mức độ nổi tiếng nên sẽ thua rất thảm hại. Lưu Lệ nói: “Ai mà chẳng muốn ngồi chat ở nhà mà vẫn kiếm ra tiền chứ?” . Cô biết mọi người chỉ có ý tốt nhưng vì cô chưa được nổi tiếng nên cách duy nhất có thể làm là phải càng chiến đấu mạnh mẽ hơn nữa.
Mỗi ngày, các streamer ở khu vực cầu Quất Tử Châu phải chạy trốn lực lượng quản lý an ninh từ 2-3 lần. Khi nghe “đánh động” có đội an ninh xuất hiện, tất cả mọi người thu dọn thiết bị, vội vàng bỏ chạy và trốn vào trạm xe buýt hoặc lối vào tàu điện ngầm cách đó khoảng 200 mét. Ngay khi đội an ninh rời đi, đám đông lại nhanh chóng tụ tập đông đúc trở lại.
Để đối phó với sự hỗn loạn của các chương trình phát sóng trực tiếp thô tục, hôm 30/8, chính quyền quận Thiên Tân đã tổ chức cuộc họp đặc biệt nhằm đưa ra các biện pháp cải chính.
Các phòng ban liên quan đã mời người đại diện của 13 nền tảng phát trực tiếp đến để trao đổi chiến lược nhằm điều chỉnh hình thức và nội dung các buổi PK, xây dựng văn minh trên mạng.
Các streamer vội vàng bỏ chạy khi đội an ninh khu vực đến kiểm tra.
Vào ngày 2/9, Cục Quản lý Nhà nước về Phát thanh và Truyền hình đã ban hành thông báo về việc tăng cường công tác quản lý các chương trình nghệ thuật và văn hóa quần chúng, kiên quyết chống lại các xu hướng giải trí tiêu cực như thổi phồng những người nổi tiếng trên mạng, các hành động thô tục và xấu xí không có giới hạn.
Một số nền tảng có quy định cụ thể đối với các chương trình phát sóng trực tiếp thô tục. Ví dụ như Douyin có quy định cấm chơi các trò chơi trừng phạt thô tục và phản cảm, người dùng trên nền tảng Kuaishou cũng không được phép tham gia vào các hoạt động tục tĩu tương tự, còn người tham gia phát sóng trực tiếp trên Wechat cũng có quy định không được thực hiện những trò chơi mang tính chất khiêu dâm như đoán màu đồ lót, đánh vào mông…
Ông Hoàng Sở Tân, tổng thư ký của Trung tâm nghiên cứu truyền thông mới của Học viện khoa học xã hội Trung Quốc đề xuất rằng đối với các hành vi thô tục khi phát sóng trực tiếp, các nền tảng nên kết hợp với máy móc để giám sát, phân tích hành động của người phát sóng, giảm lưu lượng truy cập của những tài khoản phát trực tiếp có khả nghi và buộc người phát sóng phải điều chỉnh nội dung của mình. Những người dùng nào vẫn tiếp tục vi phạm quy định cần có hình thức cảnh cáo, cấm ngắn hạn hoặc hủy bỏ tài khoản vĩnh viễn.
Bị nói dựa hơi bà Phương Hằng bán 3000 tivi trong 1 ngày, CEO Asanzo chia sẻ: "Tôi đang vui quá đây này"
Doanh nhân Phạm Văn Tam xác nhận, dù status trước đó ông viết với giọng hài hước, nhưng câu chuyện bán được 3.000 cái tivi chỉ trong một ngày là chuyện hoàn toàn nghiêm túc.
Mới đây, dân tình được phen "bất ngờ, ngỡ ngàng, ngơ ngác và bật ngửa" chuyện Chủ tịch Asanzo Phạm Văn Tam lên hẳn Facebook cá nhân để tri ân CEO của Khu du lịch Đại Nam. Theo status rất hài hước của ông Tam, nhờ sức hút đến từ các buổi livestream của bà Phương Hằng, Asanzo đã bán hết bay 3.000 tivi chỉ trong 1 ngày 26/5.
Dân mạng cảm thấy thích thú trước thông tin này, trêu nhau rằng với sức hút đó, bà Phương Hằng mà nhận lời quảng cáo cho sản phẩm nào vào thời điểm này, sản phẩm đó sẽ đạt đỉnh về số lượng chốt sale.
Tuy nhiên, giọng điệu bông đùa của ông Tam cũng làm nhiều người đặt câu hỏi, đây có phải chỉ là một chiêu quảng cáo khéo léo của Asanzo? Trả lời nhanh với chúng tôi, nam doanh nhân cho hay, con số 3.000 chiếc TV bán ra chỉ trong 1 ngày 26/5 là xác thực. Đây là số lượng tổng hợp trên toàn quốc.
" Bản thân tôi cũng rất bất ngờ và vui vì lượng bán ra lớn như vậy, nhất là trong thời điểm này. Mùa hè, công ty tôi chủ yếu bán điều hòa là chính, TV bán ra khá chậm. 2 năm gần đây không có các sự kiện bóng đá, dịch Covid cũng khiến mọi người siết chặt chi tiêu, doanh số TV của chúng tôi sụt giảm, nên bán ra 3.000 chiếc/ngày là rất nổi bật. So với thời điểm trước năm 2019 thì con số này không là gì cả", ông Tam chia sẻ.
Kèm theo lời chúc mừng, một số đại lý cũng gửi tặng ông Tam hình ảnh được chụp trong ngày 26/5. (Ảnh: Long Tran, Điện máy Nhà Bè)
Nam doanh nhân chia sẻ thêm, ông không chắc có phải do sức hấp dẫn của livestream của CEO Nguyễn Phương Hằng đã kích cầu người dân mua TV của mình để xem cho "đã" hay không, nhưng có lẽ sự kiện đó cũng cộng hưởng với chương trình kích cầu kinh doanh, ưu đãi lớn của Asanzo hôm 26/5.
Ông hóm hỉnh nói thêm: " Mong CEO Nguyễn Phương Hằng có nhiều buổi livestream trực tiếp nữa như vậy để chúng tôi có thể bán thêm được nhiều TV hơn chứ không chỉ dừng lại ở mức 3.000 chiếc/ngày ".
Khi nhân viên điện máy là fan của bà Phương Hằng, video test màu sắc, âm thanh cũng phải cắt từ livestream mới chịu! (Ảnh: Tran Tai)
Chủ tịch tập đoàn điện máy: Cảm ơn Phương Hằng, bà livestream xong 1 ngày tôi bán được 3000 cái tivi Anh CEO vui tính thật nha. Quý dị ơi, im lặng là vàng, còn bà Phương Hằng khi đã mở miệng thì là kim cương, nữ đại gia còn giúp CEO Phạm Tam (hay còn gọi là Shark Tam) - Chủ tịch Tập đoàn điện tử Asanzo Việt Nam cám ơn rối rít vì đã giúp công ty ông bán được 3000 cái...