Tạm trú ít nhất 3 năm mới được nhập cư vào Hà Nội
Luật Thủ đô có 7 chương, 27 điều, quy định rõ vị trí, vai trò, chính sách, trách nhiệm xây dựng, phát triển, quản lý và bảo vệ Thủ đô, trong đó đáng chú ý là việc siết chặt nhập cư nội thành.
Từ hôm nay (1.7), Luật Thủ đô chính thức có hiệu lực.
Điều 19 của Luật Thủ đô về quản lý dân cư quy định: Dân cư trên địa bàn Thủ đô được quản lý với quy mô, mật độ, cơ cấu theo Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô. HĐND thành phố ban hành chính sách ưu tiên đầu tư và huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng các khu đô thị, nhà ở, hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đồng bộ, hiện đại, thuận tiện ở ngoại thành; phối hợp với các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong Vùng Thủ đô phát triển kinh tế- xã hội và giải quyết việc làm nhằm hạn chế tình trạng di dân tự phát vào nội thành.
Điều 19 về cơ bản giữ nguyên điều kiện đăng ký thường trú như quy định của Luật Cư trú với các trường hợp được điều động, tuyển dụng đến làm việc tại cơ quan, tổ chức hưởng lương từ ngân sách Nhà nước, làm việc theo hợp đồng làm việc, hợp đồng lao động không xác định thời hạn, về ở cùng với người thân hoặc trước đây từng có hộ khẩu trong nội thành.
Những trường hợp khác muốn đăng ký thường trú ở nội thành phải tạm trú liên tục tại nội thành từ 3 năm trở lên, có nhà ở thuộc sở hữu của mình hoặc nhà thuê ở nội thành của tổ chức, cá nhân có đăng ký kinh doanh nhà ở, bảo đảm các điều kiện theo quy định của pháp luật.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, Điều 9 của Luật Thủ đô về biện pháp bảo đảm thực hiện quy hoạch quy định: Trong nội thành không mở rộng diện tích sử dụng đất và quy mô giường bệnh của các bệnh viện hiện có; không xây dựng mới khu công nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp ngoài khu công nghiệp, cụm công nghiệp, cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp; cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp không có trụ sở chính ở nội thành thì không được đặt địa điểm đào tạo trong nội thành.
Điều 16 về phát triển và quản lý nhà ở quy định: Các khu chung cư cũ, nhà cũ xuống cấp được cải tạo, xây dựng lại nhằm bảo đảm an toàn cho người sử dụng và mỹ quan đô thị. Việc cải tạo, xây dựng phải tuân thủ quy định về độ cao, mật độ dân cư, mật độ xây dựng theo quy hoạch.Trong các dự án phát triển nhà ở thương mại, khu đô thị mới phải dành tỉ lệ diện tích đất ở, nhà ở cao hơn để phát triển nhà ở xã hội so với quy định chung của cả nước.
Luật cũng cho phép HĐND thành phố Hà Nội quy định mức tiền phạt cao hơn không quá 2 lần đối với một số hành vi vi phạm hành chính trong 3 lĩnh vực văn hóa, đất đai và xây dựng. Tuy nhiên, trong Luật Thủ đô không quy định nội dung cho phép Hà Nội thu một số loại phí cao hơn trong lĩnh vực giao thông vận tải. Còn các mức thu phí cụ thể thì HĐND thành phố Hà Nội quy định cụ thể trên cơ sở hướng dẫn của Chính phủ và Bộ Tài chính theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.
Theo vietbao
Giảm 30% giá vé xe buýt nhanh cho công chức
Hà Nội đang xây dựng kế hoạch phát triển phương tiện vận tải hành khách công cộng sau khi Luật Thủ đô chính thức có hiệu lực từ 1/7/2013. Theo đó, tới đây, công chức Hà Nội khi đi làm bằng xe buýt nhanh sẽ được giảm giá vé tới 30%.
Tuy nhiên, theo Dự thảo Nghị quyết Ưu tiên phát triển hệ thống vận tải hành khách công cộng (VTHKCC) khối lượng lớn, Hà Nội khuyến khích đầu tư xây dựng, khai thác bến xe, bãi đỗ xe ô tô và các phương tiện cơ giới khác; Áp dụng công nghệ cao trong quản lý, điều hành hệ thống giao thông vận tải trên địa bàn Hà Nội, công chức chỉ được giảm giá vé khi đi xe buýt nhanh trong trường hợp cơ quan có 20 người mua vé trở lên.
Ngoài ra, để khuyến khích người dân đi xe buýt, thành phố miễn tiền vé sử dụng phương tiện vận tải hành khách công cộng khối lượng lớn cho các đối tượng là: thương binh, người có công, anh hùng lao động, anh hùng lực lượng vũ trang, đại biểu quốc hội, người khuyết tận, trẻ em dưới 6 tuổi. Hà Nội cũng dự kiến giảm 50% giá vé tháng đối với các đối tượng là học sinh, sinh viên, công nhân các khu công nghiệp, người cao tuổi khi đi xe buýt nhanh.
Hạ tầng phục vụ hệ thống VTHKCC thiếu và bất cập
Theo đánh giá của đại diện Sở Giao thông vận tải Hà Nội, thực tế, hạ tầng phục vụ hệ thống VTHKCC của Hà Nội đang rất bất cập và thiếu hụt. Các loại hình vận tải khối lượng lớn, tiên tiến như xe buýt nhanh (BRT), tàu điện ngầm (Metro), đường sắt trên cao đang trong giai đoạn đầu tư xây dựng, chưa được đưa vào khai thác sử dụng. Hạ tầng xe buýt phát triển chưa được đồng bộ.
Sau khi Luật Thủ đô có hiệu lực từ 1/7/2013, công chức Thủ đô có thể được đi xe buýt nhanh giảm giá 30%.
Điểm đầu cuối xe buýt tạm bợ chủ yếu đỗ bên lề đường, bãi đất lưu không..., vốn không được quy hoạch sử dụng cho hoạt động xe buýt nên không thể đầu tư xây dựng các hạng mục phụ trợ hoạt động xe buýt. Trên địa bàn TP hiện cũng mới có 350/1800 điểm dừng xe buýt được lắp đặt nhà chờ phục vụ khách. Các khu đô thị, trung tâm thương mại, khu vui chơi... chưa có quy hoạch quỹ đất dành cho hạ tầng VTHKCC.
Mặt khác, đường dành riêng cho xe buýt còn thiếu, toàn thành phố đến nay mới có 5km đường ưu tiên cho xe buýt trên quốc lộ 6; Phương tiện VTHKCC phải hoạt động trong dòng giao thông hỗn hợp làm giảm tốc độ chạy xe, giảm hiệu quả khai thác.
"Mặc dù thành phố đã có nhiều chính sách ưu tiên khuyến khích người dân tham gia sử dụng phương tiện VTHKCC nhưng người dân tham gia không cao nên ít tác dụng hạn chế phương tiện cá nhân. Hiện chỉ có học sinh, sinh viên hay đi xe buýt", đại diện Sở Giao thông vận tải Hà Nội cho biết.
Xây dựng hàng loạt cơ chế để phát triển phương tiện vận tải công cộng
Theo Dự thảo Nghị định, để khắc phục các vấn đề trên, thành phố đang chủ trương xây dựng một loạt cơ chế chính sách khuyến khích nhằm tạo "cú huých" để phát triển VTHKCC. Đó là, ưu tiên bố trí quỹ đất và đầu tư xây dựng hạ tầng phục vụ hệ thống VTHKCC như: đề pô, trạm trung chuyển, ga đường sắt đô thị, điểm dừng đỗ, đường dành riêng cho xe buýt. Các phương tiện sử dụng hạ tầng phục vụ hệ thống VTHKCC phải là các phương tiện có chất lượng cao, hiện đại, đáp ứng công nghệ tiên tiến và đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường. Niên hạn sử dụng đối với xe buýt, xe buýt nhanh (BRT) không quá 7 năm.
Thành phố lập các trung tâm quản lý, điều hành giao thông chung và các trung tâm hạ tầng phục vụ hệ thống VTHKCC theo từng loại hình. Từng bước triển khai xây dựng hệ thống vé điện tử dùng chung cho các loại hình hạ tầng phục vụ hệ thống VTHKCC khối lượng lớn trên địa bàn.
Theo vietbao
Hà Nội: Mức phạt hành chính sẽ cao gấp 2 lần nơi khác " Bắt đầu từ đầu tháng 7, cá nhân, tổ chức bị xử phạt, bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp chứng minh mình không vi phạm hành chính; Mức phạt hành chính ở Thủ đô sẽ cao gấp 2 lần các nơi khác; Tăng thời gian đào tạo...