Tâm trạng thất thường cảnh báo 9 bệnh này, đi khám ngay!
Bạn có tin không, tâm trạng không chỉ là biểu hiện của cảm xúc, nhưng có khi nó cũng báo động những bệnh nghiêm trọng, theo Best Life.
Nếu bạn có tâm trạng thất thường, có thể liên quan đến một số bệnh như: bệnh tim, bệnh phổi, tiểu đường, cường giáp, suy giáp, Parkinson, Alzheimer, thoái hóa thần kinh Huntington và rối loạn tiêu hóa – ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Khi nghĩ đến bệnh nghiêm trọng, mọi người thường nghĩ rằng phải có triệu chứng rõ ràng về bệnh lý.
Nhưng thực tế, có khi tâm trạng thất thường và thay đổi tâm trạng có thể là dấu hiệu nhận biết nhiều bệnh nguy hiểm, như:
1. Cảm giác tuyệt vọng: Bệnh tim
Cảm thấy như một điều cực xấu sắp xảy ra – có thể là dấu hiệu của bệnh tim hoặc cơn đau tim. Thạc sĩ y khoa người Anh, Laurence Gerlis, giải thích rằng triệu chứng này là hậu quả của việc thiếu ô xy lên não.
Và phụ nữ cần đặc biệt cẩn thận, theo Hệ thống Y tế Đại học Duke (Mỹ). Phụ nữ thường có linh cảm xấu khi họ mắc bệnh tim hoặc có nguy cơ bị cơn đau tim, theo Best Life.
2. Mất phương hướng: Bệnh phổi
Bác sĩ chuyên khoa phổi Ragheb Assaly, từ Đại học Toledo (Mỹ), cho biết bệnh nhân mắc bệnh phổi mạn tính có nguy cơ cao bị nhầm lẫn và mất phương hướng.
Ví dụ, bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, nếu bị viêm phổi hoặc nhiễm trùng, sẽ có nồng độ ô xy trong máu trở nên thấp hơn, dẫn đến triệu chứng nhầm lẫn.
3. Dễ bị kích động: Bệnh tiểu đường
Tiến sĩ Anis Rehman, từ Trường Y đại học Southern Illinois (Mỹ), cho biết sự thay đổi lượng đường trong máu khiến bệnh nhân tiểu đường dễ bị kích động. Ông nói, chú ý đến các dấu hiệu tinh tế như cáu kỉnh có thể giúp chẩn đoán và điều trị sớm bệnh tiểu đường, theo Best Life.
4. Trở nên nóng tính: Suy giáp
Video đang HOT
Nếu gần đây trở nên nóng nảy bất thường, đó có thể là dấu hiệu của bệnh suy giáp hoặc tuyến giáp hoạt động kém. Theo Tổ chức Tuyến giáp Anh, những thay đổi nhanh chóng về nồng độ hoóc môn tuyến giáp có thể gây ra cáu gắt.
Các triệu chứng khác của bệnh suy giáp gồm tăng cân, khó ngủ, rụng tóc và đổ mồ hôi.
5. Căng thẳng thần kinh: Cường giáp
Ngược lại, nhiều hoóc môn tuyến giáp lại kích thích thần kinh, nên nếu tuyến giáp hoạt động quá mức, hệ thần kinh sẽ trở nên quá tải, bác sĩ nội tiết người Mỹ, Marie Bellantoni, lưu ý. Đó là lý do tại sao nhiều người bị cường giáp cảm thấy căng thẳng, bồn chồn và lo lắng, đôi khi khó tập trung và tim đập nhanh.
Xét nghiệm máu có thể dễ dàng phát hiện bệnh này.
6. Thay đổi tâm trạng: Bệnh về đường tiêu hóa
Theo bác sĩ Heather Hagen, từ Học viện Newport (Mỹ), các bệnh đường ruột có thể gây thay đổi tâm trạng và thậm chí trầm cảm, theo Best Life.
Nhiều người bị cường giáp cảm thấy căng thẳng, bồn chồn và lo lắng, đôi khi khó tập trung và tim đập nhanh – ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Trường Y Johns Hopkins (Mỹ) giải thích, nguyên nhân là do não và ruột tương tác vô cùng chặt chẽ. Khi rối loạn tiêu hóa gây kích ứng đường tiêu hóa, điều này sẽ “gửi” các tín hiệu đến hệ thần kinh trung ương để kích hoạt thay đổi tâm trạng.
7. Trầm cảm và tâm trạng thất thường: Bệnh Parkinson
Trầm cảm và thay đổi tâm trạng là dấu hiệu phổ biến của bệnh Parkinson. Do thiếu dopamine, một chất dẫn truyền thần kinh tạo cảm giác dễ chịu. Khi các tế bào sản xuất dopamine trong não chết đi, nó sẽ ảnh hưởng đến cả chuyển động và tâm trạng của bệnh nhân.
8. Uể oải: Bệnh Alzheimer
Các nhà nghiên cứu của Đại học bang Kent (Mỹ) cho biết: “Sự uể oải, hoặc mất động lực là hành vi phổ biến nhất trong bệnh Alzheimer nhưng lại ít được công nhận”. Sự thay đổi tâm trạng này đi đôi với những thay đổi nhận thức mà bệnh nhân Alzheimer trải qua.
9. Dễ bị kích động: Bệnh thoái hóa thần kinh Huntington
Theo nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Psychiatry Research, cáu kỉnh là một triệu chứng phổ biến của bệnh Huntington. Huntington gây ra sự suy giảm và làm các tế bào não chết. Tổn thương não lại càng làm cho bệnh nhân càng cáu kỉnh và bộc phát cảm xúc, theo Best Life.
Bướu giáp có nên mổ không?
Trong thăm khám hàng ngày đây là câu hỏi rất hay gặp và nhiều bệnh nhân đôi khi chưa được tham vấn kỹ đã vội vàng quyết định xin mổ bướu giáp.
Trong thực tế nhiều bệnh nhân không nhất thiết phải mổ, vì vậy những thông tin sau đây giúp bệnh nhân có thể tự đưa ra quyết định là có nên mổ hay không.
Đầu tiên, bác sĩ sẽ khuyến cáo bệnh nhân nếu có bướu cổ hay còn gọi là bướu giáp thì nên được thăm khám tại các cơ sở y tế có chuyên khoa Nội Tiết, vì chỉ có bác sĩ chuyên khoa nội tiết mới có thể tham vấn cho bệnh nhân một cách tối ưu nhất.
Nội dung trong bài này đề cập đến bướu bình giáp (xét nghiệm chức năng tuyến giáp TSH, FT4 bình thường) có nhân hay không có nhân trên siêu âm chẩn đoán. Còn bướu giáp có chức năng thay đổi còn gọi là cường giáp hay suy giáp (có sự tăng hay giảm TSH, FT4) và bướu giáp chìm ( bướu giáp thòng ) sẽ trình bày trong những bài viết khác.
Bướu bình giáp được chia làm 2 loại:
Bướu giáp nhân: siêu âm có một (bướu giáp đơn nhân) hay nhiều nhân (bướu giáp đa nhân) với kích thước khác nhau, kích thước của nhân giáp được xác định bằng siêu âm. Một số trường hợp kích thước bướu giáp không to ra, chỉ có thay đổi mô giáp bên trong, nên chỉ có thể xác định nhân giáp trên siêu âm.
Bướu giáp không nhân: không có nhân trên siêu âm chỉ có thể tích tuyến giáp to ra, kích thước to này có thể nhìn thấy bằng mắt thường hay siêu âm.
Tại sao phải phân ra là bướu nhân hay không nhân, vì xử trí là có khác nhau.
Khi nào có chỉ định mổ bướu giáp?
Tùy từng trường hợp mà các bác sĩ có chỉ định cụ thể, thông thường những bệnh nhân sau sẽ được chỉ định mổ bướu giáp:
Bướu giáp nhân, mà nhân này chẩn đoán xác định là nhân ác tính (ung thư). Chẩn đoán nhân ác tính bằng sinh thiết.
Bướu giáp nhân, mà kết quả sinh thiết không ác tính nhưng nghi ngờ ác tính (tế bào học hay trên siêu âm).
Bướu giáp nhân mà tiền sử gia đình trực hệ có người bị ung thư (K) giáp.
Bướu giáp đủ lớn gây chèn ép, gây triệu chứng cho bệnh nhân: Triệu chứng gây ra do bướu giáp chứ không phải bệnh nhân bị viêm họng, đau cột sống cổ, bị trào ngược, vv,... rồi vô tình đi khám có bướu cổ rồi qui kết triệu chứng đó là do bướu cổ và nghĩ là phải mổ
Vấn đề thẩm mỹ (mong muốn của bệnh nhân).
Như vậy, nếu như bệnh nhân không rơi vào những chỉ định trên thì việc bệnh nhân quyết định mổ là thật sự không nên. Riêng chỉ định mổ phục vụ cho vấn đề thẩm mỹ đứng về góc độ chuyên môn chúng tôi khuyến cáo bệnh nhân nên cân nhắc.
Các biến chứng có thể xảy ra khi mổ bướu giáp
Chảy máu vùng cổ, có thể gây bướu máu
Nhiễm trùng
Thay đổi giọng nói (khàn tiếng) do tổn thương thần kinh quặt ngược thanh quản, tổn thương này có thể do viêm, do mô giáp chèn, do thiếu máu nuôi, có thể phục hồi trong vòng 6 tháng. Nếu trên 6 tháng vẫn chưa phục hồi rất có thể tổn thương vĩnh viễn.
Suy tuyến cận giáp gây ra các triệu chứng của hạ canxi máu (tê mặt, miệng, tứ chi, co cơ,...). Hạ canxi máu này do tổn thương 4 tuyến cận giáp (chức năng điều hòa canxi máu) có thể tạm thời do thiếu máu nuôi hay vĩnh viễn do cắt mất 4 tuyến cận giáp. Khi hạ canxi máu có triệu chứng, bệnh nhân nên được đưa đến bệnh viện ngay để bác sĩ xử trí kịp thời.
Suy giáp: Là biến chứng hay gặp nhất, nếu bị cắt hoàn toàn hay gần hoàn toàn tuyến giáp thì việc bị suy giáp vĩnh viễn là điều khó tránh khỏi (vì đã mất hết mô giáp). Với biến chứng này, bệnh nhân có thể sẽ dùng thuốc hormon giáp đến suốt đời.
Như đã phân tích trên, việc mổ hay không mổ đã có chỉ định cụ thể và rõ ràng. Từ đó, bệnh nhân có thể tự đưa ra được quyết định của mình.
BS. CK1. Trương Đức An
4 dấu hiệu trên móng tay "chỉ điểm" trong người bạn đang có mầm bệnh Móng tay ngoài việc tôn thêm vẻ đẹp cho phái nữ còn là một cơ quan cảnh báo bệnh tật thông qua 4 dấu hiệu này. Một số vấn đề sức khỏe mà móng tay có thể cảnh báo thường là tình trạng suy nhược hay thậm chí là bệnh gan, phổi. Mới đây, ông Chris Steele - bác sĩ nội trú với...