Tâm thư từ phóng viên ảnh tới Panasonic: Lên Full-frame nhưng đừng bỏ người dùng Micro 4/3 nhé!
Tham gia cuộc chiến Full-frame, nhưng vẫn mong rằng Panasonic đừng từ bỏ ‘đứa con ruột’ là hệ thống máy Micro 4/3.
Chú thích: Micro 4/3 chỉ các dòng máy ảnh có cảm biến nhỏ hơn APS-C và Full-frame. Dòng máy này có ngàm gắn ống kính được sử dụng bởi Panasonic, Olympus, Xiaomi, Kodak và nhiều hãng máy ảnh khác, nên đã phát triển rất mạnh trong 10 năm qua.
*Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả Amos Chapple
Thực sự tôi chưa bao giờ cảm thấy buồn khi một hãng máy ảnh ra sản phẩm mới cho tới bây giờ, khi Panasonic công bố sẽ phát triển hệ thống máy ảnh Full-frame với Leica và Sigmavì bỗng nhiên tương lai của dòng máy ảnh M4/3 mà hãng đã sản xuất bấy lâu nay tối hơn bao giờ hết!
Người người dân trẻ tuổi tại đất nước Armenia chụp ảnh selfie trước công an chống biểu tình. Chụp bằng máy Lumix GX8 với ống kính 12-35mm.
Tôi đã sử dụng dòng máy M4/3 của Panasonic ngay từ khi hãng ra dòng sản phẩm đầu tiên mang tên Lumix G1 từ 10 năm trước, và dòng máy này có một điểm yếu cố hữu là khả năng khử nhiễu khi chụp tối yếu.
Video đang HOT
Một người dân miền núi đang trông lũ cừu của mình trong một cuộc di cư. Chụp bằng máy Lumix GX6 với ống kính 15mm.
Ngoại trừ yếu điểm này, thì tất cả các tính năng khác đều hoàn hảo với yếu tố công việc của tôi – một nhiếp ảnh gia phóng sự. Những chiếc máy M4/3 này rất nhỏ gọn, nên tôi có thể chụp được những bức ảnh tự nhiên nhất mà không bị ai nhận ra, ví dụ như kẻ buôn lậu ngà voi ở ảnh dưới; hệ thống lấy nét của máy rất nhanh; cùng với khả năng sạc bằng cổng USB giúp tôi có thể đi rừng suốt 2 ngày với chỉ 2 viên pin và 1 sạc dự phòng; máy được tích hợp Wifi để có thể chuyển ảnh qua smartphone để đăng lên mạng xã hội một cách nhanh chóng; và cuối cùng là độ bền không thua kém các máy DSLR (trong 10 năm sử dụng máy ảnh Micro 4/3, tôi chỉ bị hỏng máy đúng 1 lần khi bị dính bão). Theo tôi, đây là một hệ thống máy ảnh có rất nhiều ưu điểm!
Một người săn ngà voi trái phép đang đem sản phẩm của mình đi bán. Chiếc ngà voi này nặng với 65kg và có trị giá lên tới $34,000! Chụp bằng máy Lumix GX8 với ống kính 12-35mm
Và đối với tôi, như vậy là quá đủ! Suốt 10 năm tôi sử dụng dòng máy này trong khi các đồng nghiệp vẫn cố gắng theo các dòng máy cao cấp hơn với cảm biến Full-frame. Tôi nghĩ rằng nếu như thể hiện được chất lượng ảnh của mình tốt, thì sẽ có người theo tôi, nhưng không, cấu hình máy ảnh đôi khi được coi trọng hơn thành phẩm.
Một người phụ nữ dạo bước tại trung tâm thành phố Bukhara lúc hoàng hôn. Chụp bằng máy Lumix GX9 với ống kính 12-35mm.
Và có lẽ đó chính là điểm yếu lớn nhất của dòng máy Micro 4/3, giới báo chí không muốn thử nên họ không biết rằng chúng tốt như thế nào. Thay vào đó, họ bỏ số tiền lớn ra để chạy theo công nghệ, chạy theo Full-frame vì đó là ‘tiêu chuẩn’, là những gì ‘một nhà báo cần phải có’.
Một nữ sinh trẻ đang đợi xe bus để tới trường tại Yakutsk. Chup bằng máy GH2 với ống kính 20mm.
Vì là một hệ thống máy ảnh không gương lật, nên Micro 4/3 có rất nhiều lợi thế so với DSLR, trogn đó có tính nhỏ gọn, di động. Và các máy không gương lật Full-frame đã mất dần đi lợi thế này, khi mà máy càng ngày càng phải to ra, và các ống kính cũng không thể thiết kế nhỏ lại được. Trái lại, các máy M4/3 đều có thiết kế vừa vặn, cùng với đó là hệ thống ống kính khẩu độ lớn nhưng chỉ cầm lọt trong lòng bàn tay.
Các ống kính mới dành cho hệ thống S-line Full-frame mới của Panasonic
Tôi chúc cho Panasonic thành công trong ‘thương vụ’ Full-frame, và có thể cạnh tranh được với các hãng khác. Nhưng tôi thực sự muốn họ đừng bỏ quên ‘đứa con’ Micro 4/3, đây là một dòng máy rất tuyệt vời, nhưng bị ‘vùi lấp’ bởi những thông số, những lời quảng cáo của các hãng làm máy ảnh Full-frame mà thôi!
Về tác giả: Amos Chapple là phóng viên ảnh cho tạp chí Kiwi của New Zealand, hiện đang sinh sống tại châu Âu. Anh tham gia tờ báo này vào năm 2003, và sau đó 2 năm thì tham gia chương trình UNESCO World Heritage để chụp ảnh phóng sự trên toàn Thế giới. Bài viết này là ý kiến cá nhân của anh được đăng tải tại Petapixel.
Theo Genk
Panasonic tham gia cuộc chiến mang tên mirrorless full-frame
Nikon trong tháng 8 vừa qua đã cho ra mắt bộ đôi mirrorless full-frame đầu tiên Z6 và Z7 của mình trong kỷ nguyên máy ảnh kỹ thuật số.
Ngay sau đó, Canon cũng đã rục rịch ra mắt EOS R, dòng máy ảnh không gương lật cảm biến full-frame, có thể cảm nhận rằng MRL đang là tương lai và lựa chọn cho xu hướng phát triển của thị trường máy ảnh nói chung trong thời gian sắp tới. Và cũng rất nhanh thôi, người khởi nguồn cho máy ảnh mirrorless, Panasonic cũng sẽ quay trở lại thị trường này với một sản phẩm mang cảm biến full-frame.
Chiếc GH5 với ngàm gắn kết mới cùng cảm biến lớn hơn
Sau 10 năm ra mắt những chiếc máy mirrorless đầu tiên, đến nay với Panasonic vẫn không có quá nhiều đột phát trong thị trường máy ảnh không gương lật. Song sự tham gia bất ngờ của cả 2 ông lớn trong làng máy ảnh, Nikon và Canon cùng sự phát triển không ngừng ở từng phân khúc của Sony và Fuji trong thị trường này khiến Panasonic không thể ngồi yên. Những thông tin về một máy ảnh không gương cảm biến full-frame mang nhãn hiệu Panasonic đã bắt đầu xuất hiện.
Việc sử dụng cảm biến lớn hơn cùng ngàm ống kính SL hoàn toàn khả thi trên GH5 khi thiết kế của Panasonic dương như đã chuẩn bị sẵn cho điều này.
Sự trở lại lần này của Panasonic rất đáng chờ đợi khi các dự đoán cho rằng hãng sẽ tiếp tục kết hợp cùng Leica hoặc Olympus trong những sản phẩm mới của mình. Rất có thể chiếc máy không gương cảm biến lớn của Panasonic sẽ mang ngàm ống kính giống như của Leica SL. Ưu điểm tất nhiên là tận dụng lại được bộ 6 ống kính chất lượng cực cao của dòng SL, song nhược điểm về giá sẽ khiến không ít người phải chùn chân.
Panasonic và Leica đã là những đối tác quen thuộc từ lâu.
Dù được coi là hãng đầu tiên khởi động cho thị trường máy ảnh MRL, song thực chất bây giờ, với sự tham gia của hầu hết những tên tuổi lớn trong làng máy ảnh, cuộc chiến máy ảnh không gương lật full-frame mới bắt đầu. Cụ thể những mẫu thử đầu tiên của Panasonic sẽ được giới thiệu vào 25 tháng 9 tới đây, trước dịp hội chợ Photokina 2018, tại Đức 1 ngày. Và dự đoán chiếc máy này sẽ chính thức ra mắt trong nửa đầu năm 2019.
Theo 43rumors
Sau 6 năm, Kodak mới sản xuất lại phim Ektachrome Sau một thời gian khá dài, Kodak cuối cùng cũng đã giới thiệu phim Ektachrome và sẽ chuyển hàng đi khắp thế giới. Sau 5 năm gỡ khỏi các kệ hàng, Kodak hiện đã tin rằng nhu cầu cho phim màu 35mm đã đủ lớn để có thể đưa chúng trở lại. Động thái này có vẻ làm hài lòng người hâm mộ...