Tâm thư nông dân: Trang trại 70 tỷ đồng cũng không được thế chấp

Theo dõi VGT trên

Không riêng ông Tô Hiến Thành ở Bắc Giang rơi vào tình cảnh khó khăn trong việc vay vốn để mở rộng sản xuất, trao đổi với NTNN/Dân Việt, rất nhiều nông dân khác cũng bày tỏ muốn gửi “tâm thư” đến các vị trưởng ngành để bày tỏ bức xúc về điểm nghẽn vay vốn sản xuất nông nghiệp hiện nay.

Hai rào cản cũ

Tương tự Hợp tác xã (HTX) Trường Thành do Tô Hiến Thành làm Giám đốc ở Bắc Giang, hiện HTX Hoàng Long ở xã Tân Ước, huyện Thanh Oai (Hà Nội) có quy mô hoạt động bài bản nhưng cũng đang gặp khó khăn do thiếu vốn. Ông Nguyễn Trọng Long – Giám đốc HTX Hoàng Long cho biết, đầu những năm 2000 anh rủ thêm 4 người là anh em, bạn bè cùng chung chí hướng góp vốn xây dựng trang trại nuôi lợn với diện tích 2,2ha – đây vốn đất là cánh đồng trũng ở Tri Lễ, xã Tân Ước.

Tâm thư nông dân: Trang trại 70 tỷ đồng cũng không được thế chấp - Hình 1

Theo ông Long(thứ hai từ trái), sản xuất theo chuỗi là hướng đi đúng đắn, giúp nông dân làm chủ được thị trường tiêu thụ. Tuy nhiên để làm chuỗi này, nông dân cần phải có nhiều vốn. Ảnh: Hải Đăng

Để có vốn đầu tư, các thành viên trong HTX buộc phải thế chấp sổ đỏ của gia đình để vay. Trong khi đó, giá trị thực tế của trang trại HTX lên đến 70 tỷ đồng (gồm hệ thống chuồng trại, dây chuyền chế biến thức ăn, giế.t mổ, kho bảo quản…. có giá trị 50 tỷ đồng) thì lại không được dùng để thế chấp do chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất”. Ông Nguyễn Trọng Long

Ban đầu hoạt động mô hình Tổ hợp tác chăn nuôi (từ năm 2007), tiếp đó phát triển lên HTX (năm 2013). Đến nay, HTX đã chủ động chăn nuôi theo chuỗi từ đầu vào (con giống, thức ăn) đến giế.t mổ, chế biến và tiêu thụ. HTX áp dụng quy trình chăn nuôi sinh học, được Bộ NNPTNT cấp chứng nhận trại chăn nuôi an toàn và Cục Sở hữu trí tuệ cấp chứng nhận thương hiệu, nhãn hiệu xanh dương “A-Z”.

“HTX đầu tư dây chuyền phối trộn thức ăn sinh học gồm các loại gạo, cám, mì, ngô, đỗ tương được ủ lên men trong 24 giờ. Với quy mô đàn lợn 430 con nái, gần 4.000 lợn thương phẩm, HTX đã chủ động khoảng 80% thức ăn. Ngoài ra, HTX còn đầu tư hệ thống giế.t mổ, chế biến và bảo quản đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Theo đó, khi đạt trọng lượng tiêu chuẩn, lợn thịt được giế.t mổ và chế biến ngay tại trang trại. Cụ thể, lợn được giế.t mổ trong nhà lạnh, sau đó đưa vào kho bảo quản ở nhiệt độ 0-4 độ C trong 8 giờ đồng hồ rồi mới đem ra lóc thịt thành phẩm. Sẵn địa phương có truyền thống làm giò chả nổi tiếng, một phần thịt lợn được xay, chế biến thành giò, chả, xúc xích ngay tại chỗ”- ông Long cho biết.

Theo ông Long, chuỗi A – Z của HTX Hoàng Long đi vào hoạt động vào thời điểm cuối năm 2016, cũng là lúc giá lợn hơi giảm sâu nhất trong lịch sử. Qua hệ thống cửa hàng thực phẩm A – Z, hiện tại HTX chủ động tiêu thụ được trên 30% sản lượng lợn đơn vị nuôi ra mỗi tháng.

Ông Long bộc bạch: “Có thể thấy, chăn nuôi theo chuỗi, nông dân phần nào chủ động được thị trường tiêu thụ, ít phải phụ thuộc thương lái. Tuy nhiên, để chăn nuôi theo chuỗi gắn sản xuất với giế.t mổ, chế biến, tiêu thụ thì cần có vốn, thậm chí là rất nhiều vốn”.

Theo tìm hiểu của các thành viên HTX Hoàng Long, Nhà nước có nhiều chính sách đầu tư cho nông nghiệp, nhất là các mô hình kinh tế tập thể theo chuỗi giá trị. Nhưng người nông dân rất khó tiếp cận các gói tín dụng ưu đãi cho nông nghiệp do 2 rào cản. Thứ nhất là tài sản thế chấp, cụ thể là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trang trại. Vấn đề thứ hai là giá trị tài sản trên đất định giá quá thấp so với thực tế.

“Hai rào cản này không mới, chúng tôi cũng kiến nghị nhiều nhưng vẫn chưa được xem xét giải quyết. Đơn cử đất của trang trại của HTX là vốn là đất ruộng chuyển đổi của các thành viên trong HTX, không phải thuê hay mua bán. Để tiện cho công việc, các thành viên HTX đã đồng thuận chuyển về 1 chủ hộ. Từ khi dồn điền đổi thửa năm 2014, HTX đã xin làm thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng phải đến đầu năm 2017 mới làm xong thủ tục và đang chờ cấp giấy. Trong khi đó, cho vay phát triển nông nghiệp nhưng hầu hết các ngân hàng đều đòi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Để có vốn đầu tư các thành viên trong HTX buộc phải thế chấp sổ đỏ thổ cư của gia đình để vay. Trong khi đó, giá trị thực tế của trang trại HTX lên đến 70 tỷ đồng (gồm hệ thống chuồng trại, dây chuyền chế biến thức ăn, giế.t mổ, kho bảo quản…) lại không được dùng để thế chấp do chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất” – anh Long trình bày.

Cần “cởi trói” về đất đai

Video đang HOT

Tương tự, ông Đặng Đình Tiên – chủ trang trại gà Tiên Viên (huyện Chương Mỹ, Hà Nội) cũng gặp khó khăn về vay vốn. Ông Tiên trình bày, giá trị thực tế của trang trại gà đạt trên 50 tỷ đồng nhưng đất trang trại thuê theo hợp đồng 5 năm thì không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; chuồng trại chăn nuôi được định giá rất thấp, nên chỉ được vay 600 triệu đồng.

“Để tháo gỡ rào cản về thiếu tài sản thế chấp thì chính sách về đất đai cần được cởi trói, trong đó chính quyền địa phương cần tạo điều kiện cho nông dân thuê đất trang trại từ 10 đến 20 năm thay vì thời hạn 5 năm như hiện nay, giúp các chủ trang trại có đủ thời gian xây dựng và phát triển, từ đó tăng giá trị tài sản thế chấp vay vốn ngân hàng” – ông Tiên đề nghị.

Đồng quan điểm với ông Tiên, ông Nguyễn Trọng Long cho rằng, để giải quyết vốn vay cho sản xuất nông nghiệp, nông thôn còn cần sự quan tâm chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp. “Thực tế cho thấy, ở đâu cấp ủy chính quyền địa phương quan tâm đẩy mạnh việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi và hoàn thiện các thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận trang trại thì ở đó nông dân được tiếp cận nguồn vốn ngân hàng dễ dàng hơn” – ông Long nhấn mạnh.

Đối với các ngân hàng thương mại, ông Long cho rằng cần có tổ chức chính trị – xã hội như Hội ND đứng ra tín chấp cho nông dân vay vốn qua các tổ nhóm, HTX. Ví dụ, Ngân hàng NNPTNT cần tăng cường cho vay thông qua các tổ nhóm liên kết, nâng mức cho vay và đơn giản các thủ tục để nông dân dễ tiếp cận. Đặc biệt, việc định giá tài sản đối với các trang trại cũng cần được thực hiện sát với thực tế để không ảnh hưởng đến nhu cầu vay vốn của các hộ dân.

Thủ tục vay ngày càng khó Tôi và nhiều hộ dân khác trong 2 tổ hợp tác đều vay tiề.n “ nóng” từ bên ngoài. Nguyên nhân là do việc chăn nuôi gần đây gặp nhiều khó khăn về đầu ra và trong khi vay tiề.n từ phía ngân hàng gặp nhiều khó khăn. Trước đây, chúng tôi vay vốn rất dễ nhưng hiện nay khó khăn hơn nhiều, không những thủ tục vay khó mà thời gian đáo hạn cũng bị rút lại, hiện chỉ còn 6 tháng thay vì 1 năm như trước. Gia đình tôi đã vay “nóng” bên ngoài khoảng 400 triệu đồng, hàng tháng phải trả khoảng 20 triệu đồng. Giá lợn hiện chỉ còn 3 triệu đồng/tạ nên tôi đang chưa biết làm sao để trả nợ vay và tiề.n lãi”. Ông Nguyễn Văn Bé Chín – Tổ trưởng Tổ hợp tác chăn nuôi lợn VietGAP (xã Cẩm Sơn, huyện Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre) Người nuôi lợn phải “tự cứu” Trước đây, tôi vay vốn cũng dễ nhưng đợt giá lợn giảm vừa qua, tôi có nhu cầu vay khoảng 800 triệu đồng mua thức ăn chăn nuôi thì không vay được. Gia đình tôi phải tự cứu mình bằng cách mổ thịt lợn, bán cho bà con hàng xóm, phần còn lại đem ra TP. Vĩnh Long bán với giá bình ổn. Nhờ chính quyền địa phương tạo điều kiện, mỗi ngày, gia đình tôi mổ từ 3-4 con lợn. Hiện trong trại nuôi của tôi vẫn còn tồn 1.300 con lợn lớn nhỏ”. Bà Huỳnh Thị Nâu (ấp Phú Thạnh B, xã Nhơn Phú, huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long) Huỳnh Xây (ghi)

Theo Danviet

Phi lý: Nông dân chịu lãi suất "cắt cổ" 36%, ngân hàng "ế" vốn

Chuyện ông Tô Hiến Thành ở Hiệp Hòa, Bắc Giang- Nông dân Việt Nam xuất sắc trong nuôi lợn hữu cơ với doanh thu 12-13 tỷ đồng mỗi năm song vẫn không vay được vốn tín dụng từ ngân hàng, phải đi vay tín dụng đen không còn là câu chuyện của riêng ông.

Trong khi người nông dân phải chịu lãi suất cao khi vay "tín dụng đen" từ 24-36%, thì có thực tế là nhiều ngân hàng lại "ế" vốn. Phóng viên NTNN/Dân Việt đã trao đổi với TS Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính, ngân hàng xung quanh vấn đề này.

Phi lý: Nông dân chịu lãi suất cắt cổ 36%, ngân hàng ế vốn - Hình 1

Nông dân rất cần vốn để sản xuất nông nghiệp công nghệ cao . (Ảnh: Mai Vinh/Tuổi Trẻ)

Rất ít ngân hàng hiểu về nông nghiệp

Thưa ông, Nghị định 55 thay thế, bổ sung việc các đối tượng được vay không cần tài sản bảo đảm, không phải làm thủ tục thế chấp vẫn được vay vốn từ 500 triệu đến 3 tỷ đồng. Song trên thực tế, không nhiều doanh nghiệp (DN), hợp tác xã (HTX) có thể tiếp cận với nguồn vốn tín dụng, còn ngân hàng cho vay rơi vào tình trạng "ế" vốn. Theo ông, đâu là nguyên nhân dẫn tới thực trạng nêu trên?

- Trên thực tế việc người nông dân (ND) gặp khó trong vay vốn có rất nhiều nguyên nhân. Thứ nhất, cho vay nông nghiệp là một loại hình cho vay đặc thù, không phải ngân hàng nào cũng cho vay nông nghiệp được. Chỉ những ngân hàng hiểu về nông nghiệp, nắm rõ chu kỳ sản xuất nông nghiệp, hiểu người ND và những yếu tố ảnh hưởng tới sản xuất - kinh doanh nông nghiệp mới dám cho vay.

Việc cho vay nông nghiệp chỉ có thể được thực hiện bởi một số ngân hàng chuyên cho vay nông nghiệp. Vấn đề này không chỉ tồn tại ở Việt Nam, mà còn ở Mỹ. Hàng chục năm tôi làm việc trong ngành ngân hàng ở Mỹ, nhưng thấy rất ít ngân hàng hiểu về nông nghiệp và cho vay nông nghiệp.

Thứ hai, cho vay nông nghiệp luôn tồn tại nhiều rủi ro. Về phía các ngân hàng, ở đâu cũng vậy, họ cần những tài sản thế chấp mới quyết định cho vay. Trong khi ở Việt Nam, không nhiều ND có tài sản thế chấp.

Quy định trong Nghị định 55 yêu cầu người vay vốn phải nộp cho ngân hàng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc giấy xác nhận chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và đất không có tranh chấp do UBND cấp xã xác nhận. Nhưng phần lớn các hộ dân, HTX ở nước ta không đáp ứng được điều này. Phải chăng, quy định này dường như không phù hợp với thực trạng sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam?

Ngày 26.7, ông Tô Hiến Thành có gọi điện thông báo cho PV Báo NTNN đã được Vụ trưởng Vụ Tín dụng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam gọi điện chia sẻ. Theo đó, phía ngân hàng cũng tư vấn cho ông Thành hoàn thiện thủ tục hợp pháp cho diện tích đất mà đơn vị ông đang thuê làm trang trại, ngân hàng sẽ chấp thuận cho ông vay số vốn theo yêu cầu.

Trần Quang (ghi)

- Trở lại vấn đề vay tín chấp, người ND khó có thể vay tín chấp vì hình thức vay này được đặt dưới rất nhiều điều kiện khắt khe. Bản chất của vay tín chấp là vay không có thế chấp.

Để được vay, tình hình tài chính của người đi vay phải rất lành mạnh. Phải có báo cáo tài chính độc lập, được kiểm toán độc lập. Ngoài ra, những DN đi vay tín chấp là những DN làm ăn có lời trong thời gian rất dài.

Điều này những ND, HTX nông nghiệp khó có thể đáp ứng được. Việc vay tín chấp thực tế chỉ là hô hào, rất ít DN nông nghiệp có thể vay được vay tín chấp, trừ những doanh nghiệp lớn của Nhà nước.

Còn với vay thế chấp, quỹ đất đã chia, phát rồi, sử dụng rồi mà không có sổ đỏ, cũng không có bằng chứng pháp lý chứng minh người ND có quyền sở hữu với mảnh đất thì làm sao họ có thể thế chấp mảnh đất đó. Vậy nên, người ND ở trong tình cảnh khó trăm đường.

Giải pháp ở đây là các ngân hàng như: Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng NNPTNT vốn hiểu về người ND, nông nghiệp, lại được Chính phủ hỗ trợ sẽ áp dụng những chính sách của Chính phủ để cho vay.

Ngân hàng khắt khe đẩy người ND tới tín dụng đen

Nhiều ND mong muốn họ được thế chấp bằng tài sản "tĩnh" trên đất như thiết bị, chuồng trại, nhà xưởng hay tài sản "động" (vật nuôi, cây trồng) để được vay vốn? Vì sao các ngân hàng không giải quyết vấn đề này?

- Việc tính toán giá trị thế chấp như thế nào lại tùy theo chính sách của mỗi ngân hàng. Nếu tính giá trị của đất, nên cộng thêm những tài sản trên đất với điều kiện đó là tài sản cố định như kho bãi, nhà cửa. Không thể tính những tài sản không cố định, thường xuyên lưu chuyển trên mảnh đất đó như hoa màu, vật nuôi vào giá trị của đất được.

Những tài sản được coi là động sản phải được tính riêng. Người ND có thể dùng những tài sản được coi là động sản như thóc lúa, lợn, gà... để thế chấp. Nhưng vì chúng là động sản, nên các ngân hàng cần có chính sách cho vay trên một tỷ lệ nào đó của động sản.

Cần tách biệt rõ ràng giữa bất động sản và động sản. Chỉ những tài sản cố định, nằm trên mảnh đất thế chấp mới tính vào giá trị của đất.

Việc người đứng đầu một HTX nuôi lợn hữu cơ (organic) với doanh thu 12 -13 tỷ đồng/năm, lãi 3 - 3,5 tỷ đồng/năm phải vay tín dụng đen lãi với suất từ 24 - 36%/năm như ông Tô Hiến Thành sẽ tác động như thế nào tới hoạt động sản xuất - kinh doanh của HTX và đời sống của những người ND?

- Những điều kiện cho vay khắt khe của các ngân hàng đương nhiên sẽ đẩy người ND tìm tới vay tín dụng đen. Vay tín dụng đen chắc chắn sẽ ảnh hưởng nhiều tới hoạt động sản xuất - kinh doanh của HTX, DN nông nghiệp bởi chi phí đầu tư cho nông nghiệp sẽ bị đội lên rất nhiều.

Cuối cùng, người ND có thể sẽ chẳng nhận được gì, dù lao động rất vất vả. Bởi số tiề.n họ làm ra một phần dùng để đóng thuế cho Nhà nước, một phần khác lớn hơn được dùng để trả tiề.n lãi và gốc vay tín dụng đen.

Tình trạng này, về lâu dài sẽ đẩy họ vào ngõ cụt, không lối thoát. Để giúp người ND phát triển nông nghiệp, Chính phủ cần mở rộng hoạt động tín dụng, cho vay nông nghiệp.

Chủ chương của Chính phủ khi ban hành Nghị định 55 là đúng, nhưng Chính phủ cần xây dựng những định chế tài chính chuyên về cho vay nông nghiệp.

Xin cảm ơn ông!

Chuyên gia kinh tế Lưu Bích Hồ: Cần xem xét lại Nghị định 55
Các quy định về mặt pháp lý đã có, tuy nhiên, đúng là nông dân và các hợp tác xã (HTX) tiếp cận vốn ngân hàng còn rất khó khăn. Đây là vấn đề cấp bách cần được giải quyết.

Phi lý: Nông dân chịu lãi suất cắt cổ 36%, ngân hàng ế vốn - Hình 2

Nông dân rất cần hỗ trợ để vượt qua khó khăn. Ảnh: D.V


Theo tôi, cần phải có quy định rõ ràng hơn về sở hữu đất đai và tài sản trên đất để giúp nông dân có cơ sở sử dụng tài sản thế chấp vay vốn ngân hàng. Bởi khi người ta thuê đất thì đã có quyền sử dụng đất, vấn đề đặt ra là phải cho phép họ sử dụng quyền sử dụng đất đó làm tài sản thế chấp. Còn thời gian thuê và giá trị đất bao nhiêu thì ngân hàng có thể xem xét và định giá, giá trị tài sản như thế nào. Đặc biệt là tài sản trên đất cũng được các hộ dân và HTX đầu tư rất lớn nên cần phải tách biệt, đán.h giá tài sản trên đất và chứng nhận tài sản này.

Hiện tại, Bộ NNPTNT đang được giao cấp chứng nhận quy định tài sản trên đất nhưng theo đán.h giá việc triển khai vẫn còn quá chậm. Vấn đề đất đai, tài sản trên đất đang là vấn đề nóng, không thể triển khai ngay một sớm, một chiều nhưng cũng đã tới lúc cần có quy định rõ ràng và sớm cấp chứng nhận cho nông dân. Tôi cho rằng, những vấn đề này nếu chỉ riêng Bộ NNPTNT sẽ không giải quyết được mà cần phải có sự phối hợp với các bộ, ngành có liên quan như Bộ TNMT, NHNN cùng chung tay tháo gỡ vướng mắc.

Đã có nhiều chính sách cho vay phát triển nông nghiệp nông thôn như Nghị định 55 nhưng đúng cũng phải xem xét lại các quy định trong nghị định này. Cụ thể như định mức cho vay, các điều kiện cho vay... thực tế, nói là cho vay tín chấp nhưng chẳng có mấy người vay được theo hình thức này. Còn hạn mức cho vay, từ 500 triệu đến 1 tỷ đồng cho hộ sản xuất kinh doanh và HTX, nhưng mức này cũng đã "lạc hậu" với quy mô đầu tư hiện nay vào lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Thanh Xuân (ghi)

Theo Danviet

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Cô giáo xin ủng hộ tiề.n mua máy tính: "Tôi không dỗi phụ huynh"
15:14:14 30/09/2024
Bà Nguyễn Phương Hằng xuất hiện, ủng hộ 10 tỷ đồng giúp đỡ đồng bào lũ lụt
20:10:46 29/09/2024
Bão Krathon mạnh cấp 15, sẽ đi vào Biển Đông?
13:33:26 30/09/2024
Phu nhân Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã sống một cuộc đời thanh bạch, cao đẹp
07:46:25 29/09/2024
Yêu cầu xử lý nghiêm vụ cô giáo xin phụ huynh tiề.n mua laptop
07:51:52 29/09/2024
Lũ quét, sạt lở đất tại Hà Giang khiến 5 người chế.t và mất tích
18:08:30 29/09/2024
Bão Krathon có khả năng đi vào Biển Đông trong 24 giờ tới
18:14:21 30/09/2024
Sạt lở ở Hà Giang: Tạm dừng tìm kiếm các nạ.n nhâ.n mất tích
07:04:15 30/09/2024

Tin đang nóng

Một mỹ nhân điện ảnh: Từng được Chánh Tín tán tỉnh, 74 tuổ.i vẫn có người theo đuổi
20:46:10 30/09/2024
Tại sao phát ngôn bỏ học của Negav trở thành chuỗi khủng hoảng lan rộng?
22:13:22 30/09/2024
Hiệu trưởng đã ra quyết định với giáo viên "xin hỗ trợ cái laptop"
23:13:58 30/09/2024
Negav phốt chồng phốt: Bị đào lại loạt status thô tục chấn động, đăng ảnh tr.ẻ e.m trong group bàn chuyện nhạy cảm
19:45:25 30/09/2024
Dàn sao Việt "bóc" Lý Quý Khánh
19:57:45 30/09/2024
"Nữ hoàng nộ.i y" Ngọc Trinh trở lại, khoe dáng bốc lửa hút 13 triệu lượt xem
21:35:59 30/09/2024
Anh Hằng Du Mục bị đồn LGBT liền "dỗi", bất ngờ gặp nạn vì người đặc biệt của Pu
21:32:02 30/09/2024
Xemesis đi du lịch chọn toàn resort đắt nhất Việt Nam, từ hẹn hò đến trăng mật đều không ngoại lệ
18:50:10 30/09/2024

Tin mới nhất

Nguy cơ sạt lở ở miền núi Quảng Trị đ.e dọ.a cuộc sống người dân

18:22:54 30/09/2024
Các địa phương tăng cường theo dõi diễn biến mưa lũ, cung cấp thường xuyên thông tin cảnh báo, dự báo và chỉ đạo, hướng dẫn người dân chủ động phòng ngừa, ứng phó hiệu quả với nguy cơ trượt, lở đất, đá.

Tìm kiếm người đàn ông mất tích khi chèo thuyền qua sông Lấp

18:17:38 30/09/2024
Trong lúc hai vợ chồng đang chèo thuyền đến giữa sông, ông N có biểu hiện co giật nên bất ngờ bị ngã xuống sông và bị nước cuốn trôi mất tích.

Vụ sạt lở nghiêm trọng tại Hà Giang: Gấp rút cứu người và thông tuyến giao thông

18:10:03 30/09/2024
Ông Phùng Viết Vinh, Chủ tịch UBND huyện Bắc Quang cho biết: Huyện đã hỗ trợ tiề.n cho các gia đình có người thiệ.t mạn.g, mất tích và bị thương do sạt lở đất.

Giải cứu an toàn hai du khách đi lạc trên đỉnh Langbiang

17:30:42 30/09/2024
Trong quá trình tham gia tìm kiếm người bị nạn, anh Krasan Sroan thuộc Đội an ninh của Khu du lịch Langbiang bị trượt ngã chấn thương, được lực lượng cứu nạn, cứu hộ đưa đến nơi an toàn.

Rãnh áp thấp nối với bão Krathon gây mưa giông trên Biển Đông, sóng cao tới 6m

10:50:57 30/09/2024
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hiện nay (30/9) có rãnh áp thấp có trục ở khoảng 19-22 độ vĩ Bắc nối với cơn bão Krathon lúc 7h có vị trí ở vào khoảng 20,2 độ Vĩ Bắc, 122,1 độ Kinh Đông.

Cẩu xe khách và nhiều ô tô khỏi hiện trường vụ sạt lở ở Hà Giang

10:37:35 30/09/2024
Lực lượng chức năng đã huy động cần cẩu cỡ lớn để đưa xe khách và nhiều ô tô, xe máy ra khỏi hiện trường vụ sạt lở tại xã Việt Vinh, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang.

Tài xế xe khách ở Hà Giang kể phút bất lực khi nhìn quả đồi 'đán.h úp'

10:21:38 30/09/2024
Anh Vũ Minh Hoàng (42 tuổ.i, tài xế xe khách Thanh Bằng) cho biết, lúc xảy ra sạt lở, mọi việc diễn ra quá nhanh, cả xe hoàn toàn bất lực.

Chị gái nạ.n nhâ.n vụ sạt lở: 'Em tôi mất tích khi đang giúp dân sơ tán đồ'

10:04:09 30/09/2024
Chị Phạm Thị Hiển (xã Việt Vinh, huyện Bắc Quang, Hà Giang) cho biết, em trai chị đã mất tích trong vụ sạt lở khi đang giúp dân sơ tán đồ đạc.

Người Việt tại Anh chia sẻ mất mát với đồng bào chịu thiệt hại do bão số 3

10:01:53 30/09/2024
Các hội đoàn khác cũng nhanh chóng trao tặng số tiề.n quyên góp với mong muốn hỗ trợ kịp thời tới những người bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi bão Yagi.

Hà Nội: Cháy lớn tại nhà xưởng sản xuất trong đêm, xuất hiện nhiều tiếng nổ

08:00:16 30/09/2024
Lực lượng chức năng huyện Hoài Đức (Hà Nội), đang làm rõ nguyên nhân vụ cháy nhà xưởng sản xuất tại xã Di Trạch vào đêm nay.

Những đêm thức trắng sợ vỡ đê của người dân trên cồn giữa sông Mekong

07:52:39 30/09/2024
Hơn 10 ngày kể từ đợt vỡ đê mới nhất, ông Nguyễn Văn Hiếu (57 tuổ.i, ngụ cồn Phú Đa, xã Vĩnh Bình, huyện Chợ Lách, Bến Tre) đã hết bàng hoàng, nhưng vẫn chưa khắc phục xong hậu quả.

6h sáng nay cầu phao Phong Châu bắt đầu hoạt động

07:17:40 30/09/2024
Theo phương án tổ chức giao thông của Sở GTVT tỉnh Phú Thọ, người, xe thô sơ, mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), ô tô con và xe bán tải được phép lưu thông qua cầu phao Phong Châu.

Có thể bạn quan tâm

Trương Minh Cường ôm chặt Trác Thúy Miêu mừng dịp đặc biệt

Sao việt

23:27:53 30/09/2024
Thưởng thức show thực cảnh do Trác Thúy Miêu dẫn dắt tại Đà Lạt, Trương Minh Cường bất ngờ cùng đội ngũ diễn viên và khán giả tổ chức sinh nhật cho nữ MC khiến cô bật khóc vì xúc động.

'Kiều nữ làng hài' Rebel Wilson kết hôn với bạn gái

Sao âu mỹ

23:24:54 30/09/2024
Sau 2 năm công khai hẹn hò, nữ diễn viên hài Rebel Wilson và bạn gái Ramona Agruma vừa tổ chức đám cưới riêng tư tại Ý.

Nhạc sĩ Vũ Quốc Việt ra mắt ca khúc mới hợp tác cùng nhóm V Music

Nhạc việt

23:20:51 30/09/2024
Ngoài chăm chỉ đi hát, nhạc sĩ Vũ Quốc Việt còn ra mắt các sản phẩm âm nhạc gửi đến khán giả sau khi đổi nghệ danh.

Man Utd thảm bại trước Tottenham, HLV Erik ten Hag không sợ bị sa thải

Sao thể thao

23:17:57 30/09/2024
Huấn luyện viên Erik ten Hag tin tưởng rằng ban lãnh đạo Man Utd không sa thải ông sau trận thua Tottenham 0-3 ở vòng 6 Ngoại Hạng Anh.

Khán giả bình phim Việt: Vì sao 'Độc đạo' hay nhưng chưa 'đạt đỉnh'?

Hậu trường phim

23:15:34 30/09/2024
Dù đang gây chú ý trên sóng phim giờ vàng nhưng Độc đạo vẫn lộ sự non tay về kịch bản, đặc biệt là xây dựng tính cách nhân vật.

Hà Giang: Người livestream, cảnh báo vụ sạt lở QL2 đã qua đời trước khi tìm thấy

Xã hội

22:53:12 30/09/2024
Vụ sạt lở xảy ra ở Hà Giang đã khiến nhiều người bị thương, qua đời và mất tích. Lực lượng chức năng vừa tìm thấy n.ạn nhân từng livestream và đưa ra lời cảnh báo trước khi bị vùi lấp.

"Đụng độ" cùng 1 show diễn: Jung Kook được khen hết lời, Lisa bị gọi là "nữ hoàng hát nhép"

Nhạc quốc tế

22:10:00 30/09/2024
Lisa bị chỉ trích vì hát nhép tại Đại nhạc hội Công dân Toàn cầu 2024 (Global Citizen Festival) khiến cư dân mạng nhớ đến Jung Kook.

BLACKPINK và 2NE1 trở lại cứu sống YG, lộ thêm 2 nhóm nữ khác cả gan cạnh tranh

Sao châu á

21:30:21 30/09/2024
Ở K-pop có một cột mốc đáng sợ mang tên lời nguyền 7 năm , bởi ít có nhóm nhạc nào vượt qua được ngần ấy năm ở nền giải trí có tỉ lệ đào thải bậc nhất trên thế giới. Trong đó có thể kể đến sự tan rã như 2NE1, GFriend và Lovelyz.

Triều Tiên nhanh chóng khắc phục hậu quả do lũ lụt

Thế giới

21:20:31 30/09/2024
Cũng theo nhà lãnh đạo Triều Tiên, việc xây dựng lại nhà ở, cơ sở vật chất cho khu vực bị ảnh hưởng do thiên tai cũng góp phần vào chương trình phát triển khu vực theo chủ trương của đảng Lao động Triều Tiên.

Hạnh Nguyên: Hot teen đến người mẫu sáng giá, từng "thân mật" với Hồ Quang Hiếu

Trẻ

21:05:05 30/09/2024
Hạnh Nguyên từng gây chú ý trên mạng xã hội khi còn là sinh viên ĐH Tôn Đức Thắng. Năm 2022, cô bất ngờ trở thành tâm điểm bàn luận sau bộ ảnh tình tứ cùng Hồ Quang Hiếu.

Ngày 1/10/2024 là ngày xấu không nên làm các việc như kết hôn, xuất hành, di chuyển chỗ ở, nhập học, nhận việc

Trắc nghiệm

20:52:27 30/09/2024
Xem ngày 1/10/2024 sẽ giúp bạn chọn được ngày lành tháng tốt phù hợp nhất cho công việc của mình. Ngày 1/10/2024 là ngày xấu không nên làm các việc như kết hôn, xuất hành