Tâm thần phân liệt do mắc vảy nến
Bệnh viện Da liễu Trung ương tiếp nhận bệnh nhân bị vảy nến kèm tình trạng trầm cảm, tâm thần phân liệt.
Tổn thương vảy nến lan tỏa ở người bệnh. Ảnh: BVCC
BSNT-BSCKII Nguyễn Thị Tuyến, Khoa Điều trị bệnh da phụ nữ và trẻ em, Bệnh viện Da liễu Trung ương cho biết, người bệnh là nữ 31 tuổi, quê Hưng Yên. Những dấu hiệu triệu chứng đầu tiên của bệnh vảy nến xuất hiện hơn 10 năm trước với vài nốt đỏ có ít vảy ở tay.
Thời điểm đó, bệnh nhân không biết và cũng không nghĩ mình bị vảy nến. Chị tự mua thuốc về bôi thấy có đỡ, thỉnh thoảng có bị lại nhưng chỉ nghĩ đó là những phản ứng da dị ứng đơn thuần.
Video đang HOT
Bệnh nhân lập gia đình vào năm 2015 và chuyển vào Vũng Tàu. Tuy nhiên, sau một thời gian, các nốt tổn thương xuất hiện nhiều, lan tỏa hơn. Lúc đó, bệnh nhân đi khám và được chẩn đoán vảy nến.
Vì là một bệnh lý mạn tính nên việc điều trị mang tính kiểm soát lâu dài, không thể khỏi hẳn. Bệnh nhân bị chồng và gia đình chồng đổ lỗi giấu bệnh, chủ tâm lừa họ. Cuộc sống gia đình trở nên nặng nề hơn, mâu thuẫn ngày càng trở nên gay gắt.
Do không được thông cảm, bệnh nhân trở nên trầm lặng và quyết định bỏ về Hà Nội. Bệnh nhân không dám chia sẻ câu chuyện với gia đình, chỉ lấy lý do đi học để về Hà Nội.
Các triệu chứng trầm cảm của bệnh nhân dần trở nên rõ ràng hơn và được người nhà phát hiện khi lên thăm. Bệnh nhân thích nằm một mình, ngại giao tiếp, sợ ánh sáng, sợ tiếng động.
Tại Bệnh viện Da liễu Trung ương, bên cạnh việc điều trị bệnh vảy nến, các bác sĩ đã đưa bệnh nhân đi khám chuyên khoa sức khỏe tâm thần và được chẩn đoán tâm thần phân liệt. Đây là một trong những tình trạng nặng và khó để kiểm soát.
Theo bác sĩ Tuyến, vảy nến là một bệnh lý lành tính, khá phổ biến, không lây, nhưng mạn tính. Tuy nhiên, ảnh hưởng của bệnh tới người mắc thường trầm trọng hơn các bệnh lý mạn tính khác bởi tổn thương hiện hữu ngay ở ngoài da.
Điều này gây ra những ảnh hưởng tâm lý nặng nề. Ảnh hưởng này không chỉ bởi tổn thương bệnh mà bởi cả sự kì thị, thiếu hiểu biết của những người xung quanh.
Theo các bác sĩ, hiện nay, có rất nhiều phương pháp điều trị vảy nến có thể đạt sạch tổn thương trên 90% hoặc thậm chí hoàn toàn. Điều quan trọng khác là sự thấu hiểu, đối xử công bằng, không kì thị của xã hội và sự đồng hành của người thân.
Dùng thuốc đông y không rõ nguồn gốc, nam bệnh nhân mắc ung thư do nhiễm thạch tín
Nam bệnh nhân 64 tuổi nhập viện với chẩn đoán ung thư tế bào gai, nhiễm độc Asen mạn tính do thói quen dùng nước giếng khoan và thuốc đông y không rõ nguồn gốc...
Triệu chứng ở lòng bàn tay, bàn chân của bệnh nhân khi nhập viện
Thông tin từ Bệnh viện Da liễu Trung ương cho biết, các bác sĩ viện này vừa tiếp nhận bệnh nhân là N.Đ.T. (64 tuổi), nhập viện với chẩn đoán ung thư tế bào gai, vảy nến, theo dõi nhiễm độc Asen mạn tính.
Theo lời kể, bệnh nhân có thói quen sử dụng nước giếng khoan thường xuyên trong sinh hoạt và có dùng thuốc không rõ nguồn gốc. Loại thuốc bệnh nhân sử dụng nhiều năm là thuốc đông y dạng viên, đựng trong gói nilon, không có nhãn hiệu và được quảng cáo có tác dụng trị hoàn toàn dứt điểm bệnh vảy nến.
Qua thăm khám, các bác sĩ đánh giá bệnh nhân có các dấu hiệu của nhiễm độc Asen mạn tính, rất có thể nguyên nhân xuất phát từ thói quen sử dụng nước giếng khoan và uống thuốc không rõ nguồn gốc trong nhiều năm.
Theo BSCKII. Nguyễn Minh Thu, Phó trưởng khoa Điều trị bệnh da nam giới - Bệnh viện Da liễu Trung ương, biểu hiện thường gặp trên da của nhiễm độc Asen mạn tính bao gồm: thay đổi sắc tố da, dày sừng từng điểm lòng bàn tay bàn chân, đặc biệt là sự xuất hiện của nhiều tổn thương ung thư tế bào gai.
Các bác sĩ khuyến cáo, nếu mắc các bệnh lý mạn tính như: vảy nến, hen phế quản, pemphigus... người dân tuyệt đối không tự ý dùng các loại thuốc không rõ nguồn gốc vì có thể trong thuốc đó có chứa trộn Asen vào.
Ngoài ra, chất này có thể là thành phần trong các sản phẩm trang điểm như phấn mắt, bút kẻ lông mày hoặc son môi... Vì vậy khi lựa chọn các sản phẩm làm đẹp, người dân cần chú ý kĩ tới nguồn gốc và nơi sản xuất.
Gót chân đen nhánh, lở loét vì bệnh ung thư nguy hiểm Tổn thương màu đen xuất hiện ở gót chân nhiều năm. Gần đây bị lở loét, chảy dịch, điều trị không đỡ, người bệnh mới được phát hiện bị ung thư da Tiến sĩ - bác sĩ Nguyễn Hữu Quang, Phó Trưởng khoa Khoa Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ và Phục hồi chức năng (Bệnh viện Da liễu Trung ương), cho biết...