Tâm sự nhói lòng của cựu Chủ tịch huyện đảo Hoàng Sa
4 năm sau ngày nghỉ hưu, vị chủ tịch đầu tiên của huyện đảo Hoàng Sa vẫn đau đáu nỗi niềm khi nhắc đến quần đảo thiêng thiêng của Tổ quốc.
PV VTC News có cuộc trò chuyện với ông Đặng Công Ngữ (nguyên Chủ tịch huyện đảo Hoàng Sa, TP Đà Nẵng) xoay quanh câu chuyện Trung Quốc tuyên bố chủ quyền, tự ban hành lệnh cấm đánh bắt cá vô lý trên Biển Đông.
Nguyên Chủ tịch huyện đảo Hoàng Sa Đặng Công Ngữ nhìn nhận: Khẳng định chủ quyền Hoàng Sa là cuộc đấu tranh kiên trì, lâu dài và phức tạp.
- Sau nhiều năm nghỉ hưu, khi nhìn lại chặng đường 5 năm đảm nhiệm chức Chủ tịch huyện đảo Hoàng Sa, ông còn điều gì day dứt?
Thực sự, có rất nhiều thứ khiến tôi hối tiếc vì đã không thể làm trong suốt khoảng thời gian 1.835 ngày (từ năm 2009 đến 2014) giữ chức danh chủ tịch của một huyện đặc biệt.
Mọi người hay thắc mắc, người đứng đầu huyện đảo như tôi đã ra Hoàng Sa chưa? Thật chua xót, bản thân tôi chưa từng đặt chân ra quần đảo là một phần máu thịt của đất nước.
Thế nhưng, có lẽ điều làm tôi thấy tiếc nuối nhất vẫn là đêm tưởng niệm 40 năm các chiến sĩ và nhân dân ngã xuống vì bảo vệ, gìn giữ Hoàng Sa.
Với Hoàng Sa, tôi không có công cán. Ngày tôi về hưu là đúng 40 năm Hoàng Sa bị Trung Quốc chiếm giữ. Trên danh nghĩa tôi là chủ tịch huyện nhưng đó là huyện không có lãnh thổ và không có lấy một công dân.Ông Đặng Công Ngữ
Tôi còn nhớ như in, chiều 19/1/2014, hàng nghìn học sinh và người dân địa phương sẵn sàng xếp hình thành chữ Hoàng Sa bên bãi biển Mỹ Khê và thắp nến tri ân những con người đã cống hiến máu xương cho Hoàng Sa. Tuy nhiên phút cuối, chương trình bị hoãn.
Hôm sau, tại buổi triển lãm về Hoàng Sa, tôi đã xin lỗi mọi người vì không tổ chức được đêm tri ân và cúi đầu tạ lỗi.
Video đang HOT
- Vậy ông nghĩ bản thân mình đã làm được gì cho Hoàng Sa?
Với Hoàng Sa, tôi không có công cán. Ngày tôi về hưu là đúng 40 năm Hoàng Sa bị Trung Quốc chiếm giữ. Trên danh nghĩa tôi là chủ tịch huyện nhưng đó là huyện không có lãnh thổ và không có lấy một công dân.
Còn nói 5 năm nhận nhiệm vụ cấp trên giao, tôi nghĩ cá nhân mình cùng với bộ máy chính quyền huyện đảo dù ít dù nhiều đã đánh thức Hoàng Sa trong cộng đồng.
Những buổi tuyên truyền về chủ quyền biển đảo do UBND huyện tổ chức đã phần nào nhắc nhớ cho người dân rằng, ngoài Trường Sa, chúng ta vẫn còn một quần đảo mang tên Hoàng Sa.
Công trình nhà trưng bày Hoàng Sa mới khánh thành và đưa vào phục vụ cũng chính là tâm huyết của bản thân tôi và UBND huyện đảo Hoàng Sa.
Hiện nay, nhà trưng bày đang lưu trữ trên 300 tư liệu quý minh chứng Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam.
Nhà trưng bày Hoàng Sa – công trình tâm huyết của ông Ngữ và UBND huyện Hoàng Sa.
- Thời kỳ còn đương chức, chắc ông nhiều lần chứng kiến Trung Quốc ngang ngược ban hành lệnh cấm đánh bắt cá trên Biển Đông, bất chấp sự phản đối quyết liệt của chúng ta?
Từ năm 1999, hàng năm Trung Quốc tự ban hành lệnh cấm đánh bắt hết sức vô lý. Cụ thể, lệnh cấm rơi vào khoảng thời gian từ ngày 1/5 đến ngày 16/8.
Trung Quốc từng công bố thành lập TP Tam Sa tại đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép.
Bất chấp những hành động ngang ngược của Trung Quốc trên Biển Đông, nhiều năm qua, ngư dân các tỉnh duyên hải miền Trung của Việt Nam vẫn vươn ra Hoàng Sa (ngư trường truyền thống tự bao đời) để đánh bắt.
Nhà trưng bày đang lưu trữ trên 300 tư liệu quý minh chứng Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam.
Thời tôi đương chức, riêng TP Đà Nẵng đã có đến trên 200 chiếc tàu công suất lớn thường xuyên có mặt khai thác hải sản ở Hoàng Sa. Điều đó cho thấy, chừng nào vùng biển Hoàng Sa còn sự hiện diện của ngư dân Việt Nam là chừng đó công cuộc khẳng định chủ quyền sẽ còn là cuộc chiến kiên trì, lâu dài và phức tạp.
- Thời gian qua, ngư dân Quảng Ngãi liên tục phản ánh việc bị tàu lạ rượt đuổi, đập phá tàu thuyền ngay giữa Hoàng Sa. Với một con người nặng lòng và luôn khắc khoải vì Hoàng Sa, vì ngư dân ngày đêm vươn khơi bám biển, ông suy nghĩ thế nào về việc này?
Chuyện ngư dân lăn lộn ở Hoàng Sa bị tấn công đã không còn lạ. Quan trọng là những nghiệp đoàn nghề cá từ cấp trung ương đến địa phương có mạnh mẽ lên tiếng chỉ trích hành động vô nhân đạo này hay không.
Nếu đã xem mỗi ngư dân là một chiến sỹ trên biển, tôi nghĩ Nhà nước cần ban hành thêm cơ chế, chính sách nhằm có những hỗ trợ, động viên tốt nhất cho ngư dân vươn khơi bám biển. Đặc biệt là các ngư dân can trường, bất chấp hiểm nguy đánh bắt ở Hoàng Sa.
Xin cảm ơn ông!
THANH BA
Theo VTC
Mùa Đông năm nay đến sớm, lạnh hơn 5 năm gần đây
Ông Nguyễn Văn Hưởng - Trưởng phòng Dự báo khí hậu (Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia) cho biết, dự báo mùa Đông năm nay ở miền Bắc sẽ đến sớm và lạnh hơn 5 năm gần đây.
Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Văn Hưởng - Trưởng phòng Dự báo Khí hậu (Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia) - cho biết, mùa Đông năm nay ở miền Bắc nước ta sẽ đến sớm hơn và lạnh hơn 5 năm trở lại đây. Năm 2017, đợt gió mùa Đông Bắc đầu tiên đến vào ngày 13/10; năm 2016 là 29/10; năm 2015 là 9/10; năm 2014 là 4/10 và 2013 là 25/9.
"Trong khi năm nay, từ 7/9 đã xuất hiện đợt không khí lạnh đầu tiên. Dự báo trong tháng 10 sẽ có khoảng 3-4 đợt không khí lạnh tràn xuống nước ta" - ông Hưởng nói.
Ông Nguyễn Văn Hưởng. (Ảnh: Nguyễn Dương).
Cũng theo ông Hưởng, không khí lạnh trong tháng 10 và 11 sẽ có 2 loại, một là gió mùa Đông Bắc sẽ gây mưa thu diện rộng, hai là không khí lạnh tăng cường chỉ gây gió mạnh trên biển, còn trên đất liền sẽ làm thời tiết từ âm u chuyển sang nắng.
Nhận định chung của các chuyên gia là mùa Đông năm nay không chỉ đến sớm hơn mà có khả năng sẽ lạnh hơn 5 năm gần đây.
Ngoài ra, ông Hưởng cho biết thêm, từ nay đến hết mùa mưa bão còn khoảng 3-4 cơn bão, áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông, trong đó 1-2 cơn có khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền nước ta. Riêng tháng 10 có khoảng 1-2 cơn bão, áp thấp nhiệt đới xuất hiện gần Biển Đông hoặc vào Biển Đông nhưng không ảnh hưởng đến đất liền nước ta. Hiện nay, mùa mưa đã kết thúc ở Bắc bộ, trong khi Trung Bộ đang vào chính vụ của mùa mưa.
Nói thêm về nhận định mùa Đông sẽ đến sớm, ông Lê Thanh Hải - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Khí tượng Thủy văn (Bộ Tài nguyên và Môi trường) cho biết, hiện nay đang có những dấu hiệu cho thấy mùa Đông năm nay đến sớm ở Bắc Bán Cầu. Ở nước Áo tuyết xuất hiện vào tháng 8; ở Nhật Bản, Bắc Mỹ mùa Đông cũng đến sớm hơn; còn tại Việt Nam, chỉ trong tháng 9 đã có 2 đợt không khí lạnh tràn về.
Nguyễn Dương
Theo Dantri
Vì sao bệnh tay chân miệng bùng phát dữ dội tại TP.HCM? Kể từ sau trận "đại dịch" bệnh tay chân miệng vào năm 2011, chưa khi nào các bệnh viện nhi ở TP.HCM lại phải quay cuồng đến mức tả tơi như những ngày qua để tiếp nhận, điều trị những bệnh nhi mắc tay chân miệng, nhất là những bệnh nhi bị bệnh rất nặng ở độ 3, độ 4 trong tình trạng...