Tâm sự người mẹ có 2 con gái đều bị ung thư: ‘Chưa bao giờ tổ chức hay mua cho các con chiếc bánh Trung thu đúng nghĩa’
Ngồi chăm sóc con tại Bệnh viện K, chị Phương chia sẻ, hai con gái đều bị ung thư. Cuộc sống lam lũ ở quê kinh tế kiệt quệ nên chị cũng chưa bao giờ tổ chức hay mua cho các con một chiếc bánh Trung thu đúng nghĩa.
Cuộc chiến chống ung thư của những “chiến binh đầu trọc”
Mấy ngày nay, Khoa Nhi, Bệnh viện K cơ sở Tân Triều, huyện Thanh Trì, Hà Nội luôn nhộn nhịp khác với những ngày thường. Những đứa trẻ ở đây trên tay vẫn còn gắn trên tay những mũi kim tiêm, băng chuyền hay những vết thương sau phẫu thuật nhưng các em luôn lạc quan, với nụ cười trên môi.
Nhiều em nhỏ được các đoàn từ thiện đến tặng quà, gấu bông nên tỏ ra vô cùng thích thú. Với các em một mùa Trung thu đã về tại nơi mà thực sự không ai muốn đến. Thế nhưng khi đối diện với bệnh tật, đây lại là nơi giúp chúng vượt qua những cơn đau giằng xé bởi bệnh hiểm nghèo mang tên… ung thư. Mọi người gọi các em nhỏ ở đây là những “chiến binh đầu trọc”.
Những nụ cười hồn nhiên của các chiến binh đầu trọc.
Giữa hành lang tầng 3 không quá chật hẹp nhưng hàng trăm đứa trẻ đủ lứa tuổi ngồi ngay ngắn xếp hàng chăm chú theo dõi từng bài hát, từng điệu múa lân, múa rồng và tiếng trống rộn vang. Các em cùng hòa mình với tiếng cười giòn tan với những giai điệu của bài hát “Rước đèn trung thu”.
Đặc biệt, mỗi khi ông Địa trong đoàn múa lân đùa vui lại càng làm không khí thêm sôi động. Những tiếng cười giòn tan, những nụ cười hạnh phúc, ánh mắt lấp lánh… ai cũng hiểu rằng: Đã lâu lắm rồi lũ trẻ mới thực sự nở nụ cười như thế. Đứng sau lũ trẻ là cha mẹ, có người cố giấu đi nước mắt đằng sau nụ cười của con mình. Họ sợ những mùa Trung thu sau con không còn được vui đùa, được nở nụ cười rạng rỡ như hôm nay…
Dù phải chiến đấu với bệnh tật nhưng các em rất lạc quan.
Nhìn con gái hoà mình vào đám trẻ nhỏ nhảy múa tại bệnh viện, chị Nguyễn Thị Phương (32 tuổi, ở xã Quỳnh Tân, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An) cảm thấy mọi mệt nhọc thường ngày dường như tan biến.
Con gái chị là bé Nguyễn Thị Quỳnh (13 tuổi) mắc bệnh ung thư xương. Suốt 1 năm qua, Quỳnh phải làm quen với cuộc sống ở bệnh viện nhiều hơn ở nhà. Bệnh ung thư xương đã cướp đi của Quỳnh một chân. Mái tóc đen nhánh của cô bé cũng đã rụng hết sau nhiều lần xạ trị.
Chị Phương buồn rầu khi hai con gái đều mắc bệnh ung thư.
Tâm sự với chúng tôi, chị Phương cho biết, một năm qua con gái đã trải qua 5 lần phẫu thuật cắt bỏ phần chân bị hoại tử vào xương. Mỗi lần phẫu thuật như thế Quỳnh phải liên tiếp chịu những chuỗi ngày đau đớn. Thương con, chị Phương chỉ biết nuốt nghẹn những giọt nước mắt lăn dài trên má.
Video đang HOT
Nhìn thấy con còn bé mà phải chịu liên tiếp nỗi đau, chị Phương buồn nhưng không còn cách nào. Năm ngoái gia đình chị nghe tin Quỳnh bị ung thư. Năm nay em gái của Quỳnh là Nguyễn Thị Thanh Mai (6 tuổi) cũng bị ung thư tiền liệt tuyến ức ngực trên, hiện đang phải điều trị tại Bệnh viện Sản nhi Nghệ An.
Quỳnh luôn mong khỏi bệnh để được đến trường cùng các bạn.
“Nhà có 4 đứa con thì giờ hai đứa bị ung thư. Tôi ở Bệnh viện K chăm Quỳnh còn bé Mai chồng tôi ở Bệnh viện Nhi chăm sóc. Hai con nhỏ nhờ người thân ở quê lo hộ. Nhìn các con bệnh tật đau đớn nhưng không còn cách nào. Từ khi mắc bạo bệnh, các con phải dang dở chuyện học hành. Con vẫn muốn đi học với các bạn ở quê nhưng do bệnh tật nên học được vài hôm lại phải đi viện để chạy chữa”, chị Phương kể.
Cuộc sống ở quê lam lũ, gia đình chị lại thuộc diện hộ nghèo. Trước chị đi làm đồng thuê với tiền công mỗi ngày được 150 nghìn, chồng làm thợ xây cũng được 200 nghìn đồng/ngày. Số tiền không nhiều nhưng cũng đủ để vợ chồng chị lo cho 4 đứa con ăn học.
Quỳnh đã trải qua 5 ca phẫu thuật và phải cắt bỏ một chân.
“Nửa năm nay tôi cũng chưa về nhà vì ở đây chăm Quỳnh, chồng tôi chăm bé Thanh Mai ở Bệnh viện Sản nhi Nghệ An, mỗi người một nơi. Nhiều khi tôi chăm con mệt quá ngất đi nhưng được mọi người và các y bác sĩ giúp đỡ nhiều nên tôi cũng vượt qua và quen dần”, chị Phương nói.
Dù đã 13 tuổi nhưng đây là lần đầu tiên Quỳnh được tổ chức trung thu cùng vui chơi cùng với các bạn. “Hồi Quỳnh còn chưa bệnh, ở quê kinh tế gia đình khó khăn nên cũng không có cái bánh trung thu cho con, các con cũng chưa có một dịp Trung thu đúng nghĩa. Giờ bị bệnh vào viện mới được các cô chú tổ chức trung thu cho cũng phần nào giúp con đỡ tủi thân. Nó vẫn đau lắm nhưng Tết Trung thu thấy các bạn vui nên cũng đỡ hơn”, chị Phương chia sẻ.
“Con là chiến binh dũng cảm, con không sợ đau đâu”
Mắc bạo bệnh, Quỳnh phải gác lại việc học hành. Thấy các bạn cùng trang lứa đi học em cũng thèm được đến trường nhưng không thể. “Nhiều khi con khóc bảo ‘mẹ ơi con chỉ ước mình khỏe mạnh để được về đi học’, nó thích học lắm nhưng giờ thì làm sao mà đi được. Còn phải nằm viện trị bệnh, giờ đi học thì cũng phải học lại từ đầu vì nghỉ lâu rồi nên tôi cũng không biết trả lời làm sao nữa”, chị Phương nghẹn ngào.
Bị ung thư nhưng bé Linh vẫn luôn lạc quan.
Kinh tế cạn kiệt, gia đình chị Phương không biết thời gian tới sẽ lấy tiền đâu để tiếp tục điều trị cho 2 con. Với khoản nợ gần 300 triệu đồng vay mượn điều trị cho các con, chị Phương vẫn gắng gượng vượt qua từng ngày mong 2 con sớm khỏi bệnh.
Trong đêm trung thu tại bệnh viện, Quỳnh đỡ đau đớn vì bệnh tật khi thấy các bạn vui chơi. Em vẫn mỉm cười để xua tan đi những nỗi đau. Em vẫn luôn mong một ngày khỏi bệnh trở về nhà để được đến trường. Dù khó khăn chồng chất, nhưng chị Phương luôn động viên con gái lạc quan để vượt qua bệnh tật. “Mình buồn và lo lắng thì phải giấu vào trong, để còn là điểm tựa cho con chiến đâu với bệnh tật”, chị Phương nói.
Bé Linh bị u xương, dù đã được mổ nhưng khối u vẫn căng mọng như muốn nổ tung bất cứ lúc nào.
Đã điều trị tại khoa Nhi được 4 tháng, bé Lê Thị Thùy Linh (5 tuổi, ở xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An) phải ngồi xe lăn ra xem biểu diễn văn nghệ Trung thu. Bé Linh bị u xương, dù đã được mổ nhưng khối u vẫn căng mọng như muốn nổ tung bất cứ lúc nào.
Dù còn nhỏ tuổi nhưng Linh tỏ ra rất bản lĩnh và tự nhận mình là một chiến binh, cháu hồn nhiên nói: “Con là chiến binh dũng cảm, con không sợ đau đâu. Bác sĩ mới tiêm cho con xong, con chẳng khóc tẹo nào”.
Bà Sen luôn bên cạnh cháu gái những ngày tháng qua.
Đứng bên cạnh vỗ về cháu gái, bà Nguyễn Thị Sen (bà ngoại của Linh) nghẹn ngào chia sẻ, cháu ngoại bà phải sống cuộc đời bất hạnh từ khi còn bế ngửa. Sinh ra được 3 tháng, bố bé Linh theo người phụ nữ khác bỏ rơi ba mẹ con. Cú sốc ấy quá lớn khiến người mẹ trẻ mắc bệnh trầm cảm và đang phải điều trị tại địa phương.
Ở với bà ngoại từ khi 3 tháng tuổi, Linh càng lớn càng ngoan và rất thông minh. Thế nhưng cách đây 4 tháng, sau 1 lần đau chân được bà đưa đi khám thì phát hiện mắc bệnh u xương và được chuyển ra Hà Nội điều trị. Ngồi trên xe lăn ngắm chị Hằng, chú Cuội trên sân khấu, bé Linh mong ước sớm khỏi bệnh để kịp năm sau vào lớp 1 và lớn lên em muốn làm bác sĩ để chữa bệnh cho bà và mẹ.
Tiếng vỗ tay và hò hét của những đứa trẻ vẫn liên tục vang lên, xóa tan bầu không khí u ám, bệnh tật hàng ngày ở nơi điều trị cho những bệnh nhi mắc bệnh ung thư. Ai cũng hy vọng năm sau, các “chiến binh” sẽ không phải đón trung thu ở viện, mà sẽ là một tết trung thu đầm ấm. Ở đó các em được bên cạnh người thân, bên cạnh gia đình của mình…
Định Nguyễn
Theo saostar
Bác sĩ và bệnh nhân cùng sốc: 20 khối u ung thư ở phổi mà không có triệu chứng
Cách đây 3 năm, chàng trai Dan McGill (21 tuổi) đến từ Leicester, (Anh), bị phát hiện mắc bệnh Sarcoma Ewing - một dạng ung thư xương.
Đau nhức trong xương là một trong những triệu chứng của ung thư xương ở trẻ em - Ảnh minh họa: Shutterstock
Anh đã trải qua 15 đợt hóa trị và 11 đợt xạ trị, rồi phải làm đại phẫu thuật để cắt bỏ khối u 8cm từ xương sườn thứ 5 và thứ 6 ở bên trái.
Sốc với 20 khối u đang phát triển trên phổi
Nhưng mới đây, các bác sĩ đã choáng váng khi kiểm tra định kỳ đã phát hiện thấy ung thư đã quay trở lại và có đến 20 khối u đang phát triển trên phổi phải của anh, theo Daily Mail.
McGill nói: "Đó là một cú sốc toàn tập bởi vì tôi cảm thấy rất khỏe mạnh - có lẽ chưa bao giờ tôi cảm thấy khỏe đến như vậy bởi vì tôi đã chơi bóng rổ hằng giờ cũng như chơi CrossFit - một môn thể thao tăng sức mạnh".
Anh kể: "Tôi đi kiểm tra định kỳ và bác sĩ nói có vẻ như một khối u đã quay trở lại phía bên phải của tôi. Bác sĩ cho tôi chụp phim và một tuần sau họ báo rằng có 20 khối ở phổi phải của tôi.
Nó không chỉ gây sốc cho tôi mà cả bác sĩ cũng bị sốc tột độ.
Cơ thể của tôi đang thực sự rất khỏe mạnh, rồi bỗng dưng biết được có 20 khối u trên phổi.
Lần trước, khối u nhô ra ngoài cơ thể tôi. Nhưng lần này tôi hoàn toàn không có triệu chứng lạ thường nào cả, ngay bác sĩ cũng không nhận thấy điều gì khác thường".
Các bác sĩ cũng không hiểu nổi tại sao một loại ung thư rất nguy hiểm, thường lây lan nhanh chóng - nhưng lại không lan đến phổi trái của anh. Anh cho rằng nhờ vào chế độ tập thể dục của mình
Anh không hề có triệu chứng gì, vẫn chuyên cần tập thể dục 2 giờ mỗi ngày, 6 ngày mỗi tuần và chơi bóng rổ hằng giờ liền mỗi ngày.
Anh tin rằng chính thói quen tập luyện của mình đã giúp cơ thể chống lại căn bệnh ung thư.
Anh tin rằng việc tập luyện trong hai năm rưỡi qua đã giúp anh đủ sức đối phó với căn bệnh ung thư về thể chất và tinh thần.
"Tôi không bị khó thở, không hề thấy mệt hay đuối sức. Thông thường bạn sẽ thấy thiếu động lực và giảm mức năng lượng, nhưng tôi không hề thấy như vậy. Thực sự, mặc dù bây giờ tôi đang dùng hóa trị. Tôi đã không bị ho hay cảm lạnh, tôi không bị đau ở phổi hay chuột rút cơ bắp", chàng trai cho biết.
Bây giờ anh sẽ phải trải qua 6 lần hóa trị để thu nhỏ các cục bướu, điều này sẽ khiến anh bị "giảm bạch cầu" trong 16 tuần tới. Có nghĩa là anh sẽ rất dễ bị nhiễm trùng đến nỗi không thể đến phòng tập được, theo Daily Mail.
Nên anh đang tìm cách làm một phòng tập riêng ở nhà để tiếp tục việc tập luyện của mình.
Sarcoma Ewing là gì?
Sarcoma Ewing là một dạng của ung thư xương, thường xảy ra ở trẻ em, lứa tuổi từ 10 đến 20. Nó thường xuất hiện ở xương sườn, xương chậu, cột sống và cả các mô mềm.
Triệu chứng phổ biến nhất là đau ở vị trí khối u, nhức xương, thường đau nhiều hơn vào ban đêm.
Những triệu chứng khác có thể gồm: Khối u hoặc sưng, xương yếu rất dễ gãy, sốt, mệt lả và giảm cân. Nếu khối u gần cột sống có thể làm chân tay bị yếu hoặc tê liệt, khối u ở phổi gây khó thở
Nếu ung thư ảnh hưởng đến các mạch máu và dây thần kinh xung quanh, buộc phải cắt cụt chi.
Nguyên nhân của căn bệnh này còn chưa rõ ràng nhưng có thể do thời gian phát triển của xương quá nhanh.
Theo Thanh niên
Bé trai sống mòn mỏi vì căn bệnh ung thư Anh đã cố gượng khi nói chuyện với chúng tôi, để không bật thành tiếng khóc. Đôi mắt người đàn ông rơm rớm lệ. Anh vội vàng đưa tay quệt đi rồi tiếp tục câu chuyện. Anh bảo cứ mỗi lần nhắc đến con là phải dằn lòng lại vì thương lắm, đau lắm. Con khóc suốt ngày Cậu con trai của anh...