Tâm sự đau đớn của người mẹ khi sinh con trai không có 2 tay: “Tôi đã sốc khi lần đầu nhìn thấy hình hài con mình”
“Sinh được 3 ngày tôi mới được gặp con, nhưng chưa kịp vui mừng thì đã sốc khi thấy hình hài con mình. Cuộc đời quá nhẫn tâm, không cho con đôi tay đã đành, còn bắt con phải gánh chịu nhiều căn bệnh khác…”, người mẹ trẻ gạt nước mắt khi nhắc đến số phận của con trai mình.
Số phận nghiệt ngã
Nhìn đôi tay không có hình hài của con trai 11 tháng tuổi đang nằm trên giường bệnh, chị Trần Thị Nhân (27 tuổi, ngụ thôn Diên Mai, xã A Ngo, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế) lại tủi thân, khóc nghẹn.
“Ngày mang thai, dù hoàn cảnh khó khăn nhưng tôi vẫn vay mượn tiền bạc để đi thăm khám đầy đủ theo định kỳ. Mua thêm sắt, can-xi uống và rất an tâm khi bác sĩ kết luận thai nhi phát triển bình thường. Nào ngờ, ngày thằng bé cất tiếng khóc chào đời, gia đình tôi chưa kịp hạnh phúc thì đã chết lặng khi nhìn thấy con không có cả 2 tay. Con cũng không khóc, da tím tái, mặt sưng lên.
Chào đời, bé Kiệt đã phải gánh chịu bất hạnh khi không có đôi tay.
Sau khi thăm khám, bác sĩ kết luận con mắc cùng lúc nhiều căn bệnh hiểm nghèo như bệnh tim, suy giáp. Họ khuyên gia đình không nên cho tôi biết sớm vì sợ bị sốc, ảnh hưởng đến sức khỏe. Tôi khóc suốt thời gian dài vì thương con, vì chưa thể chấp nhận sự thật quá đau lòng này”.
Ngoài không có đôi tay, bé Kiệt mắc phải bệnh suy giáp, tim bẩm sinh
Ngay từ lúc cất tiếng khóc chào đời, sự sống của bé Ngô Trần Tuấn Kiệt (11 tháng tuổi, con trai chị Nhân) phụ thuộc vào bệnh viện. 3 tháng tuổi, bé Kiệt đã phải trải qua ca phẫu thuật tim. Hiện bé Kiệt chỉ nặng 8kg, chưa biết bò, chưa biết ngồi dù đã gần 1 tuổi.
Đã 11 tháng tuổi nhưng đứa trẻ vẫn chưa biết ngồi, chưa biết bò.
3 tháng tuổi bé Kiệt đã phải trải qua những ca phẫu thuật đau đớn.
“Tôi không dám ước con mình có đôi tay. Tôi chỉ ước bệnh tật sẽ không giày vò để con được sống bình yên như những đứa trẻ khác mà khó quá. Tôi không còn nhớ nỗi đã bao nhiêu lần ngã quỵ, sống trong lo lắng vì sợ con không còn cơ hội tỉnh lại để trở về nữa. Số phận con tôi sao nghiệt ngã thế này”, anh Ngô Sỹ Khao (29 tuổi, bố bé Kiệt) chia sẻ trong đau đớn.
Nước mắt người mẹ
Video đang HOT
Bé Kiệt là con thứ 2 của vợ chồng chị Nhân. Trước đứa trẻ còn một chị gái 6 tuổi, đang học lớp 1. Kinh tế phụ thuộc vào một sào ruộng, để có tiền trang trải cuộc sống, ai thuê phụ hồ, vác keo, đội đá, phu gạch, bơm thuốc trừ sâu, diệt cỏ… vợ chồng chị Nhân cũng đều nhận làm.
“Tôi đã sốc khi lần đầu nhìn thấy con”, chị Nhân đau đớn chia sẻ.
“Từ ngày sinh con bệnh tật, tôi phải ở nhà chăm sóc con, ôm con nằm viện nên chẳng thể làm được gì kiếm thu nhập. Kinh tế của cả gia đình phụ thuộc hoàn toàn vào chồng. Tiền công anh ấy nhận được là 140 nghìn đồng/ngày, chỉ đủ chi tiêu sinh hoạt một cách tằn tiện và trang trải việc học hành cho con gái lớn.
Để có tiền chạy chữa cho con, vợ chồng tôi đã vay mượn hơn 100 triệu đồng từ thân thích. Số tiền này quá lớn, con cái lại ốm đau thế này không biết đến bao giờ mới trả được”, chị Nhân thở dài.
Sự sống của bé Kiệt phụ thuộc vào bệnh viện, những suất cơm, cháo tình thương.
“Mạnh mẽ lên con trai nhé. Mẹ sẽ luôn là đôi tay của con”, người mẹ khóc nghẹn.
Bình quân mỗi tháng, bé Kiệt phải nhập viện Trung ương điều trị từ 10 đến 15 ngày vì biến chứng của căn bệnh như viêm phổi nặng, sốt cao, co giật, tiêu chảy… Cũng may nhờ những suất cơm, cháo từ thiện, mẹ con chị Nhân mới cầm cự lại bệnh viện được lâu dài.
Sự sống của bé Kiệt cần lắm sự chung tay chia sẻ của mọi người.
Con bệnh tật, họ chẳng dám nghĩ đến tương lai, chỉ mong cố gắng làm việc để hàng tháng có tiền đưa con nhập viện giành lại sự sống. Để cho con được sống những tháng ngày bình yên trên cõi đời.
“Mạnh mẽ lên con trai nhé. Dù con có như thế nào vẫn là con của cha mẹ. Mẹ sẽ luôn là đôi tay của con.
Mẹ không cho phép con bỏ cuộc lúc này. Khó khăn đến mấy gia đình ta cũng sẽ cùng nhau cố gắng. Để cứu con, cha mẹ sẵn sàng chấp nhận tất cả, dù cả nhà phải ra đường ở”, ôm con vào lòng, chị Nhân khóc nghẹn.
Mọi giúp đỡ cho bé Kiệt xin vui lòng gửi về địa chỉ: Anh Ngô Sỹ Khao (bố bé Kiệt), thôn Diên Mai, xã A Ngo, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Hoặc STK của anh Khao: 4000205414217, ngân hàng Agribank, chi nhánh Thừa Thiên Huế.
ĐT: 0385.051.924.
Trân trọng cảm ơn!
Theo Helino
6 vấn đề tuyến giáp có thể gặp ở nam giới
Tuyến giáp mặc dù có kích thước nhỏ nhưng là một trong những tuyến nội tiết quan trọng nhất của cơ thể.
Tuyến giáp nằm ở phần trước của cổ, có hoạt động như một bộ phận điều chỉnh chuyển hóa chính của cơ thể và đảm nhiệm nhiều chức năng sinh lý quan trọng khác. Rối loạn tuyến giáp thường gặp ở nam giới, bao gồm từ bướu cổ vô hại đến ung thư đe dọa tính mạng. Dưới đây là 6 rối loạn tuyến giáp chính thường gặp ở nam giới.
Cường giáp
Cường giáp là một trong những rối loạn về tuyến giáp đáng quan tâm ở nam giới do sản xuất quá nhiều hormon tuyến giáp dẫn đến sự gia tăng quá trình trao đổi chất của cơ thể. Các triệu chứng có thể bao gồm: Giảm cân nhanh chóng mà không có chủ ý trong việc ăn kiêng hay giảm khẩu phần ăn; Đánh trống ngực, nhịp tim nhanh hoặc bất thường; Yếu cơ, mệt mỏi và đổ mồ hôi; Lo lắng và mất ngủ; Bệnh mắt như sưng, đỏ và lồi mắt; Các biến chứng bao gồm các vấn đề tim mạch nặng, loãng xương và cơn bão giáp (cơn cường giáp kịch phát).
Nguyên nhân có thể là do các bệnh tự miễn dịch, bao gồm: Bệnh Graves có kháng thể kích thích tuyến giáp, ung thư biểu mô độc và bệnh Plummer, viêm tuyến giáp.
Để chẩn đoán bệnh tuyến giáp, người bệnh có thể được xét nghiệm máu, Scaner tuyến giáp và xét nghiệm iod phóng xạ. Thuốc kháng giáp và thuốc chẹn beta được sử dụng để điều trị biến chứng tim. Điều trị phóng xạ tuyến giáp cũng được xem xét trong điều trị cường giáp. Phẫu thuật được sử dụng để quản lý bệnh mắt Graves.
Cường giáp ở nam giới.
Suy giáp
Suy giáp là tình trạng thiếu hormon tuyến giáp trong cơ thể. Điều này gây ra sự mất cân bằng nội tiết tố làm rối loạn nhiều phản ứng trao đổi chất trong cơ thể người bệnh. Các triệu chứng của suy giáp chậm xuất hiện và thường bị nhầm lẫn với các triệu chứng lão hóa bình thường, bao gồm: mệt mỏi, tăng cân, đau khớp, mặt sưng húp, giọng khàn khàn, nhịp tim chậm lại, tăng cholesterol máu,giảm trí nhớ, trầm cảm. Đây là một trong những rối loạn về tuyến giáp ở nam giới có thể tiến triển nặng nếu bệnh không được chẩn đoán và điều trị sớm. Các biến chứng gồm bướu cổ, các rối loạn tim và tâm thần, bệnh lý thần kinh ngoại biên và phù.
Viêm tuyến giáp Hashimoto là nguyên nhân phổ biến nhất gây bệnh suy giáp. Ngoài ra, điều trị cường giáp với thuốc kháng giáp và các loại thuốc khác như lithium, phẫu thuật tuyến giáp và xạ trị có thể gây tổn thương tuyến giáp làm giảm sản xuất hormon tuyến giáp dẫn đến suy giáp.
Chẩn đoán và điều trị: Chẩn đoán cần được thực hiện thông qua xét nghiệm máu để tìm hiểu nồng độ TSH và hormon tuyến giáp. Thuốc levothyroxine là hormon giáp tổng hợp nhân tạo dùng hàng ngày để điều trị suy giáp.
Viêm tuyến giáp
Viêm tuyến giáp có nhiều dạng khác nhau như viêm tuyến giáp Hashimoto, viêm giáp sau sinh, viêm tuyến giáp bán cấp hoặc cấp tính (nguyên nhân do virut hoặc vi khuẩn), viêm tuyến giáp do xạ trị. Các triệu chứng viêm tuyến giáp khác nhau tùy thuộc vào việc tổn thương tế bào tuyến giáp chậm hay nhanh. Tuyến giáp hoạt động kém dẫn đến nồng độ hormon thấp do tổn thương tuyến giáp chậm và các triệu chứng tương tự như suy giáp: mệt mỏi, tăng cân, đau cơ, trầm cảm và khô da. Tuyến giáp hoạt động mạnh dẫn đến nồng độ hormon cao do tổn thương nhanh tuyến giáp và các triệu chứng tương tự như cường giáp: giảm cân, nhịp tim nhanh, lo âu và khó chịu, yếu và run cơ; mất ngủ.
Viêm tuyến giáp có thể do hậu quả nhiễm trùng hoặc dùng thuốc làm hư tổn tế bào tuyến giáp. Bệnh tự miễn là một nguyên nhân khác của viêm tuyến giáp.
Chẩn đoán và điều trị: Chẩn đoán bao gồm xét nghiệm máu để kiểm tra nồng độ hormon và sự hấp thu iod phóng xạ. Điều trị tùy thuộc vào loại viêm tuyến giáp mắc phải. Nếu các triệu chứng là những triệu chứng của cường giáp: thuốc chẹn beta được dùng cho các triệu chứng tim và run. Nếu các triệu chứng là suy giáp, hormon tuyến giáp tổng hợp được sử dụng. Nếu tuyến giáp căng đau, thuốc chống viêm như ibuprofen hoặc aspirin được sử dụng.
Hạch tuyến giáp
Trong số tất cả các vấn đề về tuyến giáp ở nam giới, hạch tuyến giáp thường vô hại và không đau. Triệu chứng là hạch tuyến giáp có thể được sờ thấy hoặc nhìn thấy trên cổ. Chúng có thể gây chèn ép lên thực quản hoặc khí quản gây khó thở và khó nuốt. Đôi khi các hạch tuyến giáp tạo ra các hormon dẫn đến các triệu chứng cường giáp như nhịp tim nhanh, sụt cân, lo lắng... Tỷ lệ hạch tuyến giáp có thể trở nên ác tính là nhỏ.
Nguyên nhân do thiếu iod, viêm tuyến giáp mạn tính như bệnh Hashimoto, u nang tuyến giáp, ung thư tuyến giáp.
Chẩn đoán và điều trị: Bác sĩ sẽ sử dụng siêu âm và chụp cắt lớp tuyến giáp để có hình ảnh rõ hơn về các nốt hạch; xét nghiệm chức năng tuyến giáp để xác định xem các hạch có tạo ra các hormon hay không và sinh thiết tuyến giáp để kiểm tra khối u ác tính. Điều trị ức chế hormon tuyến giáp và iod phóng xạ cho các hạch tuyến giáp sản xuất hormon. Phẫu thuật có thể được áp dụng tùy trường hợp.
Bướu giáp đơn thuần
Bướu giáp đơn thuần là một trong những vấn đề về tuyến giáp ở nam giới được đặc trưng bởi một vùng sưng lớn bên dưới quả táo Adam. Các triệu chứng của bướu giáp đơn thuần bao gồm sưng có thể nhìn thấy ở đáy cổ, thường không đau. Khi kích thước quá lớn, bướu cổ có thể gây ra các biến chứng như đau cổ họng, khó thở và nuốt, ho và khàn tiếng.
Nguyên nhân: Thiếu hụt chất iod, các bệnh tự miễn như bệnh Graves và Hashimoto có thể dẫn đến bướu cổ, viêm tuyến giáp, ung thư tuyến giáp.
Điều trị: Thuốc điều trị suy giáp và hạn chế sản xuất TSH để bướu cổ không tăng kích thước. Phẫu thuật được khuyến cáo nếu bướu giáp quá lớn.
Ung thư tuyến giáp
Ung thư tuyến giáp là tình trạng nguy hiểm nhất của tất cả các vấn đề về tuyến giáp ở nam giới. Triệu chứng: Ban đầu có thể không có triệu chứng, về sau các triệu chứng xuất hiện như sưng ở cổ, sưng hạch bạch huyết cổ và đau, khàn giọng và khó thở cũng như khó nuốt.
Nguyên nhân: Nguyên nhân có thể bao gồm tiếp xúc với mức độ phóng xạ cao và di truyền.
Chẩn đoán và điều trị: Xét nghiệm máu, sinh thiết tuyến giáp, xét nghiệm di truyền và kỹ thuật hình ảnh có thể giúp chẩn đoán ung thư tuyến giáp. Điều trị ung thư tuyến giáp có thể phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp cũng như loại bỏ các hạch bạch huyết bị ảnh hưởng ở vùng cổ. Điều trị bằng thuốc nhắm đích cũng như phương pháp điều trị iod phóng xạ cường độ cao cũng được sử dụng để tiêu diệt tế bào ung thư.
BS. Thanh Hoài
Theo suckhoedoisong
Người bị suy giáp không nên ăn gì để cải thiện tình trạng bệnh Khi bị suy giáp, bạn không cần phải tránh quá nhiều loại thực phẩm. Tuy nhiên, những thực phẩm có chứa goitrogen bạn chỉ nên ăn ở mức vừa phải và phải được nấu chín. Bệnh suy giáp là gì? Tuyến giáp là một tuyến nhỏ hình bướm nằm ở phía trước cổ, có vai trò sản xuất và lưu trữ các hormone...