Tâm sự đẫm nước mắt của gia đình có người thân mắc Covid-19
Nhiễm Covid-19 là điều mà không ai mong muốn bởi một khi mắc phải, người bệnh không chỉ phải cách ly để điều trị mà còn gánh trên vai rất nhiều áp lực.
Đầu tiên có lẽ là áp lực do căn bệnh gây ra, tiếp đến còn lo lắng xem có lây cho người thân, những người mình từng tiếp xúc hay không và một áp lực vô hình khá đến từ chính miệng lưỡi dư luận và cộng đồng mạng.
Trong một bài viết được chia sẻ trên mạng xã hội gần đây, người ta mới hiểu được phần nào những gánh nặng mà một người nhiễm Covid-19 phải chịu, bên cạnh đó còn là áp lực đè lên gia đình người bệnh trong những ngày phải đi cách ly và lo lắng cho người thân của mình.
Bài viết được chia sẻ trên mạng xã hội. (Ảnh: Chụp màn hình).
Những áp lực đầu tiên khi phát hiện mắc Covid-19
Được chia sẻ trên mạng xã hội gần đây, chủ nhân bài viết cho biết người mắc Covid-19 là mẹ của mình. Trong bài, anh chia sẻ mẹ của mình đi bán hàng rong ở Đà nẵng, đã bắt xe khách về quê trước khi có lệnh phong tỏa.
Ngày 28/7, mẹ anh về đến nơi thì vào thẳng trạm y tế để khai báo. Sau khi khai báo xong thì cho về và được căn dặn là hạn chế tiếp xúc, đi đâu cũng phải đeo khẩu trang. Tưởng như khả năng lây nhiễm là rất thấp nhưng chỉ sau 2 ngày, mẹ anh bắt đầu có triệu chứng nóng sốt, đi lên trạm y tế khai báo thì nhân viên ở đây nói không sao, có thể do bị bỏng nên bán thuốc rồi cho về.
Ngày 4/8, Bộ Y tế đưa ra thông tin, nhắc nhở người ngồi chung xe khách với mẹ của anh mắc Covid-19, yêu cầu những ai đi cùng xe phải thực hiện cách ly. Ngay sau đó, anh gọi cho trạm trưởng và đưa mẹ ra bệnh viện đa khoa để cách ly làm xét nghiệm.
Tại các bến xe khách, việc kiểm soát phòng dịch được thực hiện nghiêm ngặt. (Ảnh: VNN).
Áp lực bắt đầu ập tới khi hàng xóm xung quanh bàn tán, nói xấu về mẹ của anh. Được hơn 1 ngày thì kết quả xét nghiệm cũng có và mẹ anh dương tính với Covid-19. Biết tin mình bị bệnh, mẹ của chàng trai không ngừng khóc lóc.
Bà lo không biết có qua khỏi không rồi sợ lây cho 2 vợ chồng con trai và mấy đứa cháu. Anh cùng vợ liên tục an ủi mẹ nhưng không được, bà cứ nghe thấy giọng con trai, con dâu và mấy đứa cháu là lại khóc. Hai vợ chồng anh cũng hoang mang, hai đứa cháu nhỏ nghe thấy bà khóc cũng òa khóc theo làm không khí của cả gia đình càng thêm ảm đạm, âu lo chồng chất.
Vì suy nghĩ nhiều nên bệnh tình của người mẹ ngày càng nặng, lại thêm bệnh cao huyết áp và tim mạch nên tình hình sức khỏe ngày càng xấu đi. Sau cùng, vì tình hình bệnh trở nặng nên bà được đưa lên đến Bệnh viện Dịch Tễ Trung Ương Hà Nội, nhập thẳng vào phòng chăm sóc đặc biệt trong trạng thái hôn mê.
Bệnh nhân nhiễm Covid-19 phải cách ly điều trị và không được gặp gỡ người thân. (Ảnh: VNExpress).
Về phần gia đình của người con trai, do tiếp xúc gần với người mẹ nên tất cả đều được lấy mẫu xét nghiệm và đưa đi cách ly. Nhà người bác ngay gần đó vì thường xuyên qua lại cũng phải thực hiện việc phòng dịch tương tự.
Việc phòng dịch được đặt lên hàng đầu nên dù đêm tối, mọi người cũng phải sẵn sàng lên đường đến khu cách ly. (Ảnh: Trọng Đạt).
Từ hàng xóm đến dân mạng chỉ trích, không lời thăm hỏi động viên
Covid-19 bất ngờ ập tới khiến cả nhà rơi vào cảnh khốn đốn. Mẹ bệnh nặng, cả gia đình đi cách ly còn bị dân làng và cư dân mạng chỉ trích là đã không khai báo, trốn cách ly khiến chàng trai và người thân vô cùng buồn rầu.
Không một ai hỏi thăm mẹ anh sức khỏe ra sao, không một ai động viên anh và gia đình, tất cả mọi áp lực đều đè lên những người không bao giờ ngờ tới có ngày bị Covid-19 hỏi thăm. Vợ anh sau khi ra đến bệnh viện thì bắt đầu có dấu hiệu bệnh, được đưa đi cách ly và chăm sóc sức khỏe. Hai đứa con nhỏ bị tách mẹ vì bác sĩ sợ lây nhiễm nên khóc khan cổ khiến anh càng thêm lo lắng hơn.
Những đứa trẻ khóc khản cả cổ khi cùng người thân đi cách ly. (Ảnh: Trọng Đạt).
“Tôi mệt quá nằm tựa vào tường ôm lấy 2 đứa nhỏ rồi gật gù như thằng ngây vậy. Chưa bao giờ thấy áp lực như lúc này. Cứ kiểu này gia đình mình chưa ngã vì bệnh mà ngã vì áp lực mất… Sau đó là ngày gia đình tôi lo sợ về kết quả xét nghiệm của những người F1 trong gia đình tôi và nhà Bác ruột tôi. Khi nghe tin Bác sỹ báo F1 tất cả đều âm tính lần 1, cả 2 gia đình và mẹ tôi mừng rỡ mà khóc trong nước mắt. Lúc này Báo Chí đưa tin có kết quả âm tính lần 1, trên mạng xã hội mới bớt những lời chỉ trích.
Tối hôm đó 2 gia đình mới nuốt nổi bữa cơm và ngủ được 1 giấc yên ổn. Hai ngày trước may sao có kết quả âm tính lần 2 của F1. Những người tiếp F2 thì âm tính lần 1. Cho đến bây giờ tôi vẫn chưa hết áp lực.”
“Thật lòng tôi muốn nói, không ai muốn mắc bệnh và mẹ tôi cũng ko biết trên xe có người nhiễm bệnh nên mới lên, biết thì mẹ tôi chẳng dại gì lên xe. Chẳng ai muốn mình mang bệnh về để lây lan cho gia đình mình và bà con lối xóm.”
“Có nhà hôm trước còn cô dì chú bác, khi nghe tin mẹ tôi mắc bệnh người già rỉ tai nhau nói xấu, trẻ thì lên mạng xã hội chỉ trích. Họ bắt đầu kì thị và xa lánh, nói xấu những người F1 F2 F3, những người lúc hắt hơi sổ mũi, đau ốm phải nhờ họ đi lấy thuốc. Những người sẵn sàng chia đôi cho họ từng chén cơm khi lúa mất mùa. Vậy mà nỡ lòng nào họ đối xử như vậy” - chàng trai kể lại trong bài viết của mình.
Chẳng một ai mong muốn trở thành F1, F2, F3 và đi cách ly cả. (Ảnh: Trọng Đạt).
Cư dân mạng cảm thông: “Mọi người cũng nên hiểu cho người bệnh nhiều hơn”
Sau khi bài viết của chàng trai được chia sẻ trên mạng xã hội, cư dân mạng đã không ngừng để lại bình luận, cho rằng mọi người cần cảm thông hơn cho những gia đình có người nhiễm Covid-19. Cùng xem qua một vài bình luận nhé:
- “Mấy ông bà hàng xóm chỉ bàn tán là giỏi chứ đặt mình vào vị trí của họ có khi cũng chả thèm khai báo chứ”.
- “Không ai mong muốn là F1 F2 cả nên mọi người thông cảm hơn cho những gia đình có người thân bị Covid-19 đi”.
- “Bị bệnh là điều không ai mong muốn nên mọi người hiểu hơn cho họ đi, đừng gây áp lực lên người khác như vậy”.
- “Họ đã thành khẩn khai báo rồi trạm y tế cho về ai muốn mắc bệnh đâu mà sao lại nói họ vậy, hãy sống có tình người”.
Cảm thông, chia sẻ và cùng nhau vượt qua đợt dịch này nhé! (Ảnh: Trọng Đạt).
Mắc Covid-19 là điều không ai mong muốn và bản thân người bị bệnh cũng đã đối mặt với rất nhiều áp lực, bao gồm cả việc phải cách ly để điều trị. Bởi vậy, mọi người hãy cảm thông nhiều hơn cho các bệnh nhân nhiễm Covid-19 và người nhà của họ để chúng ta cùng vượt qua giai đoạn khó khăn này thật sớm nhé!
Thấy người tàn tật gặp vấn đề, anh thợ sửa xe ra giúp nhưng đoạn cuối lại khiến tất cả ngỡ ngàng
Một cái kết chắc chắn khiến cho bất cứ ai cũng phải há hốc miệng, không dám tin!
Ảnh minh họa
Đoạn clip do camera an ninh ghi lại vào lúc gần 10 giờ sáng ngày 4/8 vừa qua về một người tàn tật ngồi xe lăn đi bán hàng rong.
Một anh thợ cơ khí ra mua hàng giúp người tàn tật này. Thấy chiếc xe của của người tàn tật có vấn đề, người thợ quay lại giúp. Anh đẩy xe lăn vào bên trong để tiện sửa chữa.
Ngay lúc đó, người tàn tật ngồi xe lăn bỗng... bước xuống đi lại như người bình thường. Sau đó anh ngồi xuống xem người ta sửa xe rồi đứng lên bước đi. Sự thật bất ngờ khiến nhiều người vỡ lẽ. Hóa ra người bán hàng này chỉ giả vờ tàn tật thôi.
Nhưng hình như những người sửa xe không phát hiện ra điều đó. Họ vẫn đang chăm chú vào bánh xe lăn này.
Thanh niên giả vờ tàn tật đi bán rong
Dân mạng vừa buồn cười nhưng cũng bức xúc với hành động của thanh niên giả khuyết tật. Có lẽ, giả tàn tật chính là "chiến thuật" để anh ta có thể bán được nhiều hàng hơn. Thế nhưng đây lại là hành vi lừa dối, khiến cho bất cứ ai khi biết sự thật cũng bất bình.
Câu chuyện ấm áp giữa anh xe ôm công nghệ và cô bé bán hàng rong Dịch bệnh Covid-19 bùng phát và có sự diễn biến phức tạp ở nhiều nơi. Điều này đã khiến cuộc sống của tất cả mọi người bị đảo lộn và ảnh hưởng, trong đó có những số phận đang ngày đêm vất vả mưu sinh trên các con đường phố thị Giữa tình hình không mấy lạc quan và khó khăn như thế,...