Tâm sự của Thẩm phán xét xử vụ án ma túy lớn nhất Việt Nam
Vụ án có đến 30 án tử hình, nếu tuyên án cùng lúc dễ gây rối loạn tại phiên tòa do tâm lý bất ổn, manh động của các bị cáo. Do vậy, HĐXX đã bàn bạc, thống nhất với lực lượng Cảnh sát làm nhiệm vụ tại phiên tòa tuyên án theo bốn nhóm đối tượng.
Đầu năm 2014, TAND tỉnh Quảng Ninh đã đưa ra xét xử vụ án ma túy lớn nhất từ trước đến nay tại Việt Nam. Đây là vụ án đặc biệt nghiêm trọng mà Công an tỉnh Quảng Ninh phối hợp với Công an Trung Quốc triệt phá hồi đầu năm 2012.
Đầu năm 2014, TAND tỉnh Quảng Ninh đã đưa ra xét xử vụ án ma túy lớn nhất từ trước đến nay tại Việt Nam. Đây là vụ án đặc biệt nghiêm trọng mà Công an tỉnh Quảng Ninh phối hợp với Công an Trung Quốc triệt phá hồi đầu năm 2012.
Sở dĩ nói đây là vụ án ma túy lới nhất Việt Nam bởi số lượng bị cáo đông (89 bị cáo), án tử hình nhiều (30 án tử hình), lượng tài liệu “kếch xù” (ước chừng gần 100kg tài liệu, gần 10.000 bút lục), số lượng luật sư bào chữa cho các bị cáo lên đến 41 người, cán bộ, chiến sỹ Cảnh sát làm nhiệm vụ đông đảo (gần 400 người)…
Để tổ chức phiên tòa xét xử vụ án, TAND tỉnh Quảng Ninh phải thuê người dựng hội trường rộng lớn (khoảng 600m2) có sức chứa hàng ngàn người ngay tại sân của Trại giam Công an tỉnh Quảng Ninh. Phiên tòa xét xử kéo dài gần 20 ngày (từ 3 – 20/1/2014).
Kết thúc phiên tòa, HĐXX đã tuyên phạt 30 bị cáo mức án tử hình, 13 bị cáo mức án tù chung thân, 9 bị cáo mức án 20 năm tù giam, 33 bị cáo mức án từ 4 – 14 năm tù, 4 bị cáo mức án từ cảnh cáo đến 2 năm tù giam về các tội “Mua bán trái phép chất ma túy”, “Tàng trữ trái phép chất ma túy”, “Tàng trữ vũ khí quân dụng trái phép”, “Làm môi giới hối lộ’, “Đưa hối lộ”, “Làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức”, “ Giả mạo trong công tác”, “Không tố giác tội phạm”, “Kinh doanh trái phép”, buộc các bị cáo nộp lại toàn bộ số tiền gần 200 tỷ đồng do phạm tội mà có để sung công quỹ Nhà nước.
Quang cảnh phiên tòa
Sau khi tuyên án, 43 bị cáo kháng cáo, sau đó, ba bị cáo rút kháng cáo. Tại phiên tòa phúc thẩm ngày 19/6/2014, HĐXX phúc thẩm chỉ chấp nhận kháng cáo và giảm hình phạt cho ba bị cáo gồm Nông Văn Len từ tử hình xuống chung thân, Nguyễn Đức Toàn từ 5 năm xuống 4 năm tù, Nguyễn Sỹ Dũng từ 10 năm xuống 8 năm tù, còn lại y án sơ thẩm.
Như vậy, phiên tòa đã diễn ra thành công, đảm bảo xét xử đúng pháp luật, đúng người, đúng tội, không có oan sai, không bỏ lọt tội phạm, đảm bảo quyền, lợi ích của nhà nước, quyền lợi lích hợp pháp của công dân.
Video đang HOT
Tuy nhiên, để có được sự thành công của phiên tòa, HĐXX đã chuẩn bị cho việc tổ chức xét xử hết sức chu đáo, cẩn trọng.
Ông Ngô Đức, Chánh án TAND tỉnh Quảng Ninh cho biết: “Đây là vụ án đặc biệt nghiêm trọng, tính chất rất phức tạp nên yêu cầu Thẩm phán xét xử phải là người có trình độ năng lực cao, có uy tín, kinh nghiệm và bản lĩnh vững vàng. Chúng tôi đã cân nhắc kỹ lưỡng để lựa chọn người có đủ những phẩm chất nêu trên. Và Thẩm phán Nguyễn Văn Vương, Chánh tòa Tòa Kinh tế – TAND tỉnh Quảng Ninh là người được giao trọng trách xét xử vụ án này”.
Thẩm phán Nguyễn Văn Vương, Chủ tọa phiên tòa tâm sự: “Ban đầu, khi được giao chủ tọa xét xử vụ án này, tôi đã từ chối bởi tôi phụ trách Tòa Kinh tế chứ không phải hình sự. Nhưng được sự tin cậy của lãnh đạo nên tôi đã nhận giải quyết vụ án. Thực sự đây là vụ án lớn, hành vi phạm tội của các bị cáo là đặc biệt nghiêm trọng và có đến 30 án tử hình nên áp lực rất lớn. Tâm lý chung của các Thẩm phán là không muốn nhận vụ án có nhiều án tử hình đến vậy bởi “âm khí” quá nặng. Điều tôi lo lắng nhất không phải là tính chất phức tạp của vụ án mà là vấn đề về sức khỏe. Bởi, mặc dù hiện tại bản thân không có vấn đề gì về sức khỏe nhưng trong suốt 20 ngày làm việc căng thẳng, không biết liệu có ốm hay không, nhất là việc có giữ được giọng nói tốt trong suốt quá trình điều hành phiên tòa hay không?…”.
Để chuẩn bị cho phiên tòa, HĐXX đã mất mấy tháng trời nghiên cứu hồ sơ, phân tích cặn kẽ từng chi tiết của vụ án để lên kế hoạch cụ thể cho từng ngày làm việc. Quá trình nghiên cứu hồ sơ, Thẩm phán Vương đã phân công các thành viên trong HĐXX nghiên cứu theo từng nhóm hành vi và hướng dẫn họ tra cứu các tài liệu, chứng cứ. HĐXX cũng thường xuyên trao đổi và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các luật sư nghiên cứu hồ sơ vụ án.
Ông Vương chia sẻ: Quá trình điều hành phiên tòa, ông phải tổ chức cho HĐXX làm việc một cách khoa học, linh hoạt. Sau mỗi ngày làm việc, HĐXX lại tổ chức họp nhìn nhận, đánh giá lại quá trình làm việc để kịp thời bổ sung, chấn chỉnh cho buổi làm việc tiếp theo.
Phiên tòa kéo dài gần 20 ngày, có 41 luật sư, trong đó 2/3 là luật sư được Tòa chỉ định để bảo vệ quyền lợi cho các bị cáo. Vì nhiều lý do, chắc chắn các luật sư sẽ không ngồi hết phiên tòa. Do đó, HĐXX đã chia việc xét hỏi, tranh tụng theo từng nhóm bị cáo và có kế hoạch cụ thể, chi tiết để triệu tập các nhân chứng và thông báo trước đến luật sư để họ tham gia đầy đủ, đảm bảo việc xét xử.
Do lượng bị cáo đông, tiền án, tiền sự nhiều và có nhiều bị cáo bị truy tố ở tội danh có khung hình phạt cao nhất, mỗi bị cáo có hai cảnh sát áp giải nên quá trình thẩm tra căn cước các bị cáo mà thực hiện theo cách thông thường thì rất mất thời gian, khó đảm bảo trật tự phiên tòa.
Vì vậy, HĐXX đã bàn bạc, thống nhất phương án thẩm tra căn cước các bị cáo theo hướng linh hoạt. Đó là chỉ để vành móng ngựa tượng trưng, khi thẩm tra căn cước, bị cáo được đứng tại chỗ trả lời, HĐXX đọc rõ lai lịch để bị cáo trả lời đúng hay không để đối chiếu hồ sơ.
Quá trình xét hỏi, một số bị cáo khai báo quanh co, cho rằng bị điều tra viên đánh đập, ép cung. Để đảm bảo khách quan trong quá trình xét xử, HĐXX đã yêu cầu Cơ quan điều tra có văn bản giải trình và công bố giải trình tại buổi làm việc hôm sau để có đủ cơ sở làm rõ hành vi của các bị cáo.
Việc tuyên án đối với các bị cáo cũng được HĐXX tính toán kỹ lưỡng. Vụ án có đến 30 án tử hình, nếu tuyên án cùng lúc dễ gây rối loạn tại phiên tòa do tâm lý bất ổn, manh động của các bị cáo. Do vậy, HĐXX đã bàn bạc, thống nhất với lực lượng Cảnh sát làm nhiệm vụ tại phiên tòa tuyên án theo bốn nhóm đối tượng.
Theo đó, HĐXX tuyên án đối với 30 bị cáo mức án tử hình chia làm ba nhóm, mỗi nhóm 10 bị cáo cùng với các vấn đề khác rồi giao cho cảnh sát áp giải ngay từng nhóm về trại giam. Còn lại nhóm cuối cùng, HĐXX tuyên án đối với các bị cáo có mức án tù từ chung thân trở xuống.
Cuối cùng, phiên tòa đã thành công tốt đẹp. Kết thúc phiên tòa, ông Vương đã “thở phào” nhẹ nhõm. “Tôi không bị ốm, giọng nói lại to, rõ duy trì đều suốt quá trình điều hành phiên tòa đó là điều may mắn nhất đối với tôi”, Thẩm phán Nguyễn Văn Vương chia sẻ.
Theo Hùng Minh
Công lý
Bài 9: Phiên tòa xét xử lần thứ 6 vụ dân kiện chủ tịch huyện lại "vỡ trận"
Sau 5 lần xét xử đều phải hoãn tòa, ngày 18/9, hàng trăm người dân đã đến trụ sở TAND huyện Đại Từ (Thái Nguyên) theo dõi phiên xét xử sơ thẩm lần thứ 6 vụ án hành chính dân kiện chủ tịch huyện. Tuy nhiên, phiên tòa này tiếp tục "vỡ trận".
Như Dân Trí đã đưa tin vụ án của ông Nguyễn Văn Bắc ở xóm 2 xã Hà Thượng huyện Đại Từ kiện ông Nguyễn Hải Đường - Chủ tịch UBND huyện xuất phát từ lý do ông Đường đã dùng quyền lực nhà nước để đập phá ngôi nhà làm tạm hợp pháp của ông Bắc và thu giữ một số tài sản có giá trị. Vụ kiện đã được TAND huyện Đại Từ thụ lý số 07 ngày 08/5/2013. Sau 5 lần hoãn phiên tòa, ngày 18/9/2014 vừa qua, TAND huyện Đại Từ mở phiên xét xử thứ 6 trong khi vẫn còn ngổn ngang các khiếu nại, tố cáo chưa giải quyết, khi thủ tục giám định - căn cứ để giải quyết vụ án chưa tiến hành.
Phiên tòa xét xử lần thứ 6 vụ dân kiện chủ tịch huyện.
Khi phiên tòa diễn ra, các luật sư bảo vệ nguyên đơn đã đưa ra ba luận điểm làm cơ sở hoãn phiên tòa: Thứ nhất, vắng mặt 21/24 người làm chứng; Thứ hai, sau quá trình xem xét hồ sơ, người khởi kiện và luật sư phát hiện Biên bản xác minh ngày 28/01/2013 có dấu hiệu giả mạo và đã gửi Đơn tố cáo đến TAND huyện Đại Từ. Tuy nhiên, TAND huyện Đại Từ chỉ trả lời rằng: "UBND huyện Đại Từ đã cung cấp nhầm biên bản xác minh... Ông Trần văn Mỳ - người được chủ tịch UBMND huyện Đại Từ ủy quyền tham gia tố tụng xác định đây là tài liệu không liên quan đến vụ việc ông Nguyễn Văn Bắc..."
Trong công văn số 144/CV-TA, thẩm phán Lương Đức Long đã "phủi sạch" trách nhiệm cho UBND huyện Đại Từ. Sự thật là, trước đây ông Bắc từng ở xóm chùa 9 sau đó mới chuyển đến xóm 10 Văn Khúc và hiện nay "xóm chùa 9 không có ông nào có hộ khẩu tên là Nguyễn Văn Bắc, sinh năm 1960" theo xác nhận của ông Nguyễn Văn Thắng - Trưởng xóm Chùa 9. Vậy, ngoài ông Nguyễn Văn Bắc - người khởi kiện thì không thể có người nào khác. Quá bức xúc với cách giải quyết của Thẩm phán Long, ông Bắc đã gửi Đơn tố cáo đến Cơ quan cảnh sát điều tra và đang chờ giải quyết.
Thứ ba, Hội đồng xét xử (HĐXX) vụ án từ chối trưng cầu giám định theo yêu cầu của đương sự bởi toàn bộ tài liệu là "bản sao công chứng" nên không có cơ sở giám định. Toàn bộ các tài liệu do UBND huyện cung cấp không phải là bản gốc, cũng không phải là bản chứng thực, công chứng. Bởi công chứng là "chứng nhận tính xác thực, tính hợp pháp của hợp đồng, giao dịch khác" (Điều 2, Luật công chứng), tài liệu này không phải hợp đồng, không phải văn bản giao dịch do đó không thể là "bản sao công chứng", còn chứng thực là "cơ quan nhà nước có thẩm quyền ... căn cứ vào bản chính để chứng thực bản sao là đúng với bản chính" (Điều 2, Nghị định 79/2007/NĐ-CP). Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện không phải là cơ quan có thẩm quyền này. Những tài liệu mà bị đơn cung cấp không phải bản gốc, không phải bản chứng thực, công chứng theo đúng quy định pháp luật nên nó cũng không phải là chứng cứ trong vụ án. Vậy việc thẩm phán Long coi những tài liệu này là chứng cứ đã vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng.
Hàng trăm người dân đã đến trụ sở TAND huyện Đại Từ (Thái Nguyên) theo dõi phiên xét xử sơ thẩm lần thứ 6.
Tuy nhiên, trước yêu cầu hoãn phiên tòa từ phía luật sư, đại diện VKSND huyện và ngay cả đại diện người bị kiện bị là ông Trần Văn Mỳ, sau thời gian hội ý, thẩm phán Lương Đức Long vẫn ttuyên bố tiếp tục phiên xét xử.
Phía luật sư của nguyên đơn phản ứng tại tòa: Theo ý nguyện của ông Nguyễn văn Bắc để phản bác việc HĐXX đưa phiên tòa ra xét xử, hai luật sư chúng tôi xin rút khỏi phiên tòa. Đồng thời, 2 luật sư rời khỏi phiên tòa. Sau đó ông Bắc - người khởi kiện cũng xin phép ra ngoài xe lấy đơn đề nghị luật sư không tham dự phiên tòa để nộp cho HĐXX.
Tuy nhiên, khi ông Bắc quay lại, HĐXX đã giải tán, trong phòng xét xử chỉ còn vài người dân và họ cho biết HĐXX bỏ ra ngoài mà không tuyên bố hoặc xét xử gì. Vì vậy, ông Bắc đã mời luật sư bảo vệ cùng đi tìm HĐXX và chỉ gặp ông Nguyễn Xuân Mừng - Thư ký tòa án tại phòng làm việc ở tầng 1. Sau khi nộp Đơn đề nghị luật sư rút khỏi phiên tòa cho ông Mừng (có biên bản nhận tài liệu), cả ông Bắc và luật sư bảo vệ mới được ông Mừng cho biết: HĐXX hoãn phiên tòa và không có lý do.
Dân trí sẽ tiếp tục thông tin sự việc.
Ạnh Thế
Theo Dantri
2 bị cáo trộm cắp tài sản ở Vũng Áng lĩnh tổng cộng 54 tháng tù giam Sáng nay 10/6, TAND tỉnh Hà Tĩnh mở phiên tòa sơ thẩm xét xử 2 bị cáo với hành vi trộm cắp tài sản tại Khu kinh tế Vũng Áng xảy ra chiều tối ngày 14/5. 2 bị cáo trong phiên xét xử sáng hôm nay là Lê Trong Tú (SN 1992, trú tại xã Nghĩa Đồng, Tân Kỳ, Nghệ An) và Lô...