Tâm sự của “ông trùm” về các chiêu trò “móc túi” trong giới cờ bạc bịp Sài thành
Trong thế giới cờ gian bạc lận, chuyện thắng thua không phải do đỏ đen hoặc may rủi như người ta thường nghĩ.
Gắn chíp cho bầu cua
Tay cờ bạc bịp mà chúng tôi lần đầu được tiếp xúc được xem là một trong 4 “tứ trụ” về cờ bạc từ những năm 90 trở lại đây. Người này nổi tiếng tới mức, hễ xuất hiện ở sòng bạc nào thì không mấy tay chơi dám cho vào lập sòng. Giới cờ bạc vẫn truyền tai nhau rằng, nếu đã gặp gã thì chỉ có đường tán gia bại sản.
Theo chân cao thủ sòng bài
Phải mất rất nhiều thời gian lao theo các cuộc chơi cùng một giang hồ tỉnh lẻ, cùng tiếp xúc với nhiều thành phần bất hảo, giang hồ cộm cán, tôi mới gặp được T., (42 tuổi), một tay cờ bạc bịp được đồn thổi rất nhiều ở Sài Gòn. Với vóc dáng cao gầy, mái tóc lốm đốm bạc, đeo đôi kính cận theo kiểu trí thức cũ rất dễ để đánh lừa cảm giác của bất cứ ai lần đầu tiếp cận. Nếu không có lời trích ngang về tiểu sử của T. thì khó hình dung nổi đây chính là “cao thủ” khuynh đảo không biết bao nhiêu sòng bạc ở Sài Gòn bằng chiêu trò bịp bợm.
Gặp người lạ, T. trò chuyện nhỏ giọt, kiệm lời và thái độ dò xét đối phương. Thi thoảng, người này mới buông giọng theo làn khói thuốc. Ánh mắt sắc lẹm liên tục đảo xung quanh. Tay giang hồ tỉnh lẻ đi cùng tôi vội lấy ngay điện thoại, nhắn tin qua máy di động dặn dò: “Ổng ấy luôn cảnh giác với người lạ nên chú mày đừng có hỏi gì nhiều. Đã ngồi vào đây là phải tỏ ra bất cần, kể chuyện phiếm vui vẻ chút, tránh mọi nghi ngờ của ổng. Nếu để lộ thân phận thì ngay đến anh cũng không cứu được đâu. Còn muốn tìm hiểu thêm thì chút nữa bỏ tiền ra mời ăn nhậu và phải chi trả lấy lòng”.
Vốn từng tiếp xúc nhiều với tay giang hồ cộm cán, nên tôi cũng chả lạ gì cái kiểu cách dằn mặt của những ông trùm. Vậy nên trong quán cà phê chiều muộn ở ven sông Sài Gòn, tôi liên tục “chém gió”, lăm le “lấy số” theo đúng kịch bản đã dựng sẵn mà tay giang hồ tỉnh lẻ chỉ bảo. T., thỉnh thoảng nhìn tôi cười, tỏ ý coi thường. Thậm chí đến cả lời mời ăn nhậu làm quen, chưa kịp dứt lời, gã đã gạt phăng: “Anh bận”. Hóa ra, là do T. chẳng cần ngồi cùng mâm với đám “tép riu” như tôi.
Tranh thủ thêm từ các mối quan hệ, vùi thân theo các cuộc bù khú thâu đêm với đủ các trò ăn chơi, cuối cùng tôi cũng được một tên đàn em, từng là đệ tử ruột của T., sắp xếp cho cuộc gặp bên quán nhậu. Khi rượu đã mềm môi, tình giang hồ nổi hứng, lúc này T., mới xuống giọng rủ tôi tiếp tục đi… thư giãn.
Lòng vòng trong màn đêm xám xịt, chiếc xe máy cà tàng của gã cuối cùng cũng dừng ở một nhà nghỉ nằm sâu trong con hẻm tại quận Bình Thạnh. Cả đám ai nấy đều phê men rượu bước vào 3 phòng nghỉ đã được T. đặt chỗ trước. Rượu ngấm dần, tôi vừa đặt lưng xuống, định ngả lưng chút thì đã bị đánh thức dậy. Cạnh bên, cả nhóm 6 người khác cũng đã xuất hiện trong gian phòng chật chội, ngập ngụa khói thuốc lá. T. lớn giọng: “Anh em mình có “xả” vui không?”. Dứt lời, một bộ bài tú lơ khơ bọc trong hộp mới cáu được T. ném phịch xuống giường.
Video đang HOT
Đảo mắt một lượt, gã chằm chằm nhìn vào tôi như muốn truyền đạt thông tin. Mấy tay khác lớn giọng: “Anh Hai sắp người nhanh đi còn lập sòng”. Bị đẩy vào thế khó, tôi tìm cách thoái thác: “Lâu rồi em hổng dám chơi bài bạc. Đợt trước có lần đánh bài bạc bịp, bị tụi khác phát hiện nên chặt một đốt ngón tay cảnh cáo. Sợ quá nên không dám bén mảng đến mấy trò đỏ đen đó nữa”.
Xòe ngón tay giữa bị cụt ra trước mắt T. và mấy gã khác chứng minh lời nói, tôi chờ đợi. T. chẳng những đồng cảm mà còn trấn an: “Ở đây tụi anh không có bài bạc bịp nên mày thoải mái chơi. Tao ghét cái kiểu anh em chơi gian xảo”. Tôi cố gắng liếc ánh mắt cầu cứu tay giang hồ thân tín của T.. Cũng may, nhờ lời biện hộ thêm của hắn, cả nhóm mới chấp nhận cho tôi đứng ngoài cuộc. Cánh cửa phòng đóng sập, T. và 3 gã trong nhóm, mặc quần xà lỏn, xòe tiền dưới chân, kẻ kẹp ví dưới đùi, ngồi xoay quanh chiếu bạc.
Dùng thủ thuật bấm móng tay làm dấu lá bài.
Từ cậu bé lượm ve chai đến ông trùm cờ bạc bịp
Sau lần bị cho là “nhà quê”, không dám chơi bài bạc, phải khó khăn lắm, tôi mới lại được sắp xếp những cuộc gặp với T.. Từ mối thâm tình nể nang vì mỗi cuộc vui, tôi luôn giành trả tiền, gã đâm ra quý mến và mới bắt đầu tỉ tê về cuộc đời của mình, hé lộ con đường dẫn đến bài bạc bịp khiến bản thân gã từng rơi vào cảnh bĩ cực.
T. kể, bản thân là con út trong gia đình có 10 anh em quê tận miền Trung. Nhà nghèo đến độ cái ăn còn thiếu trước hụt sau, đến bữa nồi cơm độn khoai tím bầm. Trong số anh em của T. thì có 2 người chết yểu, số còn lại người đi tù, người khác lên bãi vàng mưu sinh. 15 tuổi, T. đã mồ côi và trở thành một thằng bụi đời đúng nghĩa. Ban ngày gã lang thang đi lượm ve chai bán cho đồng nát hoặc lẩn quẩn bên các ga tàu, chợ chờ ai kêu gì làm nấy. Đêm đến thì chui đầu vào các sòng bạc tìm kiếm vận may. Cũng từ đó những lá bài đỏ đen đã ngấm dần trong con người gã.
“Lần ấy tôi đi nhặt lông vịt cho một xưởng đồng nát, thu nhập không đáng là bao, số tiền mỗi tháng dành dụm nhiều lắm cũng được 10 đồng. Mà 10 đồng thời đó lớn lắm. Tối đến chui đầu vào sới bạc nhìn người ta đánh ăn tiền cầm lòng không nổi. Thế là quyết định ăn thua và kết quả “cắn trái ớt”, sạch tiền. Một lần khác, tôi ngồi xem người ta đánh từ chiều đến khuya. Vòi vĩnh mãi mới được một tay thắng bạc hào phóng cho 1 đồng. Bài đỏ tôi ăn, rồi đến cầm cái cũng ăn vừa đến mờ sáng thì gom hết sòng hôm đó. Nhưng sáng mở mắt dậy thấy trong túi không còn tiền mới biết rằng mình đã bị những người thua bài hôm qua móc sạch”- T nhớ lại.
Sau hai lần chơi bạc nhưng dù thắng hay thua vẫn bị lột hết tiền. Trong đầu óc cậu bé 15 tuổi đã hình thành nên một suy nghĩ phải làm sao chơi bạc mà không bao giờ thất bại? Gã bắt đầu lân la đến các sòng bạc quan sát, theo dõi, học hỏi. Với những mánh khóe những chiêu trò lượm lặt được trong sới bạc phố huyện, gã đã đem đi đánh “bạc điếm” (đánh gian lận) để “ăn rỉa” trong các sòng nhỏ lẻ. Nhưng với bấy nhiêu ấy lại chưa đủ với bản tính ăn lớn của mình. Gã đã tích góp những gì có được để làm một canh bạc “hoành tráng”.
Kết quả cuối cùng trong canh bạc ý nghĩa của cuộc đời lại thua vì gặp phải tay “thợ” cao tay. “Sau này khi nằm trong trại giam tỉnh, gặp một “phù thủy” bài đích thực và được chỉ giáo thật sự tôi mới được biết, trong canh bạc đỏ đen lúc nào cũng có những trò gian lận để qua mắt người chơi. Lúc ấy mới ngộ ra rằng hóa ra muốn thu gom được tiền của những con bạc khát nước, “say máu” sát phạt, mình phải thật sự cao tay và lọc lõi mới có thể kiếm ăn được. Học “đánh bạc” cũng như học võ công thôi. Phải thường xuyên tập luyện cộng thêm đó là “tuệ căn” của người tập tới đâu mới có thể biến kỹ năng thành kỹ xảo để nâng cao tay nghề thành đỉnh”, gã cao thủ bài bạc chân tình tâm sự.
Kỳ tới: “Tầm sư học đạo” và những chiêu trò cờ bạc bịp
Theo xahoi
Dân chơi Sài thành đi câu cá "khô" thư giãn... ban đêm
Những "thiên đường" phòng kín máy lạnh, các quán cà phê chòi... giờ đã trở thành nhàm chán và dịch vụ mới, câu cá thư giãn từ A đến Z đã cơ hội "ăn nên làm ra".
Một quán câu cá trá hình, có các em út ngồi phía trước ngồi chờ khách gọi
Câu cá nước và câu cá "khô"
Thời gian gần đây, ở TP.HCM, thú câu cá ngày càng được nhiều người yêu thích. Bất kể ngày hay đêm, những người mê câu đều cần mẫn, thả hồn với dòng nước lặng tờ, chờ một cái quẫy đuôi của một "em" cá cắn câu, thế là niềm vui "sát cá" được thỏa mãn. Câu cá không chỉ đơn thuần mang về nguồn thực phẩm tươi phục vụ cho bữa nhậu tại chỗ, hoặc mang về cho gia đình mà còn là để thư giãn khi cuộc sống đô thị quá nhiều bon chen.
Lúc đầu, ở TP.HCM chỉ có một vài khu câu cá, sau này các khu xuất hiện nhiều hơn, chủ yếu ở huyện Bình Chánh, quận 9, quận 2, huyện Nhà Bè, quận Thủ Đức..., những địa bàn rộng thoáng, khá xa trung tâm thành phố. Còn nhớ cách đây chừng một năm, khi cùng các thành viên trong cơ quan đến khu câu cá thư giãn ở khu vực Bình Qưới, quận Bình Thạnh, có rất nhiều bạn trẻ cũng đến đây. Nhưng giờ quay lại những hội đông vui như trước không còn mà thay vào đó, mỗi chòi chỉ lác đác vài vị khách nam.
Một buổi chiều cuối tuần ngồi uống cà phê vỉa hè với anh bạn làm việc văn phòng ở quận 1, tôi rủ đi câu cá thư giãn để giảm stress. Thanh vui vẻ đồng ý. Con đường đi vào khu vực câu cá ở Bình Quới sâu hun hút, hàng dừa nước hai bên sà thấp chen lấn luôn không gian của người đi. Bước vào quán, một nhân viên nam phục vụ đon đả chạy ra hỏi: "Chào hai anh. Hai anh câu cá nước hay cá khô?". Tôi chẳng hiểu mô tê gì đứng đực ra. Có lẽ, Thanh cảm nhận được đây là lần đầu tiên tôi nghe đến "câu nước", "câu khô" nên chữa cháy: "Hôm nay muốn xả stress, cho anh hai cần câu nước đi". Nam nhân viên liền níu kéo: "Bị stress thì phải câu khô chứ. Sao lại câu nước?". Thanh nhăn mặt, không nói thêm câu nào kéo tôi đi vào một cái lán nhỏ ở gần khu vực lối đi.
Trong ánh mắt tôi, dường như câu hỏi "câu nước và câu khô" nó "lộ thiên" quá nên Thanh cười: "Nhà báo mà không biết à?". Thấy tôi có vẻ "hai lúa", Thanh giải thích, câu cá nước là câu cá bình thường, có dùng cần câu, mồi mâu ngồi chờ cá cắn câu. Còn câu cá khô tức là "dịch vụ em út". Theo lời Thanh, dịch vụ câu cá thư giãn có em út xuất hiện đầu tiên ở tỉnh Long An cách đây chừng hai năm. Các đại gia ở TP.HCM thấy được khả năng làm ăn ở dịch vụ này nên đã "mang" về thành phố. Quả là sự đón đầu cực kỳ sáng suốt, dường như các quý ông đã cảm thấy chán với "thiên đường" ở trong phòng kín máy lạnh và cũng dần chê các quán cà phê chòi, lùm... Giờ đây, họ muốn tìm một không gian mới, vừa có thể vui vẻ bằng cách thỏa ý thích mê câu cá lại vừa muốn có "em cá" bằng xương bằng thịt ngồi bên ôm ấp.
Thanh thật thà cho biết, mỗi tháng đám bạn của cậu đều ít nhất một lần tìm đến những khu câu cá thư giãn như thế này. Rồi Thanh liệt kê ra một loạt khu câu cá thư giãn có dịch vụ em út ở gần một số cây cầu như cầu Ông Lớn, cầu Ông Thìn, cầu Ông Bé (huyện Bình Chánh), cầu Thủ Thiêm, cầu Cá Trê (quận 2)... Lâu lâu, khi có hứng, bạn bè cậu lại rủ nhau về Long An để "đổi gió".
Đối với các quán này, người nào muốn đến câu nước thì thuê mỗi cần giá 20 nghìn, hai tiếng ngồi câu giá từ 20 - 40 nghìn đồng. Riêng những chòi có ăn nhậu tại chỗ thì chỉ cần trả tiền cần câu, tiền chòi thì được khuyến mại. Khi chúng tôi đang trò chuyện, một nam nhân viên khác cầm hai cần, mồi câu ra và không quên hỏi một cách lịch sự: "Hai anh có cần mồi câu khác không ạ?". "Hôm khác em nhé. Giờ hai anh đang có việc cần phải bàn", tôi trả lời đại chứ chẳng hiểu cậu ta hỏi gì. Cậu nhân viên hiểu ý và dặn thêm: "Lúc nào hai anh cần cứ gọi bọn em. Ở đây có đầy đủ". Sau cuộc nói chuyện đó, chúng tôi gọi vài lon bia, vài món mồi vừa ngồi nhậu "tám chuyện" trên dưới bể rồi ra về.
Khách câu cá tấp nập về đêm?
Tất nhiên, chúng tôi "về tay không" không phải vì không có cảm hứng mà thời gian quá ít. Lần sau, tôi cùng một anh bạn khác đến một quán câu cá thư giãn ở gần Mương Chuối ở huyện Nhà Bè quyết tìm hiểu thế nào là "câu cá khô". Con đường đi vào cũng còn giữ nguyên vẻ hoang dại, cây cối um tùm. Điểm đến là một khu câu cá xập xệ, có gần hai mươi căn chòi nhỏ được làm và lợp bằng lá dừa. Chỉ mới đến cổng, một cô gái môi son đỏ chót, diện chiếc áo "siêu hở" và... cái quần không thể ngắn hơn chạy ra chào: "Lâu quá rồi mới thấy các anh đến". Cường, anh bạn tôi tỏ ra ngạc nhiên: "Đây là lần đầu tiên bọn anh đến mà". "Có lần đầu thì sẽ có lần sau. Đó là em chào trước cho lần sau mà", cô gái cười cười chữa thẹn.
Theo chân cô gái, chúng tôi bước vào một chiếc chòi nhỏ nằm ngay giữa sông. Khi vừa an tọa, cô gái lại cất tiếng: "Anh câu nước hay câu cạn ạ?". Tôi "sành sỏi" gọi hai cần cạn. Chỉ một lát sau, hai cô gái khác, ước chừng chưa tròn hai mươi, ăn mặc cũng chẳng khác gì cô gái trước bước vào: "Hai anh chờ bọn em có lâu không?". Tôi giả vờ trêu: "Hình như mới có nửa thế kỷ thôi". Ngay lập tức, cô gái ngồi bên cạnh sà tới, ôm tôi không một chút ngại ngần. Cô gái kia cũng bước đến ôm cổ Cường rồi hôn chùn chụt. Thấy anh bạn ngại ngùng, tôi vội nói: "Hôm nay bọn anh chỉ muốn mấy em ngồi bên thôi". Cô gái ôm cổ tôi liền nói: "Các anh mở hàng như vậy kì quá". Hiểu ý, tôi lôi ví, bo trước cho mỗi cô.
Một hồi tỉ tê tâm sự, hai cô gái cho biết, do nghỉ học nửa chừng, ở nhà thì không biết làm gì nên theo chân bạn lên TP.HCM kiếm tiền. Ban đầu cũng đi bán quán nhậu, nhưng thấy các bạn rỉ tai nhau, công việc ở đây mát mẻ, nhàn hạ và thu nhập cao hơn nên các cô cứ dạt dần về đây. Theo lời cô gái này thì khu câu cá thư giãn chúng tôi đến là của một đại gia mới nổi ở quận 2. Mỗi ngày có chừng gần trăm khách đến, nhưng chủ yếu là vào tầm chiều muộn và buổi đêm. Các cô gái ở đây được trả lương mỗi tháng từ 1 đến 3 triệu đồng tùy vào việc có ăn ở lại tại quán hay không.
Tại quán này, mỗi lần các cô chiều khách... đến Z sẽ thu về từ 400 - 700 ngàn đồng và phải chung chi cho ông chủ 30%. Thấy chúng tôi ái ngại vì căn chòi trống hơ trống hoác, cô gái cười tươi, đi đến một góc nhỏ, kéo sợi dây, nhanh chóng, bốn mặt được lớp mành dừa che lại: "Như vậy đã đủ kín chưa anh". Thì ra, quán được thiết kế theo kiểu các tấm mành di động để vừa tạo được sự thoáng mát, lại tạo được sự kín đáo mỗi khi cần.
Cô gái ngồi phía bên Cường cho biết, ở các khu câu cá thư giãn trên địa bàn hiện nay ở đâu cũng có "dịch vụ em út". Mỗi quán như vậy chỉ nuôi khoảng chừng 2 đến 3 cô để vừa không tốn tiền trả lương vừa bớt phức tạp mỗi khi bị kiểm tra. Mỗi khi cuối tuần, khách đông, các ông chủ lại gọi mối dẫn thêm đào đến để tiếp khách. Đối với các cô gái này thường được các ông chủ ở các khu câu cá khác mời gọi. Cũng chính vì vậy, mỗi cô chỉ lưu lại ở các khu câu cá thư giãn chỉ vài tháng rồi lại tìm địa chỉ làm ăn mới.
Trong cuộc trò chuyện với chúng tôi, cô gái trẻ không ngại ngùng: "Vị khách nào cần bọn em ngồi tiếp bia thì bọn em ngồi tiếp. Còn vị nào muốn hơn nữa thì cũng không thất vọng đâu. Khi đã quen biết rồi, bọn em có thể đến những nơi nào khách muốn...".
Ngồi nói chuyện một lúc khá lâu, trăng đã lên quá đầu, chúng tôi "rút" khỏi khu câu cá thư giãn này. Trên đường đi ra, hầu hết các chòi khác đều đã kín chỗ. Những chiếc cần câu cũng được đặt phía trước, hướng ra mặt hồ. Còn phía bên trong chòi, tiếng rúc rích, sột soạt... phát ra không gian nghe thật khó chịu.
Trong lúc chạy về, chúng tôi phát hiện, rất nhiều vị khách bây giờ mới chạy đến để tìm chỗ câu. Giờ này, có lẽ để câu cá nước chỉ là hình thức đối với các quý ông đã ngà ngà hơi men. Bây giờ, tôi mới hiểu câu nói của một trong hai cô gái lúc nãy nói: "Ban đêm khách đến đây nhiều. Nhiều lúc hết chòi, dù không quen biết khách vẫn sẵn sàng ngồi chung để bọn em phục vụ anh ạ"...
Theo xahoi
Mùa đông lạnh đi tắm nóng cùng "tiên nữ" tại Ba Vì Hàng trăm hộ dân ở xã Thuần Mỹ (Ba Vì, Hà Nội) đã sử dụng mạch nước nóng tự nhiên cộng với những cô gái xinh đẹp sẵn sàng làm vừa lòng du khách. Những biển hiệu tắm nóng tại xã Thuần Mỹ (Ba Vì, Hà Nội) Từ dịch vụ lành mạnh, hiện đang biến tướng và thậm chí có cả em út...