Tâm sự của nữ dân quân tự vệ sau 14 ngày chiến đấu với dịch Covid-19 ở khu cách ly Trúc Bạch
Ly là nữ dân quân tự vệ duy nhất xung phong làm nhiệm vụ ở khu cách ly Trúc Bạch, công việc chính hàng ngày của cô là đẩy xe lăn đi phát cơm, nước, nhu yếu phẩm cho người dân.
14 ngày làm việc của nữ dân quân tự vệ trong “tâm” dịch Trúc Bạch
Hơn một ngày sau khi các chốt bao quanh tuyến phố Trúc Bạch (quận Ba Đình, Hà Nội) tháo dỡ, Trần Hà Ly, 28 tuổi – nữ dân quân tự vệ duy nhất tình nguyện xung phong làm việc tại khu vực cách ly tiếp tục với nhiệm vụ trông coi căn nhà số 125. Đây là nơi ở của nữ bệnh nhân số 17 Nguyễn Hồng N. trước khi phát bệnh.
Ly chưa biết đến bao giờ sẽ dỡ phong tỏa căn nhà này, chỉ biết được cấp trên phân công thì cô đến gác, những ai qua đường không biết dừng trước cửa là Ly ra bảo khu vực nguy hiểm, đề nghị họ di chuyển tiếp.
Nữ dân quân Trần Hà Ly di chuyển làm việc trên đường Trúc Bạch.
Trong suốt 14 ngày lập chốt phong tỏa Trúc Bạch, mỗi ngày, ca làm việc của Ly kéo dài 8 tiếng. Cứ đều đặn 9h sáng và 16h chiều cô cùng 9 thành viên khác trong tổ dân quân tự vệ đẩy chiếc xe lăn chở thức ăn, nước uống và nhu yếu phẩm đi phát cho người dân. Có những ngày thiếu người, Ly làm đến 12 tiếng đồng hồi mới về nghỉ. Thời gian rảnh thì làm thêm công tác tuyên truyền phòng chống dịch cho phường.
“Giúp được chút sức nhỏ chống lại bệnh tật ở nơi mình sinh ra em cũng thấy vui” Ly cười tươi nói. “Thế mấy ngày đầu làm việc em có sợ không?”, cô gái quả quyết “em không sợ vì em đã tìm hiểu kỹ về căn bệnh rồi, tiếp xúc với người dân chúng em có khẩu trang, áo bảo hộ, không phải lo gì cả”.
Nhớ lại tối 6/3 khi chính quyền xác nhận có ca nhiễm đầu tiên ở Hà Nội, phố Trúc Bạch nhận lệnh phong, dân tình nhốn nháo, nhà Ly lại nằm sát tuyến phố, cô thao thức cả đêm không chớp mắt.
14 ngày làm việc ở khu cách ly là từng ấy ngày nữ dân quân phải hạn chế tiếp xúc người thân, cũng không gặp mặt người yêu, bạn bè. Thi thoảng được về nhà cô chỉ ở trong phòng, không đi shopping, không lui đến khu vui chơi giải trí hay quán cafe đông người.
Căn nhà số 125 Trúc Bạch vẫn được quây rào sắt.
Video đang HOT
Ly chơi cùng những em bé bên vườn hoa lúc rảnh.
Cô bộc bạch có những đêm dài thấy anh chị cán bộ y tế, công an trong ca trực không được ngủ, phải liên tục báo cáo về tình hình dịch trong khu về trung tâm, Ly càng thấy thương và lấy đó là động lực cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Trước khi xung phong vào đội dân quân phòng chống dịch của khu phố, Ly chuyên đi tổ chức sự kiện và làm thêm cho một cơ sở giáo dục mầm non. Cô gái trẻ từng có thời gian tham gia công tác Đoàn, giữ vai trò Bí thư Đoàn phường Trúc Bạch hơn một năm.
“Mấy ngày đầu vào làm ở khu cách ly, ngày nào bố mẹ em cũng gọi nhắc nhở, dần thành quen. Giờ gỡ chốt rồi nên thoải mái hơn, em sẽ làm tiếp đến khi nào cả khu phố an toàn mới về với công việc thường ngày của mình”, Ly nói.
“Mấy ngày cách ly cả khu không có thêm ai nhiễm là mừng…”
Cuối chiều 21/1, ông Đỗ Trọng Việt lững thững đi bộ đến phố Trúc Bạch thay ca cho ông Vũ Văn Khôi. Cả hai đã 70 tuổi, bảo vệ lâu năm ở tổ dân phố. Công việc họ làm hôm nay là ngăn không cho người đi đường dừng quá lâu trước cửa căn nhà số 113, phía trước nhà, hàng rào khung sắt dựng vây quanh vẫn treo biển “KHU VỰC CÁCH LY”.
Ông Việt (trái) thay đến thay ca cho ông Khôi (phải).
Ngôi nhà số 113.
Người dân Trúc Bạch bảo đây là nơi lưu trú của lái xe riêng cho gia đình nữ bệnh nhân số 17, anh tài xế được phát hiện dương tính với Covid-19 chỉ vài ngày sau chở nữ bệnh nhân nhập viện Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 xét nghiệm.
Khuya 20/3 sau khi các chốt cách ly được dỡ bỏ, một phần cán bộ y tế, công an rời đi. Tuyến phố chỉ còn hai lực lượng chính làm nhiệm vụ gồm bảo vệ tổ dân phố; dân quân tự vệ.
Trên chiếc ghế inox đối diện cửa nhà số 113, ông Việt, ông Khôi cứ thế thay phiên nhau mỗi người gác hai tiếng. Khi mệt sẽ có người đến tiếp viện. Trong 14 ngày lập chốt cách ly, cả hai ông đều làm nhiệm vụ bảo vệ vòng ngoài.
Dù đã lớn tuổi, thuộc nhóm đối tượng dễ lây nhiễm nhưng khi hỏi về tình hình sức khỏe sau nhiều ngày ở trong “tâm dịch”, ông Khôi cười nói: “Tôi thấy bình thường, không quá lo lắng gì cả, bây giờ vẫn khỏe mà”.
Trẻ con chơi đu quay.
Những người trung niên tập thể dục bên vườn hoa dọc đường Trúc Bạch.
Còn ông Việt bày tỏ niềm vui khi toàn bộ 70 hộ dân Trúc Bạch sau nhiều ngày ở trong nhà, giờ họ chính thức được tự do đi lại. “Mấy ngày cách ly cả khu không có thêm ai nhiễm là mừng, giờ phải làm ăn tiếp, quán xá đóng cửa lâu quá”, ông Việt nói rồi hướng ánh mắt nhìn một lượt những căn nhà dọc con phố vẫn đóng cửa im lìm. Ông lẩm nhẩm phân tích “chắc cũng phải mất một thời gian nữa việc buôn bán của người dân mới nhộn nhịp như trước”.
Bên dải vườn hoa dọc đường Trúc Bạch, những đứa trẻ cùng chơi đu quay, cầu trượt nô đùa gọi nhau ríu rít. Một vài phụ nữ trung niên tranh thủ rèn luyện sức khỏe trên những chiếc máy chạy bộ trên không, cuộc sống nơi đang bắt nhịp trở lại sau những ngày “sống chậm”.
Phố Trúc Bạch chiều muộn 21/3.
Bệnh nhân số 17 đã hai lần xét nghiệm âm tính với COVID-19
Tính đến sáng ngày 22/3, có thêm một bệnh nhân có kết quả xét nghiệm âm tính 2 lần liên tiếp với COVID-19 là bệnh nhân số 17. Như vậy đến thời điểm này đã có 3 bệnh nhân hai lần xét nghiệm âm tính với COVID-19.
Tính đến trưa ngày 22/3, Việt Nam đã ghi nhận 94 trường hợp mắc COVID-19, trong đó 17 trường hợp đã điều trị khỏi. Về các bệnh nhân còn lại đang điều trị tại các cơ sở y tế, hiện đã có 3 bệnh nhân âm tính với COVID-19 hai lần liên tiếp.
Trong số 17 trường hợp đã khỏi bệnh có 16 trường hợp đã ra viện, 1 trường hợp là bệnh nhân thứ 18 đã 3 lần xét nghiệm âm tính, không còn ho, sốt, hoàn toàn khỏe mạnh và đã được chuyển từ Bệnh viện đa khoa Ninh Bình sang Bệnh viện đa khoa Thái Bình theo dõi sức khỏe.
Các bệnh nhân còn lại hiện đang được cách ly, điều trị tại 11 cơ sở y tế trong cả nước, trong đó có cả bệnh nhân đang điều trị tại trung tâm y tế huyện (bệnh nhân số 73 người Anh hiện điều trị tại Trung tâm y tế huyện Thanh Miện- tỉnh Hải Dương).
Tổng hợp về tình hình chung của các bệnh nhân đang điều trị ở các cơ sở y tế, cho biết đa số tình trạng sức khỏe của các bệnh nhân ổn định, không sốt, không ho hoặc ho ít, không khó thở, XQ phổi bình thường; có một vài bệnh nhân có dấu hiệu viêm phổi (dấu hiệu trên phim XQ) và viêm phổi tiến triển đã được điều trị theo phác đồ điều trị viêm phổi.
Trong các cơ sở y tế đang tiếp nhận và điều trị các bệnh nhân mắc COVID-19, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương hiện cách ly, điều trị 36 trường hợp (có 22 bệnh nhân người Việt, 14 bệnh nhân người nước ngoài).
Bệnh nhân số 17 đang được cách ly, điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 hiện đã có kết quả xét nghiệm 2 lần liên tiếp âm tính với COVID-19. Ảnh: Bệnh viện cung cấp.
Nhiều bệnh nhân tại đây đã có kết quả xét nghiệm âm tính 1 lần với COVID-19, đó là bệnh nhân số 25, bệnh nhân số 59, bệnh nhân số 72. Riêng bệnh nhân số 17 đã hai lần liên tiếp có kết quả xét nghiệm âm tính với COVID-19, bệnh nhân 24 đã 2 lần có kết quả xét nghiệm âm tính (lần gần đây nhất là ngày 19/3), bệnh nhân số 27 cũng cho kết quả xét nghiệm 2 lần âm tính.
Về 2 trường hợp nặng đang điều trị tại đây, một trong 2 trường hợp này do tình trạng suy hô hấp tiến triển nhanh nên hội đồng chuyên môn cấp Bộ Y tế và tổ hồi sức bệnh nhân COVID-19 nặng- Bộ Y tế đã thống nhất chỉ định can thiệp ECMO.
Đối với 2 trường hợp bệnh nhân nặng này, Bộ Y tế đã liên tục tổ chức hội chẩn chuyên môn gồm các chuyên gia hàng đầu về hồi sức, hô hấp, tim mạch... Bộ Y tế cũng đã thành lập tổ Hội chẩn chuyên môn gồm 30 chuyên gia đầu ngành để sẵn sàng hội chẩn, hỗ trợ chuyên môn đối với các trường hợp ca bệnh nặng.
Kết quả xét nghiệm của một số bệnh nhân mắc COVID-19 đang cách ly điều trị tại các cơ sở y tế khác cũng đã âm tính từ 1-2 lần, 2 bệnh nhân nước ngoài đang điều trị tại Bệnh viện Đà Nẵng là 1 lần âm tính. Một bệnh nhân khác cũng có kết quả âm tính 1 lần là bệnh nhân người Anh đang điều trị ở Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2. Bệnh nhân 32 đang điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP Hồ Chí Minh cũng cho kết quả xét nghiệm âm tính 1 lần.
Đến hết ngày 21/3, tổng ca mắc COVID-19 thế giới trên 286 nghìn ca. Các nước ngoài Trung Quốc có số ca mắc trên 205 nghìn ca, gấp 2,5 lần Trung Quốc. 186 quốc gia/vùng lãnh thổ trên thế giới ghi nhận trường hợp mắc.
Tỷ suất tử vong của Italy và Iran ở mức rất cao (Italy: 4032 người tử vong, tỷ suất 8,57% và Iran: 1556 người tử vong, tỷ suất 7,55%).
Số ca mắc của Italy vượt trên 47 nghìn ca. Các nước Tây Ban Nha, Đức, Iran đều vượt trên 20 nghìn ca, Hoa Kỳ xấp xỉ con số trên.
Số ca mắc tại các điểm nóng tăng theo cấp số nhân. Sau 1 tháng, số ca mắc của Italy tăng gấp 166 lần, Tây Ban Nha từ 3 ca đã tăng lên gấp 8.000 lần (lên gần 25 nghìn ca), Đức tăng gấp 1.300 lần, Iran tăng gấp 216 lần, Hoa Kỳ tăng gấp 374 lần, Pháp tăng gấp 1.000 lần.
Thái Bình
Bệnh nhân số 17 mắc COVID-19 đã có kết quả âm tính lần 1 Theo Bộ Y tế, bệnh nhân số 17 đã có kết quả âm tính lần 1. Tuy nhiên bệnh nhân 26 (BN26) 69 tuổi - bác của bệnh nhân 17 đã phải can thiệp ECMO (tim phổi nhân tạo). Bệnh nhân số 17 đang được điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương. (Ảnh: PV/Vietnam ) Tối 19/3, Bộ Y tế...