Tâm sự của những nam giới Nhật Bản chịu bạo lực gia đình
Một số nam giới Nhật Bản cho biết bản thân là nạn nhân của tình trạng bạo lực gia đình dưới nhiều hình thức từ thể xác, tinh thần đến kinh tế.
Toshiko Noguchi (nữ) tại hiệp hội Swan Forest đang nói chuyện với một nạn nhân bạo lực gia đình tại văn phòng hiệp hội ở tỉnh Tokushima vào ngày 10/1/2024. Ảnh: Mainichi
Một cuộc khảo sát được thực hiện bởi Hakucho no Mori (Rừng Thiên Nga), một hiệp hội hỗ trợ về bạo lực gia đình ở tỉnh Tokushima ở phía tây Nhật Bản, gần đây đã làm sáng tỏ tình trạng bạo lực gia đình mà nam giới phải nước này gánh chịu.
Hiệp hội nói trên đã thăm dò ý kiến của 20 người đàn ông trong độ tuổi từ 20 – 50, thông qua đó cho thấy những định kiến cho rằng việc bạo lực và lạm dụng trong gia đình “chỉ xảy ra với phụ nữ” và “đàn ông về bản chất là mạnh mẽ hơn phụ nữ” đang góp phần đẩy các nạn nhân nam vào ngõ cụt.
Video đang HOT
Bạo lực do người bạn đời gây ra với nam giới không chỉ giới hạn ở hành vi bạo lực thể xác như đánh, đá. Một người làm khảo sát cho biết anh đã từng bị bạo lực tâm lý, chẳng hạn như bị chì chiết: “Anh là kẻ vô dụng” khi đi làm về vào đêm khuya. Người này cũng thường xuyên phải chịu đựng những lời cằn nhằn và “dạy dỗ”.
Một nạn nhân khác thì cho biết bản thân bị lạm dụng kinh tế, bị vợ đòi hết tiền lương và hạn chế lối sống của mình. Tất cả 20 người trả lời trong cuộc khảo sát đều cho biết họ cảm thấy cuộc sống của mình đang gặp vấn đề lớn.
Toshiko Noguchi, giám đốc đại diện hiệp hội, nhận xét: “Tác hại của bạo lực gia đình không liên quan đến một giới tính cụ thể nào và không có sự khác biệt giữa nam và, nữ về kiểu lạm dụng mà họ phải chịu”.
Theo Cơ quan cảnh sát quốc gia Nhật Bản (NPA), số lượng cuộc tư vấn, bao gồm cả các cuộc gọi khẩn cấp từ nam giới về việc trở thành nạn nhân của bạo lực gia đình, ngày càng tăng. Năm 2013, đã có 3.281 cuộc tư vấn và có 26.175 cuộc vào năm 2023. Điều này một phần là do nhận thức về việc nam giới cũng có thể là nạn nhân ngày càng tăng. Ông Noguchi tin rằng đây chỉ là phần nổi của tảng băng chìm. Ông nói: “Vẫn có những người đàn ông ngại tìm kiếm sự giúp đỡ vì suy nghĩ chung rằng nạn nhân của bạo lực là phụ nữ”.
Takie Hamamo, một luật sư quen thuộc với chủ đề bạo lực gia đình tuyên bố: “Nhiều nạn nhân không nhận ra rằng các hình thức lạm dụng bằng lời nói và tấn công tâm lý khác từ bạn đời cũng là bạo hành. Đó là vì suy nghĩ chung thường tập trung nhiều vào bạo lực thể xác”.
Cuộc khảo sát cho thấy một lý do khiến nam giới cảm thấy khó trình báo là vì quầy tư vấn của các cơ quan địa phương sử dụng những cái tên như “trung tâm hỗ trợ phụ nữ” và “bộ phận tư vấn trẻ em và phụ nữ”. Một nạn nhân cho biết anh đã không ra trình báo vì ngập ngừng nghĩ: “Đây không phải là nơi thích hợp để tôi liên hệ với tư cách là một người đàn ông”.
Một lý do khác mà nhiều nạn nhân nam viện dẫn vì không đến quầy tư vấn là vì xấu hổ. Swan Forest tin rằng các nạn nhân nam trở nên bị cô lập do ý thức về giới tính. Họ nghĩ: “Thật đáng xấu hổ khi đàn ông phải chịu bạo lực bởi phụ nữ và là đàn ông, tôi phải mạnh mẽ”.
Một người đàn ông ở độ tuổi 30 từng nói trong cuộc khảo sát rằng anh chỉ nhận ra mình là nạn nhân của bạo lực gia đình sau khi tham khảo ý kiến của hiệp hội.
Thông qua hòa giải pháp lý với sự hỗ trợ của luật sư, anh đã có thể tiến hành thủ tục ly hôn và chung sống hòa bình. Nhưng ngay cả bây giờ, vài năm sau khi cuộc ly hôn, anh vẫn nghĩ lại về hành vi bạo lực mà người vợ khi trước đã gây ra cho anh, điều khiến anh run rẩy và không thể nói nên lời.
Người đàn ông chia sẻ: “Ngay cả khi tôi tìm kiếm sự giúp đỡ, tôi chỉ nhận được những câu trả lời như ‘Bạn là đàn ông nên bạn có thể chịu đựng được mà’. Không ai hiểu tôi và tôi nghĩ chỉ cần tôi chịu đựng được thì gia đình tôi sẽ hạnh phúc. Anh kêu gọi xóa bỏ sự phân biệt đối xử vô thức đối với nam giới trong xã hội.
Nhật Bản: Số vụ lạm dụng trẻ em tăng cao đáng báo động
Cảnh sát Nhật Bản đã cảnh báo các trung tâm phúc lợi trẻ em sau khi phát hiện số lượng trẻ tình nghi bị lạm dụng tăng lên mức cao kỷ lục trong năm 2023 là 122.806 em, tăng 6,1% so với năm trước đó.
Theo Cơ quan Cảnh sát quốc gia Nhật Bản, trong năm 2023, cảnh sát nước này đã thực hiện 2.385 vụ điều tra hình sự liên quan nghi vấn lạm dụng trẻ em, tăng 9,4% so với năm 2022 và cũng là con số cao nhất từ trước đến nay. Số trẻ dưới 18 tuổi được đưa tới các trung tâm phúc lợi trẻ em vì bị bạo hành tinh thần cũng tăng lên mức kỷ lục là 90.761 em, trong đó có 52.611 em phải chứng kiến cảnh bạo lực gia đình. Những trẻ em bị bạo hành thể chất cũng đã lên tới 21.520 trẻ, trong khi 10.205 trẻ bị bỏ mặc hoặc bỏ rơi, 320 trẻ em bị lạm dụng tình dục. Trong số những vụ việc phải điều tra hình sự, có 1.903 trẻ bị bạo hành thể chất, 372 trẻ bị lạm dụng tình dục, 65 trẻ em bị bạo hành tinh thần và 45 trẻ bị bỏ mặc hoặc bỏ rơi.
Ngoài ra, số vụ yêu cầu được tư vấn về hành vi theo dõi lần đầu tiên tăng sau 6 năm, lên 19.843 trường hợp. Cùng với đó, số lệnh cấm tiếp cận được ban hành cũng lên mức cao kỷ lục 1.963 lệnh. Tư vấn về bạo lực gia đình cũng tăng 4,9% so với năm trước lên 88.619 trường hợp, trong đó 70,5% nạn nhân là phụ nữ và 29,5% nam giới.
Số người thọ 100 tuổi trở lên ở Nhật nhiều kỷ lục Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản hôm nay 15.9 công bố số liệu mới cho thấy số người thọ 100 tuổi trở lên ở nước này ước tính đạt mức kỷ lục 92.139 người. Dẫn đầu số người từ 100 tuổi trở lên ở Nhật là phụ nữ, chiếm 88,5%, theo Kyodo News dẫn dữ liệu mới của Bộ...