Tâm sự của những cựu binh Mỹ quay lại Việt Nam chuộc lỗi lầm
Hơn 40 năm sau khi chiến tranh Việt Nam kết thúc, hàng chục cựu binh Mỹ quay lại Việt Nam sinh sống với hy vọng chuộc lại những lỗi lầm mà họ đã phạm phải trong cuộc chiến.
Ám ảnh ký ức chiến tranh
Năm 1968, cựu binh Mỹ David Edward Clark cắm trại phía sau dãy núi Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng, miền Trung Việt Nam.
Trong một bài phóng sự của hãng tin BBC, nhớ lại những ký ức đau thương và đầy ám ảnh trong cuộc chiến tranh ở Việt Nam, người cựu binh Mỹ, năm nay 66 tuổi chia sẻ: “Chúng tôi có quy tắc là không bao giờ được rời khỏi doanh trại mà không mang theo súng. Thế là tôi ôm khư khư khẩu M16 mọi lúc mọi nơi. Và tôi chĩa khẩu súng đó vào mặt tất cả những người Việt Nam tôi bắt gặp, cả đàn ông, đàn bà và trẻ em. Tôi muốn họ phải sợ tôi. Điều đó cũng giúp tôi có nhiều cơ hội sống sót hơn”.
Cựu binh Mỹ David Edward Clark hiện sống ở thành phố Đà Nẵng, nơi từng ông đóng quân trong chiến tranh Việt Nam.
Ông Clark cũng cho hay, kể cả khi trở về Mỹ sau chiến tranh, ông vẫn bị ám ảnh bởi những ký ức chiến tranh ở Việt Nam.
“Tôi thường tỉnh giấc bất chợt giữa đêm, người ướt đẫm mồ hôi. Tôi nhìn thấy rất nhiều người, có cả những người thật ra không đang ở cạnh tôi. Có lúc tôi tỉnh dậy và vội vàng thu dọn đồ đạc trong nhà vì ngỡ có người đến tìm mình. Cách duy nhất để tôi thoát khỏi những ký ức đó là uống rượu. Vì thế tôi đã nốc rất nhiều rượu và trở nên nghiện ngập”, cựu binh Clark vừa nói vừa giấu đôi mắt buồn sau cặp kính lớn.
Tương tự đồng đội, cựu binh Richard Parker, 66 tuổi cũng chia sẻ, ông đã thực sự suy sụp sau cuộc chiến tại Việt Nam và trong suốt 20 năm hậu chiến, ông đã chìm ngập trong rượu, ma túy và tình dục.
“Tôi sống như một gã lang thang, nay đây mai đó. Tôi cũng chẳng quan tâm xem mình sống hay chết”, ông Parker nhớ lại.
Cựu binh Mỹ Richard Parker và cuộc sống bình dị tại Việt Nam.
Trong nhiều năm, cựu binh Mỹ này đã phải chịu chứng rối loạn tâm thần hậu chấn thương, một loại bệnh ảnh hưởng tới 11% cựu chiến binh Mỹ tham chiến ở Việt Nam. Hàng chục nghìn người thậm chí đã tự tử. Ký ức về sự phá hủy và chết chóc ở Việt Nam không ngừng đeo bám ông.
“Tôi đã bị tẩy não (ở Mỹ) trước khi sang Việt Nam nên tôi chỉ muốn giết chết những người lính ở đây. Nhưng khi tôi rời đất nước này, tôi lại thấy yêu con người nơi đây. Làm sao họ có thể là đối tượng nguy hiểm được? Thứ duy nhất mà họ muốn làm là trồng lúa và sinh con”, Parker tâm sự.
Quay lại Việt Nam xây lại cuộc đời
Video đang HOT
Nhiều thập kỷ đã trôi qua kể từ ngày giải phóng Sài Gòn nhưng nhiều cựu binh Mỹ vẫn ngạc nhiên tự hỏi vì sao họ lại tham chiến ở Việt Nam. Ước tính, có hàng chục ngàn cựu chiến binh đã quay trở lại Việt Nam kể từ thập niên 1990, chủ yếu là trong các chuyến viếng thăm ngắn ngủi tới những nơi mà họ từng chiến đấu.
40 năm sau cuộc chiến, cựu binh Clark đưa ra quyết định làm thay đổi cuộc đời ông, đó là quay lại Việt Nam để xây dựng một cuộc sống mới. Ông chỉ là một trong khoảng 100 cựu binh Mỹ, thậm chí nhiều hơn, đã sang Việt Nam định cư. Nhiều người trong số họ sống bên trong hoặc xung quanh thành phố Đà Nẵng. Đây là nơi Mỹ đã xây dựng nhiều trại quân đội nhất trong chiến tranh và cũng là nơi đầu tiên binh lính Mỹ đổ bộ năm 1965.
Clark tìm cách quay trở lại ngọn núi nơi ông từng đóng quân và lần đầu tiên trèo lên đỉnh núi. “Trên đường lên đỉnh núi, tôi có một cảm giác yên bình mà chưa từng có trước đây. Không còn bom đạn, không còn chiến tranh, không còn những máy bay chiến đấu hàng ngày lượn trên đầu. Khi đó, tôi mới nhận ra rằng chiến tranh đã kết thúc”, cựu binh Mỹ chia sẻ.
Cựu binh Mỹ David Edward Clark quay lại Việt Nam để xây dựng lại cuộc đời.
Sự thanh thản và bình yên trong tâm hồn cũng là điều mà cựu binh Parker tìm thấy sau khi quay trở lại Việt Nam.
“Ở đây (Việt Nam), tôi tìm thấy sự yên bình cho bản thân. Thỉnh thoảng tôi cũng tới những nơi mình từng chiến đấu. Những nơi từng hỗn loạn và bị phá hủy, giờ đã trở thành chốn bình yên, chứa đựng nhiều hy vọng của cuộc sống”, ông Parker cho hay.
Tương tự, đặc biệt, không ít cựu binh Mỹ thậm chí còn tìm được một mái nhà hạnh phúc khi yêu và cưới vợ Việt sau khi trở lại đất nước hình chữ S xinh đẹp.
Trong chuyến du ngoạn bằng xe máy, cựu binh Clark đã phải lòng một phụ nữ Việt Nam và họ đã kết hôn được 2 năm.
“Tôi từng nghĩ rằng Việt Nam là nơi nghèo đói, ở tận cùng thế giới. Nhưng giờ đây tôi cảm thấy mình thật may mắn vì sống ở đây. Tôi biết đây là nơi dành cho mình. Chiến tranh đã kết thúc và tối sẽ sống ở Việt Nam cho đến cuối đời”,Clark thở sâu, bỏ cặp kính xuống, lặng lẽ lau nước mắt và chia sẻ bằng chất giọng nghẹn ngào.
Hạnh phúc mỉm cười với cựu binh Mỹ Clark khi ông gặp được người phụ nữ của đời mình khi quay trở lại Việt Nam.
Một cựu binh Mỹ khác là tên là Larry Vetter, người đang làm việc cho tổ chức “Trẻ em thời chiến Việt Nam” cũng đang có một cuộc sống mới và hạnh phúc với người bạn đời Việt Nam.
Khi tới Đà Nẵng vào tháng 11.2012, Vetter chỉ có ý định sẽ ở đây 3 tháng để giúp một gia đình chăm sóc hai người con chịu ảnh hưởng của chất độc màu da cam.
“Tôi có cảm giác rằng mình cần phải khôi phục lại thứ gì đó. Chính phủ Mỹ từ chối làm điều đó vì vậy tôi quyết định ở đây để làm những gì mình cần làm”, Vetter cho hay.
Cựu binh Mỹ Larry Vetter bên trong căn nhà của mình tại Đà Nẵng, phía trên tường treo ảnh cưới của ông và một phụ nữ Việt.
Tuy nhiên, một phần cảm giác tội lỗi đã khiến ông quyết định ở lại Việt Nam nhiều hơn 3 tháng. “Tôi có một ngăn tủ đóng kín trong trái tim mà tôi không muốn mở ra bởi tôi sợ. Tôi không biết chính xác đó là gì nhưng cho đến bây giờ khi cánh cửa đó mở ra một chút, tôi lại gặp phải ác mộng. Có lẽ phần đóng cửa này là lý do tôi ở Việt Nam. Chúng tôi đã làm quá nhiều điều ngu ngốc tại đây”, cựu binh Mỹ Vetter tâm sự.
Cựu binh Mỹ Larry Vetter sống hạnh phúc cùng người vợ Việt Nam ở Đà Nẵng.
Từ trong bếp, vợ ông, bà Doan Ha, nhìn ông với ánh mắt đầy yêu thương. Larry nhiều tuổi hơn bà và có nhiều ký ức về Việt Nam mà bà không thể hiểu hết nhưng bà vẫn yêu ông. “Ông ấy rất tốt, không chỉ với riêng tôi mà với tất cả mọi người”, bà Ha về người chồng của mình.
Theo Danviet
Các cựu binh Mỹ nói về chuyến thăm Việt Nam của Obama
Tờ New York Times ghi lại suy nghĩ và cảm nhận của một số người Mỹ trước chuyến thăm Việt Nam sắp tới của Tổng thống Barack Obama.
Tổng thống Mỹ Barack Obama có chuyến thăm chính thức Việt Nam từ ngày 23/5. Ảnh minh họa: Reuters
Theo New York Times, chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Obama vào tuần tới chắc chắn sẽ thu hút nhiều sự quan tâm của giới truyền thông. Hàng trăm phóng viên, nhà báo, nhà quay phim sẽ theo sát mọi bước đi của người đứng đầu Nhà Trắng bởi ông mới chỉ là tổng thống Mỹ thứ ba tới Việt Nam kể từ sau khi chiến tranh kết thúc.
Cựu bộ trưởng quốc phòng Mỹ Chuck Hagel cho hay, ông đã chuẩn bị tinh thần để đón nhận những hồi tưởng mà các bài báo, bức ảnh được ghi lại trong chuyến thăm mang đến.
"Tôi biết những tấm hình ấy sẽ lay động tôi", ông Hagel, người từng có 12 tháng tham chiến ở Việt Nam, nói. "Chúng chắc chắn sẽ khiến mọi thứ trong quá khứ trở lại".
Về phía Tổng thống Obama, chuyến công du Việt Nam không chỉ giúp ông củng cố chính sách xoay trục sang châu Á mà mặt khác, đây còn là cơ hội để ông thắt chặt mối quan hệ về an ninh, kinh tế với một đối tác đang ngày càng có vai trò quan trọng trong khu vực.
Với một số cựu binh Mỹ từng tham gia cuộc chiến tranh Việt Nam, chuyến thăm của ông Obama một lần nữa làm trào dâng trong họ những cơn sóng cảm xúc dạt dào. Nhưng bên cạnh đó, nó cũng thổi bùng lên những tranh cãi dường như chưa bao giờ dứt về hậu quả của cuộc chiến năm xưa.
"Vẫn còn đó rất nhiều bóng ma quanh đây", ông Hagel chia sẻ trong một cuộc phỏng vấn. "Vẫn còn đó những tranh cãi về cuộc chiến tranh Việt Nam và ý nghĩa của nó đối với đất nước này".
"Nó vẫn ám ảnh chúng ta", ông nói. "Đó là một sự lãng phí khủng khiếp sinh mạng con người".
Cựu bộ trưởng Hagel thêm rằng, tất cả các quyết định mà ông đưa ra khi còn là lãnh đạo Lầu Năm Góc hay những lời khuyên mà ông dành cho Tổng thống Obama đều bắt nguồn từ kinh nghiệm ông có được khi tham chiến ở Việt Nam.
Cho đến tận hôm nay, vấn đề tìm kiếm tù binh chiến tranh (POW) và mất tích trong chiến tranh (MIA) vẫn là nỗi khúc mắc đeo bám dai dẳng không ít nhà lập pháp cùng các quan chức quân đội Mỹ.
Một số người cho rằng Mỹ lúc này chỉ nên tập trung vào công tác đưa thi thể các binh sĩ hy sinh ở Việt Nam trở về quê hương. Song, nhiều lãnh đạo của các tổ chức cựu binh trong một phiên họp diễn ra hôm 13/5 tại Nhà Trắng lại nhất định mong muốn ông Obama hỏi nhà chức trách Việt Nam về việc có hay không tù nhân Mỹ còn sống.
Với những cựu binh khác, chuyến thăm của ông Obama sẽ như lời nhắc nhở đáng hoan nghênh về quá khứ bởi bóng ma chiến tranh không phải thứ mà người ta nên chôn vùi vào dĩ vãng.
Khác với chuyến thăm Việt Nam của cựu tổng thống Bill Clinton hồi năm 2000, lần này, ông Obama sẽ không tập trung vào những mất mát mà cả hai quốc gia phải chịu trong cuộc chiến khi xưa. Thay vào đó, Tổng thống Obama dường như sẽ đề cao những thành tựu mà hai nước đạt được trong việc làm sạch tàn dư chất độc màu da cam.
Nhưng với tư cách một tổng thống Mỹ đến Việt Nam nhiều năm sau khi chiến tranh kết thúc, ông Obama có lẽ sẽ không thể trở thành biểu tượng giúp hàn gắn vết thương tinh thần mà vô số cựu binh Mỹ từng phải trải qua khi trở về nước từ cuộc chiến. Rất nhiều người đã bị coi thường trên chính mảnh đất quê nhà vì tham chiến ở Việt Nam.
"Sự thiếu chào đón ấy là một nỗi sỉ nhục quốc gia", thượng nghị sĩ John McCain, cựu binh Mỹ, từng là tù nhân chiến tranh ở Việt Nam, chia sẻ. "Họ là những người lính quân dịch mới 18, 19 tuổi chỉ biết đi làm nghĩa vụ vậy mà lúc trở về lại phải nhận sự ghẻ lạnh từ chính đồng bào mình".
Theo thượng nghị sĩ McCain, nước Mỹ giờ đây đã rút ra bài học nhưng chuyến thăm của ông Obama vẫn có thể khơi gợi lại những ký ức cay đắng trong họ.
Ngoài ra, ông McCain còn cho hay, một trong những việc khiến ông cảm thấy tự hào hơn cả suốt cuộc đời mình chính là nỗ lực góp phần bình thường hóa mối quan hệ Việt - Mỹ. Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa bang Arizona cũng tiết lộ ông thường xuyên quay trở lại Việt Nam đến mức quen thuộc với đường phố ở Hà Nội hơn cả Phoenix.
"Tôi thỉnh thoảng vẫn dậy thật sớm và đến thăm Đài tưởng niệm Chiến tranh Việt Nam khi mặt trời vừa ló rạng", ông McCain nói trong một cuộc phỏng vấn. "Suy nghĩ và hồi tưởng luôn là trải nghiệm vô cùng tuyệt vời với tôi".
Vũ Hoàng
Theo VNE
Donald Trump quyên góp một triệu USD cho cựu binh Mỹ Ứng viên tổng thống Donald Trump hôm qua nói ông đã quyên góp một triệu USD cho một quỹ từ thiện của thủy quân lục chiến, gần 4 tháng sau khi đưa ra lời hứa và bị truyền thông soi xét. Tỷ phú Donald Trump. Ảnh: Reuters "Tôi đã gây quỹ được gần 6 triệu USD, trong đó có một triệu USD tiền...