Tâm sự của người chồng bị vợ coi thường
Sở dĩ anh không có chính kiến và không làm được việc gì là do anh làm gì trái ý em thì chỉ nhận được sự trách móc, xỉa xói của em.
Ảnh minh họa
Gửi vợ! Anh biết 2 đứa mình không thể ngồi lại nói chuyện nghiêm túc được. Sở dĩ trước giờ anh không muốn làm bất cứ việc gì hoặc có làm nhưng không đến đâu là do tại sao em biết không? Bởi vì anh làm chuyện gì em cũng đứng phía sau, chẳng những không ủng hộ mà còn chê bai này nọ. Bởi do từ trước giờ anh làm chỉ một công việc chuyên môn kỹ thuật và ở nhà trọ nên những việc nhà khác chưa làm tới. Vì thế khi đụng đến chuyện gì cũng làm không xong, em thấy vậy sao không khích lệ anh cố gắng mà lại trách móc và đi so sánh anh với người khác, họ ở quê từ nhỏ đến lớn nên những công việc như sửa chữa tấm vách, lợp mái nhà là chuyện bình thường. Có khi nào em tự hỏi nếu để người ta thay thế công việc của anh thì họ có làm được hay không?
Anh biết công việc hiện tại của mình chiếm quá nhiều thời gian, phải trực cơ quan suốt nên không thể phụ giúp em chuyện gia đình cũng như chăm sóc con, vì thế em căng thẳng đầu óc do vừa lo buôn bán vừa chăm sóc con. Những khi về đến nhà em hay cằn nhằn, anh hiểu nên không nói gì mà chỉ tranh thủ thời gian phụ giúp em giặt đồ, tắm con, cho con ăn, dỗ con ngủ. Rồi em kêu anh nghỉ làm ở cơ quan mà ra ngoài làm để phụ giúp em kinh tế, vì phải lo cho ba mẹ anh. Anh nghĩ sẽ làm theo lời em nói. Mới đây em kết bạn trên mạng với người đàn ông khác, để cho người ta buông lời trêu ghẹo, rồi nhớ nhung này nọ, rủ đi khách sạn, mặc dù em không đồng ý mà chỉ có ý muốn làm bạn.
Anh nhắc nhở em mình buôn bán phải nói chuyện vui vẻ với khách nhưng em cũng đừng cởi mở quá làm người ta hiểu nhầm em là người dễ dãi, nhưng em lại trả lời anh đó là chuyện riêng tư của em, em có quyền có bạn. Thế anh là gì của em? Em là vợ anh, người đàn bà đã có chồng con mà lại kết bạn với những người chỉ có suy nghĩ làm quen để lên giường. Em có nghĩ cảm giác của anh như thế nào khi biết như vậy không? Anh đau lắm khi em đối xử với anh như vậy. Em từng nói coi thường anh vì anh không có chính kiến, bất tài vô dụng, không làm được việc gì ở nhà, làm không ra tiền. Nhưng em có hiểu vì sao anh như vậy không?
Sở dĩ anh không có chính kiến và không làm được việc gì là do anh làm gì trái ý em thì chỉ nhận được sự trách móc, xỉa xói của em. Do anh làm ở xã nên lương thấp, không phụ giúp kinh tế với em nhiều. Cũng chính vì vậy mà em coi thường anh. Nhưng em ơi, tất cả đều có lý do của nó hết. Sao em không suy nghĩ tới mà cứ trách móc và coi thường anh? Còn chuyện sinh hoạt vợ chồng. Em nói bị căng thẳng do suốt ngày buôn bán với chăm sóc con dẫn đến mệt mỏi, cộng với việc dường như em bị trầm cảm do sinh con nên không hứng thú. Anh hiểu, nhưng em hãy suy nghĩ lại xem. Buôn bán thì sáng ra ba mẹ đã dọn quán hủ tíu xong hết rồi, em chỉ đứng bán cho khách đến 9 giờ sáng là hết, còn chuyện rửa tô chén dọn dẹp, cơm nước có mẹ phụ giúp, con thì trưa anh tranh thủ về tắm, cho con ăn cơm, dỗ con ngủ. Anh biết nhu cầu anh cao hơn em nên không ép em nhưng chỉ cần em dành chút thời gian riêng tư của vợ chồng trong phòng ngủ mà đừng để suy nghĩ công việc mưu sinh hàng ngày làm ảnh hưởng. Tâm sự của anh chỉ có bao nhiêu đó, hy vọng em đọc được và sẽ hiểu anh hơn. Yêu em!
Theo VNE
Người chồng coi thường vợ vì cô thất nghiệp, những gì bác sĩ nói đã khiến ông ta xấu hổ
Phụ nữ giống như "muối", người ta không nhớ tới tầm quan trọng của muối cho tới khi nó bị bỏ qua và các món ăn trở nên vô vị.
Video đang HOT
ảnh minh họa
Bạn nghĩ rằng thành công của một người phụ nữ là gì? Đó có thể là sự nghiệp thành đạt, được nhiều người ngưỡng mộ, lấy được người chồng giàu có... Nhưng đôi khi chỉ đơn giản là chăm sóc tốt gia đình của mình, nuôi dạy con cái nên người cũng đã là niềm hạnh phúc và thành công trong cuộc đời của người phụ nữ rồi.
Hãy lắng nghe cuộc đối thoại giữa một người chồng và một vị bác sĩ tâm lý, bạn sẽ hiểu và biết trân trọng những người phụ nữ đang âm thầm lặng lẽ vun vén cho gia đình mà không có chút đòi hỏi gì cho bản thân.
Bác sĩ: Chào anh? Anh làm nghề gì vậy?
Người chồng: Tôi làm kế toán của một ngân hàng.
Bác sĩ: Còn vợ của anh?
Người chồng: Cô ấy không có việc làm. Cô ấy chỉ ở nhà nội trợ.
Bác sĩ: Bữa sáng thường do ai chuẩn bị?
Người chồng: Vợ của tôi, vì cô ấy không có việc làm.
Bác sĩ: Vợ anh thường dậy lúc mấy giờ để chuẩn bị bữa sáng cho anh?
Người chồng: Khoảng 5 giờ sáng, vì cô ấy còn phải lau dọn nhà cửa trước khi chuẩn bị bữa sáng.
Bác sĩ: Các con của anh ai đưa đi học?
Người chồng: Tất nhiên là vợ tôi rồi, vì cô ấy không có việc làm.
Bác sĩ: Vậy đưa con đi học xong, cô ấy thường làm gì?
Người chồng: Cô ấy đi chợ, rồi về nhà giặt giũ cơm nước. Anh biết đó, cô ấy không có việc làm mà.
Bác sĩ: Thế buối tối, khi anh hết giờ làm về nhà, anh thường làm gì?
Người chồng: Tôi nghỉ ngơi, tại vì kết thúc một ngày làm việc tôi thường rất mệt mỏi.
Bác sĩ: Thế lúc này vợ anh làm gì?
Người chồng: Cô ấy nấu cơm tối cho cả nhà, rồi cho con ăn, ăn xong rửa bát và dọn dẹp rồi cho con tắm rửa đi ngủ.
Cuộc sống hàng ngày của một người vợ, bận rộn từ sáng sớm đến tận đêm khuya. Đây được gọi là "không có việc làm" sao?
(Ảnh: thông qua cafebiz.vn)
Trong thực tế, làm một " bà nội trợ" khó khăn không kém người phụ nữ làm việc nơi công sở. Họ không những là một người mẹ, một người vợ mà còn là một người con gái, một người con dâu, một chiếc đồng hồ báo thức, một đầu bếp, một người giúp việc, một cô giáo, một bảo mẫu, một cố vấn...
Họ không có kỳ nghỉ cuối tuần, nghỉ ốm, nghỉ lễ, họ làm việc bất kể ngày đêm. "Bà nội trợ" không có giấy chứng nhận, không có lương, nhưng vai trò của họ trong cuộc sống lại vô cùng quan trọng!
Một vị hiệu trưởng trường Đại học Harvard trong một cuộc phỏng vấn đã phát biểu: "Sự đóng góp vĩ đại nhất của Harvard không phải là đã đào tạo được bao nhiêu nhà khoa học, nhà chính trị gia nổi tiếng, mà là đã đào tạo được rất nhiều những bà mẹ ưu tú".
Cuộc sống có vô vàn con đường, mỗi con đường đều có thể dẫn tới thành công, chăm sóc tốt gia đình của mình, nuôi dạy con cái nên người cũng được xem là một thành công lớn của người làm "nội trợ".
Phụ nữ cũng giống như "muối" trên bàn ăn, nhiều người thường không nhớ tới tầm quan trọng của nó, nhưng nếu thiếu nó thì tất cả các món ăn đều trở nên vô vị.
Chính vì vậy, là một người chồng, một người con, hãy biết trân trọng và thương yêu hơn nữa những bà nội trợ "không có việc làm" này, bởi họ cũng có những khó khăn, những mệt mỏi mà không phải chỉ "dân công sở" mới có.
Theo VNE
Căn nhà 3 tỉ và quá khứ ngột ngạt khi ở nhờ nhà chật suốt 5 năm Chị thật sự không quan tâm đến những lời người bạn kia nói. Song chị cám ơn cái quá khứ đầy ngột ngạt khi sống nhờ nhà chị họ trong căn nhà chật suốt 5 năm qua... Tới giờ nghĩ lại quãng thời gian đi ở nhờ chị Lý và anh Quân không khỏi khiếp sợ. Tâm lý lúc đó của anh chị...