Tâm sự của một nữ y tá hạnh phúc khi… ở tù
Sự thăm nom, chăm sóc đều đặn của chồng có lúc khiến Minh chưa từng có cảm giác mình đang ở trong tù. Sáng dậy, cô cảm nhận được bình minh đang lên từ phía đằng xa…
Tìm hiểu cuộc sống sinh hoạt của những phạm nhân trong trai tạm giam tỉnh Bắc Giang cũng như bao trại giam khác, tôi hiểu được rằng sự thiếu thốn lớn nhất của họ không phải là chuyện cơm ăn áo mặc mà chính là sự khát khao tình cảm gia đình, tình cảm vợ chồng. Đặc biệt những nữ phạm nhân đã có gia đình luôn lo lắng rằng chồng của họ ở ngoài sẽ bỏ các cô mà đi với người con gái khác. Thế nhưng riêng với Hoàng Thị Minh – một y tá phạm tội tham ô phải ngồi tù 4 năm – thì luôn có một niềm tin son sắt vào sự chung thủy của chồng bởi cô biết anh là người luôn sẵn sàng chờ đợi và chăm sóc cho cô. Người phụ nữ có ngoại hình ưa nhìn ở tuổi 30 nói với tôi rằng điều may mắn và hạnh phúc nhất của người phụ nữ là tìm được một người chồng yêu thương mình thực sự và giờ đây, dẫu phải ngồi tù nhưng cô vẫn cảm thấy mình hạnh phúc gấp ngàn lần những người phụ nữ dẫu được sống ở ngoài xã hội nhưng hạnh phúc gia đình nát tan.
Tình yêu lãng mạn từ thuở sinh viên
Trong suốt buổi nói chuyện với Hoàng Thị Minh, tôi đọc được tình yêu sâu nặng của chị đối với chồng từ trong ánh mắt và giọng nói của người phụ nữ luôn có niềm tin vào tình yêu, sự cảm thông của chồng. Chồng của Minh hiện đang là một bác sỹ tại 1 bệnh viện có tiếng ở Hà Nội, đều đặn tuần nào cũng vậy, anh đi xe máy về Bắc Giang thăm vợ trong tù, thăm con ở nhà ngoại. Nhắc đến sự vất vả của chồng, sự thiếu thốn của con từ khi cô vào tù cải tạo, đôi mắt người vợ, người mẹ của đứa con 3 tuổi đỏ hoe mọng nước. Kể chuyện tình yêu đầu tiên thời sinh viên cũng là tình yêu duy nhất trong cuộc đời với chàng trai y khoa mà giờ đây là chồng của mình, Minh không giấu nổi những xúc cảm về hạnh phúc.
Ngày ấy, Minh là sinh viên tại một trường Trung cấp Y tại Thái Bình còn Khoa là sinh viên Y khoa tại Hà Nội. Dẫu học xa nhau nhưng vì cảm mến nhau từ thuở ngồi trên ghế trường cấp 3 tại Bắc Giang nên khi lên đại học, dù cả hai đã học ở những trường khác nhau nhưng vẫn duy trì liên lạc. Đều đặn hàng tháng, Khoa khi thì bắt xe buýt, khi thì đạp xe đạp từ Hà Nội xuống Thái Bình thăm Minh. Mỗi lần xuống thăm bạn gái, Khoa đều mang theo rất nhiều mẩu thư nhỏ mà hàng ngày mỗi khi đi đâu làm gì, nhớ Minh, Khoa đều viết hết ra giấy. Sau đó, chàng cẩn thận để trong một chiếc phong bì và đem theo để tặng mỗi khi gặp người yêu. Với Minh, những mảnh giấy ấy như một món quà vô giá nên cô luôn cẩn thận cất trong ba-lô để dẫu đi học, đi chơi hay về quê, cô đều có thể mang theo. Hết nửa kì học, chiếc ba lô nặng trĩu bởi toàn là thư của người yêu nên Minh mới đành lòng cất những thư cũ vào hộp để dành phần trống cho những thư mới.
Đám bạn học cùng cứ trêu chuyện tình của Khoa và Minh lãng mạn đến mức sến bởi có lần cả hai cùng đạp xe hơn 80 cây số từ Hà Nội về Bắc Giang với lý do để có được nhiều thời gian nói chuyện với nhau. Nhưng lúc ấy, cả Minh và Khoa đều bỏ mặc những lời trêu đùa của bạn bè, cả hai chỉ cần biết họ yêu nhau và cần có nhau, thế là đủ. Sau này, chính bản lĩnh ấy cũng đã khiến Khoa luôn vững vàng và tin tưởng vào vợ mình, không bị những lời đàm tiếu của thiên hạ làm lung lay tình yêu và sự vị tha của anh dành cho Minh khi Minh bị bắt vào tù vì tội tham ô công quỹ.
Tình yêu trong sáng suốt những năm cấp 3 và đại học của Minh và Khoa được đơm hoa kết trái bằng một đám cưới hạnh phúc khi cả 2 đã ra trường và làm cùng một bệnh viện ở Sơn Động. Khi cả hai có với nhau một bé gái xinh xắn, dễ thương thì cũng là lúc Minh được cơ quan đề xuất kiêm thêm nhiệm vụ làm thủ quỹ. Cuộc sống êm ấm của hai vợ chồng và đứa con gái nhỏ có lẽ sẽ chẳng bao giờ phải lìa xa nêu không có một ngày Minh nghe lời bạn dùng số tiền tồn dư công quỹ dồn lại từ năm này qua năm khác để cho vay lấy lãi.
Lúc đó, Minh chỉ nghĩ đơn giản rằng, tiền cứ để một chỗ thế này mà không sinh lãi thì phí quá, chi bằng đem cho vay, chỉ có lãi thêm chứ có mất đi đồng nào. Minh nghĩ, mình chỉ mượn tiền cho vay chứ có lấy cắp đâu mà sợ. Tuy nhiên, Minh không ý thức được rằng, đó không phải là tiền của cô nên việc xâm phạm công quỹ vào mục đích cá nhân là phạm pháp. Thế nên một ngày, khi cơ quan có đoàn thanh tra tài chính đột xuất, Minh không kịp xoay xở lấy lại tiền cho vay về và bị khép vào tội tham ô công quỹ.
Biết tin vợ mình bị bắt, Khoa chỉ buồn rầu trách vợ rằng: “Lần sau làm việc gì, hãy bàn với anh trước, đừng tự mình quyết định để rồi giờ đây khổ con em à”. Nghe chồng nói, Minh chỉ biết khóc và tự trách bản thân vì một phút quá nông nổi và tham lam mà giờ đây làm khổ chồng, khổ con, mang tiếng xấu về cho gia đình và bản thân cảm thấy nhục nhã ê chề.
Hạnh phúc ngay cả khi ở trong tù
Video đang HOT
Những ngày đầu tiên ở tù, Minh gần như thức trắng đêm vì những dằn vặt và suy nghĩ. Những giọt nước mắt tràn mi khiến mắt cô lúc nào cũng sưng mọng lên. Tuần đầu tiên Khoa vào thăm vợ, Minh còn không dám nhìn mặt chồng. Cô sợ rằng những ngày tháng ở tù sẽ là những ngày cô đánh mất hạnh phúc gia đình. Người đời sẽ nói thế nào về một bác sỹ có vợ phải ngồi tù? Anh hẳn đã xẩu hổ vì có một người vợ như cô lắm. Giờ Minh chỉ muốn giải thoát cho Khoa để anh đi tìm một người phụ nữ khác ở bên cạnh chăm sóc cho anh. Con gái cô sẽ tủi thân đến mức nào nếu bị chúng bạn trêu chọc rằng nó có một người mẹ tồi nhất thế gian.
Nhưng chính tình yêu và sự bao dung của Khoa đã khiến Minh dần dần bình tĩnh trở lại. Minh thực sự trào nước mắt vì xúc động khi bẵng đi nhiều năm vì cuộc sống gia đình bận rộn nên hai vợ chồng không còn thói quen viết cho nhau những mẩu giấy nhỏ thì giờ đây người chồng rất đỗi thương yêu của cô lại bắt đầu lại thói quen ấy.
“Em cứ coi như sự xa cách này giống ngày chúng ta là sinh viên. Dẫu không được ở gần em nhưng anh tin rằng khi em quay trở lại thì chúng ta sẽ không bao giờ xa nhau thêm một lần nào nữa” – những dòng chữ chan chứa tình yêu và sự bao dung của chồng giống như một liều thuốc tinh thần mãnh liệt nhất hàn gắn mọi nỗi đau và sự tủi hổ trong trái tim Minh. Kể từ lúc ấy, Minh không còn lo lắng nữa mà yên tâm cải tạo để sớm quay về với chồng và con.
Tuần xen kẽ tuần, Khoa đi xe máy đến thăm vợ trong tù, thăm con ở nhà ngoại. Mỗi lần vào thăm vợ, anh không quên mua cho Minh những chiếc cặp tóc, thỏi son – những thứ mà từ khi yêu nhau đến khi lấy nhau, Khoa luôn là người chọn mua chứ không phải là Minh. Sự thăm nom, chăm sóc đều đặn của chồng có lúc khiến Minh chưa từng có cảm giác mình đang ở trong tù. Sáng dậy, cô cảm nhận được bình minh đang lên từ phía đằng xa, lòng cô thấy vui rộn khi nghe tiếng chim hót trong vòm lá Minh thực sự biết ơn Khoa bởi sự bao dung ấy, tình yêu ấy không phải bất cứ người đàn ông nào cũng có được.
Đồng ý với chồng về việc con gái còn quá bé bỏng và non nớt để biết và hiểu được chuyện của mẹ nên cả hai quyết định giấu con. Khoa phải nói dối con gái rằng mẹ Minh đi công tác xa, thỉnh thoảng mới về thăm bé được. Được các cán bộ trại tạm giam tạo điều kiện nên mỗi lần trại giam có phạm nhân phải vào bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang điều trị là Minh lại được đi theo để chăm sóc bệnh nhân. Gặp con gái ở bệnh viện, lần nào cô cũng chỉ biết ôm còn mà khóc vì nhớ vì thương.
Những ngày được gặp con là những ngày Minh trằn trọc không ngủ được từ đêm hôm trước và khóc thương con vào đêm hôm sau. Nghĩ rằng con mình như búp măng non dễ gãy mà giờ đây thiếu bàn tay chăm sóc của mẹ thì tủi con biết bao nhiêu, nước mắt người mẹ lại trào ra. Nhiều hôm đi gặp con, được ôm con, đến khi về Minh không muốn thay đồ để mùi của con còn được lưu lại trên quần áo cô để cô hít hà thương nhớ. Giờ đây, trong lòng Minh chỉ có một sự cố gắng, cố gắng để sống tốt, cải tạo tốt để chờ đón một ngày được trở về với cuộc sống thường ngày, nơi có chồng và con cô luôn sẵn sàng chờ đợi cô quay trở về.
Ranh giới giữa thiện ác, trắng đen sao mà quá mong manh để rồi trong phút yếu mềm, con người ta dễ dàng phạm lỗi. Nhưng rồi chính tình yêu và sự bao dung trong cuộc đời này là liều thuốc tinh thần mãnh liệt nhất để niềm tin, sức mạnh được hồi sinh.
Theo ANTD
Không thể tha thứ...
Tình yêu cần sự cảm thông và tha thứ nhưng có những điều chẳng thể nói lời bỏ qua.
Tình yêu chỉ bền vững khi có sự cảm thông, bao dung, tha thứ. Tuy nhiên, có những khoảnh khắc khi bạn phải đối mặt với sự lựa chọn, hãy nói không.
Bạo lực
Đừng đầu danh sách những thứ bạn không bao giờ nên thỏa hiệp trong tình yêu là bạo lực. Nếu một người đàn ông cư xử thô bạo với bạn, đừng bao giờ cho anh ta cơ hội thứ hai để quay lại hay viện cớ giải thích. Và bạn cũng nên nhớ rằng, phụ nữ dùng bạo lực với nam giới cũng là không thể chấp nhận.
Ngoại tình
Vẫn có những người chấp nhận tha thứ khi người đàn ông của họ nhập nhằng với phụ nữ khác, tuy nhiên, nếu giữa bạn và anh ta không thực sự có quá nhiều ràng buộc, đừng để mối quan hệ tiếp diễn trong dằn vặt lẫn nhau. Nhất là khi hai người chưa kết hôn, việc một người đàn ông cùng lúc yêu bạn, trong khi vẫn ôm hôn hay "quan hệ" với người đàn bà khác là không đáng được tha thứ. Người ta sẵn sàng lừa dối bạn một lần, liệu bạn có tin chuyện tương tự không lặp lại về sau?
Xúc phạm
Thường thì lời nói xúc phạm không bị đánh giá nghiêm trọng như bạo lực chân tay, nhưng hành động này cũng đáng bị xếp vào diện khó tha thứ. La hét, quát mắng, xỉ vả, coi thường là những biểu hiện đáng ngại. Bạn có thể nhịn 1, 2 lần, nhưng việc chịu đựng người như thế cả đời sẽ không bao giờ mang tới cho bạn kết cục tốt đẹp.
Ngoại tình là hành vi dễ gây tổn thương nhất cho người bạn đời (Ảnh minh họa)
Tán tỉnh phụ nữ khác
Đàn ông thích ngắm gái đẹp, thế cũng là chuyện thường. Chẳng có gì quá nghiêm trọng nếu chàng của bạn tỏ ra trầm trồ trước ai đó, nhưng tán tỉnh người ngoài khi vẫn đang là một đôi với bạn thì lại là chuyện khác. Đàn ông như thế hoàn toàn không đáng tin.
Bất công
Trong một mối quan hệ, mỗi người đều phải đóng góp phần riêng. Một người có thể chăm sóc con cái, trong khi người kia đi làm kiếm tiền nuôi gia đình. Hoặc một người nấu ăn, một người dọn dẹp nhà cửa. Hãy cẩn thận nếu bạn nhận ra mình là người phải làm hầu hết hay tất cả mọi việc. Mọi thứ đều nên có giới hạn, và bản thân bạn cần có chính kiến và sự rạch ròi hơn. Không nên tha thứ cho những trường hợp này.
Tách bạn khỏi gia đình, bạn bè
Một trong những điều bạn cần tìm cách thay đổi thay vì chấp nhận trong một mối quan hệ là khi người đàn ông của bạn tìm cách tách bạn ra khỏi gia đình, bạn bè. Anh ta có thể ngấm ngầm làm tất cả mọi chuyện sau lưng bạn, và bạn chỉ nhận ra tất cả khi bên bạn không còn bất cứ ai. Mỗi người luôn cần nhiều hơn chỉ một mối quan hệ xã hội, nên việc anh ta không để bạn giao du với ai đồng nghĩa với việc lấy đi của bạn không ít sự động viên, che chở, và niềm vui sống.
Khó dung hòa được nếu như anh ấy không thể chấp con người thật của bạn (Ảnh minh họa)
Nói dối
Những lời nói dối vô hại không phải là vấn đề gì nghiêm trọng, nhưng khi một anh chàng nói dối bạn về những gì anh ta làm, hay dối trá về quá khứ, công việc, các mối quan hệ của anh ta, đó chắc chắn không phải là người bạn có thể tin tưởng.
Không chấp nhận con riêng của bạn
Nếu bạn đã từng kết hôn và có con riêng, và rồi bạn gặp người đàn ông mới nhưng người này không thích con bạn, thì hoặc là anh ta phải tự thay đổi, hoặc bạn nên chấm dứt cho nhanh thay vì tha thứ. Với một phụ nữ, con cái luôn là ưu tiên số 1, nên bất cứ người đàn ông nào không chấp nhận điều này đều không xứng đáng trở thành một phần của cuộc đời bạn.
Theo Eva
Vợ tôi có vô duyên khi mang cháo cho sếp? Bỗng một ngày sếp của vợ tôi bị tai nạn, vợ tôi cũng như bao nhân viên khác phải thăm nom. Xin chào các bạn. Tôi lập nicknametamsuchiasecungtoi@gmail.com với mong muốn được các bạn chia sẻ cùng tôi những vấn đề trong cuộc sống gia đình mà tôi và có khi cả các bạn đã gặp phải mà với cá nhân sẽ không...