Tâm sự chuyện dạy học online: Phụ huynh đi qua đi lại, quát mắng “Sao cô giáo con già và xấu thế?”
Thực sự để có một giờ dạy trực tuyến, thầy cô đã thay đổi cho phù hợp từ giáo án tới phương pháp, đầu tư nhiều hơn về thời gian, tâm sức chứ không hề nhàn hơn như cảm nhận của nhiều người, coi giờ dạy online của giáo viên nhẹ nhàng tựa lướt face, chơi game, nghe nhạc…
Cho đến nay, hàng triệu học sinh, sinh viên trên cả nước vẫn tiếp tục nghỉ học tập trung, chuyển sang mô hình học trực tuyến trên nền tảng Internet với sự hỗ trợ của Microsoft Teams, Google Classroom, Zoom Meeting,… Biện pháp này được xem là phù hợp nhất trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, giúp đảm bảo sức khoẻ, sự an toàn của cộng đồng cũng như bù đắp lượng kiến thức bị thiếu hụt trong năm học cho học sinh, sinh viên.
Việc dạy và học online được đông đảo phụ huynh, học sinh và giáo viên đồng tình ủng hộ tuy nhiên sau khoảng thời gian triển khai học trực tuyến, các diễn đàn mạng xã hội, các hội nhóm đã xuất hiện vô số hình ảnh dở khóc, dở cười. Thêm vào đó là hàng loạt những tâm tư ngổn ngang của thầy cô xoay quanh chuyện dạy và học online.
Mới đây, trên trang các nhân, TS. Trịnh Thu Tuyết, nguyên giáo viên trường THPT Chu Văn An Hà Nội, hiện là giáo viên Hệ thống giáo dục Hocmai đã chia sẻ những cảm nhận hết sức chân thực của thầy cô về các lớp học online mùa dịch Covid-19. Việc thay đổi từ phương pháp dạy, học truyền thống sang trực tuyến thực sự là điều khó khăn, không chỉ với học sinh, sinh viên mà còn đối với người đứng lớp giảng dạy. Và thầy cô đang cố gắng hết sức để làm những gì tốt nhất cho học trò, xin hãy thương lấy thầy cô!
TS. Trịnh Thu Tuyết, nguyên giáo viên trường THPT Chu Văn An Hà Nội, hiện là giáo viên Hệ thống giáo dục Hocmai
Nguyên văn bài đăng của cô Trịnh Thu Tuyết như sau:
“Chuyện dạy và học online!
Khi hết thời gian nghỉ Tết Nguyên đán, tình hình dịch bệnh phức tạp, các tỉnh lần lượt cho thầy và trò nghỉ thêm 1 tuần, rồi 1 tuần nữa, rồi 2 tuần nữa… Khi ấy, ngoại trừ trường phổ thông, hầu hết các cơ quan nhà nước, các công ty tư nhân, các cơ sở sản xuất lớn, vừa, nhỏ… vẫn làm việc, và nhiều bậc phụ huynh bày tỏ thái độ bất bình cho công bằng xã hội khi họ vừa đi làm, vừa lo trông con còn giáo viên thì được nghỉ! Trên trang cá nhân của nhiều người làm “nghề nguy hiểm” xuất hiện những clip, ảnh…, khổ sở chứng minh mình chẳng ngồi không, tuy học trò nghỉ mà thầy cô vẫn họp/ học chuyên môn, lau dọn cửa sổ, cửa chính, bàn ghế, quét tước từ lớp tới hành lang, tới sân trường…
Khi con số nhiễm Covid-19 vượt qua ngưỡng 16, lên dần con số 17, 100, 200… trong sự phập phồng lo lắng hàng ngày, khi cả nước căng thẳng và nuối tiếc công sức ghìm giữ trước đó; khi nhiều trường, nhiều nước trên thế giới, hoặc cho nghỉ hết năm học, hoặc cho đóng cửa trường vô thời hạn…, các trường của hầu hết tỉnh, thành phố Việt Nam cũng kéo dài kì nghỉ Tết tới vô cùng, lòng nhớ nghề, nhớ trẻ, nhớ trường… lại khiến các thầy cô giáo từ mới ra trường tới sắp lĩnh lương của BHXH… mê mải tìm phần mềm dạy trực tuyến…
Video đang HOT
Khi Bộ GD & ĐT di chuyển dần thời điểm kì thi THPT Quốc gia sang tháng 7, rồi tháng 8, thậm chí đưa ra phương án có thể xét tốt nghiệp THPT nếu 15/6 chưa thể mở lại cổng trường…, chấp nhận kết quả dạy và học trực tuyến… khi đó, lại một làn sóng bất bình thứ hai về việc nộp học phí hay không, khi việc dạy và học chuyển từ bảng đen, phấn trắng sang màn hình CP/ Ipad/ Iphone…!
Từ cảm nhận của một giáo viên quá tuổi dù là cầm phấn hay bấm chuột, thấy cần phải nói một lời công bằng cho những người làm “nghề nguy hiểm” khi bất kì lúc nào cũng có thể trở thành đối tượng cho ngàn họ quan sát và phán xét!
Trước hết là tâm thế, khi thực hiện cách ly xã hội, ông bà, cha mẹ, anh chị… cùng ở nhà, vừa quan tâm, vừa hiếu kì, tất cả bỗng trở thành khán giả của các lớp học Microsoft Teams, Google Classroom, Zoom Meeting…, mỗi giờ dạy online không còn là thế giới riêng của một thầy và vài chục trò mà là không gian mở với tất cả những thanh tra nghiêm khắc từ chuyên môn tới thời trang, thẩm mĩ…! Những tình huống dở khóc dở cười cũng xuất hiện và được nhiều đồng nghiệp chia sẻ, khi phụ huynh mặc trang phục ở nhà đi qua lại màn hình, quát mắng con hoặc ngó màn hình cảm thán:” Sao cô giáo con già và xấu thế?”
Thứ hai, để có một giờ dạy trực tuyến, giáo viên phải có những thay đổi cho phù hợp từ giáo án tới phương pháp, chỉ có đầu tư nhiều hơn về thời gian, tâm sức chứ không hề nhàn hơn như cảm nhận của nhiều “thanh tra”, coi giờ dạy online của giáo viên nhẹ nhàng tựa lướt face, chơi game, nghe nhạc…!
Thêm nữa là những việc thuộc về “hành chính sự vụ” online, như cập nhật đầy đủ sổ điểm điện tử, sổ đầu bài điện tử, sổ báo giảng điện tử với những phần mềm thất thường hôm nay cập nhật, ngày mai mất tích!
Thứ ba, nếu trong lớp học truyền thống, không gian rộng, thoáng cho thị lực và tương tác trực tiếp, sự thay đổi động thái trong quá trình dạy và học giữa thầy và trò sẽ tạo không khí gần gũi mà vẫn nghiêm túc, tạo sự thoải mái cho các giác quan nghe/ nhìn… kết hợp với sự di chuyển trạng thái của giáo viên, lớp học sinh động, tinh thần và thể trạng giáo viên hưng phấn… thì trong lớp học trực tuyến, những trục trặc về đường truyền, những bất tiện của hình ảnh, âm thanh hiện lên trong background từ cửa sổ mỗi trò, cả thầy và trò tập trung thị lực, thính lực vào màn hình hẹp, hậu quả tất yếu sẽ là đau đầu, mờ mắt, và mỏi mệt… khiến không thể không phân tâm! Một tiết dạy online nghiêm túc sẽ mất sức lực gấp 2,3 lần một tiết dạy offline!
Thứ tư, dạy và học không thể tách rời hoạt động kiểm tra đánh giá – thay vì các bài kiểm tra viết tay trên giấy, thầy cô nhận bài của học sinh trên hộp thư inbox, mail, zalo…, cơ chế tự trôi khiến việc chấm bài phải thực hiện ngay lập tức sau khi nhận nếu không muốn lội ngược dòng tìm chữ! Và nếu không dặn dò, quy định, học sinh sẽ gửi bản chụp mờ ảo như “khách đường xa khách đường xa…”, nguy cơ khi Covid-19 ra đi, thầy cô sẽ phải tăng số kính!
Thứ năm, không phải nhà thầy cô nào cũng có “thánh đường” riêng cho dạy học, mỗi buổi dạy, từ 1 tới 5 tiết của nhiều thầy cô sẽ đồng nghĩa với việc đi nhẹ nói khẽ của cả gia đình, khẽ khàng từ chân tay tới bát đĩa, chưa kể nhiều khi, các thành viên trong gia đình phải bò toài dưới đất đặng khỏi dính vào background của lớp học dã chiến!
Nhìn trên MXH, thấy các thầy cô phấn chấn đăng ảnh màn hình dạy trực tuyến, đó là niềm vui nghề khi thấy công việc không bị gián đoạn, tuyệt đối không thể coi là thú vui nhàn nhã! Họ đang cố gắng khắc phục hoàn cảnh để làm nghề, không phải chơi game! Vậy, xin hãy công bằng với những người thầy – những người lao động có tình yêu nghề và lòng tự trọng!”
Diệu Thu
Hỏi câu nào trả lời đúng câu đấy, thầy giáo vui mừng vì học sinh tiến bộ nhưng sự thật phía sau mới ngã ngửa
Thầy giáo dạy online thấy lạ vì bỗng nhiên học sinh giỏi bất thường, ai nào ngờ lũ học trò đã có màn tinh quái ngầm sau lưng.
Nếu có ai hỏi rằng đâu là quãng thời gian đẹp nhất của đời người thì chắc chắn đa số sẽ trả lời là thời học sinh cắp sách đến trường. Hồn nhiên, vô tư, không phải vướng bận tính toán cơm áo gạo tiền và đặc biệt là tha hồ nghĩ ra các chiêu trò nghịch ngợm bá đạo, đôi lúc khiến người lớn phát điên.
Tưởng rằng lúc đi học ở trường, các em mới có cơ hội để phát huy "bản chất" quậy phá hay những trò gian lận qua mắt thầy cô nhưng trong thời buổi 4.0, học online như hiện nay học sinh cũng lắm cách để luồn lách.
Mới đây, một chùm ảnh được chia sẻ trên mạng xã hội đã "tố cáo" học sinh gian lận ngầm sau lưng thầy giáo. Đó là một buổi học Toán và cả lớp im lặng chăm chú nghe thầy giáo giảng bài.
Thầy giáo nhiệt tình dạy học online.
Thầy giáo nhiệt tình giảng bài online cho học sinh và thường xuyên tương tác với các em để buổi học trở nên sinh động, bớt nhàm chán.
Tuy nhiên, có một điều lạ đã xảy ra là thầy giáo hỏi câu nào học sinh cũng trả lời đúng câu đó. Có khi là những em học sinh nằm top dưới của lớp cũng bỗng nhiên thông minh kỳ lạ. Không rõ tâm trạng khi đó của thầy giáo thế nào, chắc thầy sẽ vui lắm khi học sinh của mình tiến bộ hàng ngày.
Ấy thế mà chưa kịp vui mừng, thầy giáo đã phải "chưng hửng" nếu như xem loạt ảnh "bóc phốt" dưới đây. Hóa ra là lũ học trò tinh quái của thầy đã thông đồng với nhau ngầm sau lưng: Lập riêng nhóm chat, nhắn tin cho nhau nhắc đáp án.
Tưởng học sinh thông minh đột xuất, hóa ra có màn nhắc nhở ngầm phía sau.
Hình ảnh sau khi được chia sẻ nhận được sự quan tâm rầm rầm của cộng đồng mạng. Tuy nhiên, hóa ra không phải đây là nhóm học sinh duy nhất làm việc này mà có rất nhiều nhóm lớp thực hiện chiêu gian lận tương tự.
Tinh quái là thế nhưng nếu biết thầy cô chắc chắn không ai nỡ trách các em mà chỉ nhắc nhở nhẹ nhàng, có khi còn xuề xòa, cao thượng cho qua. Đơn giản vì trong tâm các thầy cô luôn mong những học sinh của mình học hành giỏi giang, biết phân biệt điều hay lẽ phải và trở thành công dân có ích trong tương lai.
Thế nên, học trò ơi, đừng nỡ phụ công sức giảng dạy của các thầy cô giáo mà nhắc bài nhau để rồi hại nhau nhé. Từng bài học bây giờ sẽ là hành trang, là bước đệm cho tương lai chúng ta sau này. Hãy chăm chỉ học hành và nếu không biết thì mạnh dạn hỏi các bạn để cùng nhau tiến bộ. Đừng để thầy cô biết được cách gian lận này mà ra tay áp dụng các biện pháp mạnh là "căng" đấy.
Tào Nga
Bá đạo như sinh viên Y khoa, kiểm tra lâm sàng online mà phá muốn bể cả màn hình Ipad Chàng sinh viên Y khoa này đã có buổi kiếm tra lâm sàng cực kỳ thú vị trong mùa Covid-19. Ảnh minh họa Khi mà nhiều trường Đại học đã chuyển hình thức học trực tiếp trên giảng đường sang học online đã xảy ra nhiều tình huống siêu lầy chỉ có ở sinh viên. Với đặc thù là ngành nghề cần thiết...