Tâm sự chủ quán net: “Đi họp phụ huynh, tôi sợ người ta biết cái nghề tôi đang làm”
Tôi là ông chủ quán net. Sợ nhất là lúc đi họp phụ huynh cho con, cô giáo lúc nào cũng kỳ thị.
Cái tầm tuổi như tôi, con cái đuề huề, đứa nhỏ lớp 5, đứa lớn thì cũng đã cấp hai năm cuối rồi, cứ 1 năm là lại tằng tằng mấy lần họp phụ huynh. Ai đi họp cho con chẳng có những nỗi lo riêng? Người thì lo con mình phá phách, người thì lăn tăn không biết cháu nó kỳ này có được học sinh giỏi hay không… còn tôi lúc nào cũng canh cánh sợ sệt. Tôi sợ người ta biết cái nghề tôi đang làm.
Tôi là ông chủ quán net.
Một cái quán net không quá to nhưng cũng gọi là tạm ổn ở cái đất Hà Nội này, 4 tầng máy, ngày vài trăm lượt khách. Tôi chính là dùng số tiền ấy để lo tiền ăn học cho con, để trang trải cuộc sống của cả gia đình.
Vậy tôi có gì mà phải sợ? Hai đứa nhỏ lúc nào cũng ngoan ngoãn, học hành chăm chỉ có gì mà phải canh cánh? Thật ra những lần đầu đi họp phụ huynh tôi cũng chẳng lấy gì làm bận tâm, cho đến một ngày, ở lớp con tôi có mấy thằng cu chuyên trốn học đi chơi điện tử. Ôi thôi thế là cô giáo trách chúng nó thì ít mà chửi quán nét thì nhiều. Được thêm mấy ông bà ngồi cạnh cũng phừng phừng khí thế như thể sẵn sàng để lao vào đập bất cứ cái quán nét nào họ nhìn thấy vậy.
Tôi chỉ biết ngồi im re.
Tôi biết tôi không phải là trường hợp duy nhất, mấy anh em làm quán nét tôi có lập một cái group nho nhỏ để tiện trao đổi, học hỏi với đôi khi là tâm sự xả xì-trét. Thỉnh thoảng cũng có nhiều anh em kêu ca chuyện này, sầu não lắm. Như tôi mọi người chưa biết còn đỡ, chứ có mấy ông cả cô giáo và phụ huynh đều biết, cứ mỗi giờ họp phụ huynh là như tra tấn tinh thần, nhìn đâu cũng thấy người ta kỳ thị mình.
“Cái giống điện tử là hư thân mất nết, còn mấy cái thằng mở quán nét thì đúng là như nối giáo cho giặc, bao nhiêu nghề không chọn lại đi chọn cái nghề vô đạo đức ấy”.
Video đang HOT
“Tôi mà bắt được thằng con ở quán nét nào là tôi sẵn sàng đập cho bằng nát cái chỗ đó ra thì thôi”.
“Gia đình cần kiểm soát các cháu, tránh để các cháu sa ngã vào điện tử, mải chơi, bỏ tiết, trốn học, không hiểu bài, không làm bài tập, học tập sút kém dẫn đến chán học. Trò chơi điện tử còn khiến tâm hồn bị đầu độc bởi bạo lực, chém , bắn phá , cuốn con người vào một thế giới ảo đầy những mưu mô, thủ đoạn”.
Nghĩ cho cùng thì bọn tôi giấy phép đàng hoàng, cũng chẳng phải là tham mấy cái đồng bạc mà cho cả học sinh cấp 1 cấp 2 vào chơi. Ấy nhưng mà quản lý sao triệt để 100% được, chúng nó đi chơi ngày nghỉ, trả tiền đàng hoàng thì sao mà đuổi, chưa kể nhiều ông thuê nhân viên trông quầy thì cũng làm sao mà theo sát. Chỉ một vài trường hợp mà đánh đồng như vậy thì kể cũng buồn, tiếc là chẳng thể giải thích hay biện minh được. Mình cũng làm cha làm mẹ, mình hiều.
Kể cũng lạ, con mình họp phụ huynh không sợ, còn mình thì cứ lo nơm nớp. Đi họp cũng toàn phải ngồi góc cuối, nghĩ cho mình một thì nghĩ cho con mình mười. Cô giáo nó biết bố nó làm quán net, có khi lại quay sang để ý nó không chừng…
Trên đây là những lời tâm sự hết sức thật lòng của một ông chủ quán net, chắc hẳn cũng là nỗi lòng chung của rất nhiều người cùng nghề khác.
Út 'trọc' chiếm đất quốc phòng để đầu tư BOT
Út "trọc" bị cáo buộc dùng các thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt quyền sử dụng khu đất số 7-9 của Quân chủng Hải quân, gây thiệt hại hơn 525 tỉ đồng.
Ngày 19-5, Tòa án quân sự Quân chủng Hải quân (QCHQ) tiếp tục xét xử bị cáo Nguyễn Văn Hiến, cựu thứ trưởng Bộ Quốc phòng, cùng các bị cáo trong vụ sai phạm về quản lý đất đai tại ba khu đất trên đường Tôn Đức Thắng (TP.HCM).
Trong hơn 939 tỉ đồng thất thoát, riêng khu đất số 7-9, số tiền thiệt hại đã lên tới hơn 525 tỉ đồng. Đây cũng là dự án mà cơ quan tố tụng cáo cuộc Đinh Ngọc Hệ (tức Út "trọc") có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Thế chấp đất quốc phòng để làm BOT
Năm 2005, Đinh Ngọc Hệ nhờ cháu gái mình là Vũ Thị Hoan (sinh viên năm nhất hệ cao đẳng) đứng tên thành lập Công ty Yên Khánh. Hoan giữ chức giám đốc công ty nhưng không có thực quyền, mọi sự điều hành đều do Hệ.
Một năm sau, dưới sự chỉ đạo của Hệ, Hoan ký tờ trình phản ánh gian dối về năng lực của Công ty Yên Khánh, gửi QCHQ đề nghị liên kết đầu tư dự án xây dựng tại khu đất số 7-9.
Năm 2010, Sở TN&MT TP.HCM cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng khu đất trên cho Công ty Yên Khánh Hải Thành (liên doanh giữa Công ty Yên Khánh và Công ty Hải Thành thuộc QCHQ).
Có được giấy chứng nhận, Hệ yêu cầu nhân viên mang đi thế chấp tại Ngân hàng BIDV để vay vốn cho các công ty của bị cáo. Ngân hàng và các công ty này thống nhất khu đất có giá trị hơn 717 tỉ đồng.
Trong đó, Công ty cổ phần Xăng dầu Thái Sơn B.Q.P nhận bảo lãnh 18% giá trị tài sản thế chấp, Công ty cổ phần Thương mại Nước giải khát Khánh An 9%, Công ty Thái Sơn Bộ Qp 3%...
Đặc biệt, nguồn tiền còn được Đinh Ngọc Hệ chuyển vào hàng loạt công ty tham gia các dự án BOT. Điển hình: Công ty Yên Khánh nhận bảo lãnh 40% giá trị tài sản thế chấp để mua quyền thu phí đường cao tốc TP.HCM - Trung Lương; Công ty cổ phần BOT cầu Việt Trì nhận bảo lãnh 10% để đầu tư thực hiện dự án xây dựng cầu Việt Trì mới theo hình thức BOT; Công ty TNHH BOT và BT Quốc lộ 20 nhận bảo lãnh 8%.
Cựu thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nguyễn Văn Hiến cùng các bị cáo tại tòa. Ảnh: A.LÚY
Út "trọc" phủ nhận mọi lời khai
Trước tòa, Vũ Thị Hoan và Phạm Văn Diệt (cựu giám đốc điều hành Công ty Yên Khánh) đều khai thực hiện các hành vi phạm tội dưới sự chỉ đạo của Đinh Ngọc Hệ.
Ngược lại, Hệ phủ nhận mọi lời khai của hai bị cáo này, nhiều lần khẳng định không liên quan gì tới Công ty Yên Khánh, cũng không hề nhờ Hoan đứng tên thành lập công ty. Bị cáo chỉ làm việc tại Công ty Thái Sơn Bộ Qp mà thôi.
Liên quan đến khu đất số 7-9, Đinh Ngọc Hệ cũng một mực cho rằng không biết gì, không biết khu đất được thế chấp tại Ngân hàng BIDV để vay bao nhiêu, cũng không rõ việc liên doanh giữa Công ty Yên Khánh và Công ty Hải Thành...
Đáng chú ý, hồ sơ vụ án cho thấy trong một lần đàm phán giữa hai công ty trên, Hệ có mặt và giới thiệu là chủ Công ty Yên Khánh. Tại tòa, một số bị cáo cũng xác nhận có nhìn thấy Hệ tới Công ty Hải Thành, dù vậy bị cáo này vẫn nói không liên quan gì tới việc ký kết hợp đồng.
HĐXX sau đó cho trình chiếu chứng thư bảo lãnh của Hệ tại Ngân hàng ACB để vay vốn cho Công ty Yên Khánh. Hệ cho rằng chữ viết trong chứng thư không phải của mình, còn chữ ký thì "gần giống".
Ngay lập tức, tòa công bố lời khai của Hệ tại cơ quan điều tra, thể hiện việc bị cáo thừa nhận đã ký vào chứng thư nêu trên để bảo lãnh cho Công ty Yên Khánh vay vốn. Lúc này, Hệ xác nhận nhưng nói không biết bảo lãnh cho Công ty Yên Khánh làm gì.
Tiếp đó, tòa công bố nhiều hình ảnh thể hiện Hệ có mặt tại trụ sở Công ty Yên Khánh và theo lời khai của Diệt thì Hệ có mặt để chủ trì việc triển khai dự án xây văn phòng cao ốc tại khu đất số 7-9.
Tuy nhiên, bị cáo cho rằng Diệt nói không đúng. "Hôm đó, bị cáo và vợ đi công việc về thì vợ bị cáo có muốn xin một pho tượng đặt ở phòng cơ quan và bị cáo có dẫn vào cơ quan coi. Bị cáo gặp, chào hỏi mọi người rồi ra, bị cáo không liên quan, không biết các việc đây là cuộc họp, chỉ khi hình ảnh nói đây là cuộc họp mới biết" - Hệ khai.
Hôm nay, 20-5, phiên tòa bước sang phần tranh luận.
Quan điểm của Quân chủng Hải quân
Được triệu tập với tư cách bị hại, đại diện QCHQ cho biết đã bị ba bị cáo Hệ, Diệt và Hoan lừa đảo chiếm đoạt giá trị quyền sử dụng khu đất 7-9 rồi đem đi thế chấp ngân hàng, đến nay chưa giải chấp. Nếu vụ việc không được phát hiện kịp thời, khu đất sẽ có nguy cơ bị phát mại.
Vị đại diện đề nghị tòa buộc các bị cáo và công ty liên doanh trả lại quyền sử dụng đất, Công ty Hải Thành nộp trả hơn 939 tỉ đồng về cho quân chủng quản lý, sử dụng.
Đối với hai khu đất số 2 và số 9-11, nhóm bị cáo là cựu cán bộ của QCHQ tham gia góp vốn bằng quyền sử dụng đất là không đúng quy định của pháp luật và Bộ Quốc phòng. Tuy nhiên, hiện các đối tác đã đầu tư số tiền rất lớn vào những dự án này mà chưa thu hồi được vốn. Do đó, QCHQ mong muốn tòa xử lý theo quy định của pháp luật, quân chủng sẽ đề nghị các cấp thẩm quyền có cơ chế phù hợp để đảm bảo quyền lợi cho các bên.
Bị gọi với biệt danh "phụ huynh của học sinh xếp hạng cuối lớp", ông bố nói 1 câu khiến cô giáo ngượng đỏ mặt, vội vàng xin lỗi Sau phút giây xấu hổ, ông bố đã lấy lại bình tĩnh và nói 1 câu khiến tất cả các phụ huynh trong lớp phải vỗ tay đồng tình. Anh Tiểu Vương (Trung Quốc) có con trai năm nay 6 tuổi, hiện đang học cấp 1. Bé An An - con trai anh học tập rất chăm chỉ, thường xuyên thức khuya để...