Tâm sự bà già 70 chạy xe ôm
“Đất cũ đãi người mới”, câu nói của bà cụ trong hộ nghèo mà tôi có dịp trò chuyện trong khuôn khổ của đề tài nghiên cứu về sinh kế dân nghèo. Trước mặt tôi là người phụ nữ lớn tuổi, tóc bạc trắng, khuôn mặt khắc khổ nhưng vẫn thấp thoáng sự thanh lịch. Mưa lâm râm, tiết trời hơi lạnh, người phụ nữ co mình trong góc phòng chậm rãi tâm sự về cuộc đời.
Gia đình bà hiện có tám khẩu phần ăn, nhưng đa phần là già yếu, bệnh tật. Sống lay lắt bằng vài chai nước ngọt và chạy xe ôm, mặc dù bà năm nay 69 tuổi. Bà tự hào vì đến giờ bà vẫn chạy xe tốt vì “trước đây tui biết chạy xe rất sớm, tay lái mình cứng nên mấy bà trong xóm đi chợ hay đi đây đi đó nhờ mình chở đi. Còn bà chị không chồng của tui thì bán vài chai nước ngọt, càphê, thuốc lá trước cửa nhà kiếm chút tiền chi phí qua ngày”.
Cũng chẳng ai muốn được xếp vào hộ nghèo, cũng như thò tay vào thúng bánh từ thiện để lấy cái bánh mì. Ảnh TL chỉ mang tính minh họa.
Hồi tưởng về quá khứ, gia đình bà vốn được biết đến là khá giả bằng nghề trại cưa của ông chồng, còn bà làm nghề uốn tóc. Bà kể lúc cao điểm nhà bà nhận tới cả chục thợ học việc, “tui dạy miễn phí không lấy cắc bạc nào”. Bà cũng tự hào về truyền thống gia đình khi ba bà trước đây tham gia cách mạng, được UBND phường đến nhà xin hình để trong phòng truyền thống. Mọi thứ trong gia đình bà tưởng có cuộc sống ấm êm, nhưng đời không biết trước điều gì?
Những bước chuyển và những rủi ro luôn là những dấu mốc quan trọng trong cuộc đời mỗi người. Bà tâm sự: “Từ khi Nhà nước đóng cửa rừng, nghề gỗ gia đình suy giảm, rồi căn nhà mặt tiền 10m bị giải toả làm quốc lộ 1K, giờ căn nhà thành siêu mỏng khi chiều sâu chỉ còn 2,5m”. Bà hồi tưởng: “Lúc đó được đền bù 400 triệu đồng, cầm tiền đi mua đất khắp nơi, đi tới đâu người ta cũng nói đất quy hoạch mua vào mất tiền. Cứ đi tìm mãi năm, sáu điểm nhưng không biết thông tin nguồn gốc, lên phường hỏi thì bảo mua vào mất tiền ráng chịu.
Rồi tai hoạ đột nhiên ập tới, người con trai duy nhất bị điện cao thế giật cháy đen thui, “ai cũng bảo nó chết. Vậy mà gia đình tui mang xuống bệnh viện Chợ Rẫy chữa trị mà nó lại sống, nhưng số tiền 400 triệu đồng cũng hết”.
Rồi cái xui cái rủi cứ đến, “ông nhà tui qua đời, hai thằng rể cũng chết, thằng bị điện giật, tuy sống nhưng cũng bị tâm thần… Giờ ở nhà toàn đàn bà con gái, mấy đứa nhỏ thì mồ côi”, bà nói. Nhưng cuộc đời cay nghiệt như vậy bà vẫn không hối hận khi dùng toàn bộ số tiền chữa trị cho con, vì cuộc sống của con là tất cả.
Bà nói trong nghẹn lời: “Gia đình tui được đưa vào hộ nghèo cũng lâu, bên khu phố mỗi năm xét hộ nghèo, đưa hộ này vào đưa hộ kia ra, cũng có người thắc mắc: &’ Sao gia đình bà này không chịu thoát nghèo’. Nói thật, mình nghèo mình cũng mắc cỡ lắm chứ, có muốn đâu. Không biết sao, mình cũng làm dữ lắm nhưng vẫn nghèo, còn những người mới tới họ làm gì cũng được. Có lẽ, đất cũ đãi người mới”. Bà tâm tư về tiêu chuẩn xét hộ nghèo với tiêu chuẩn khu phố văn hoá: “Người ta có chỉ tiêu xét mỗi năm phải thoát được bao nhiêu hộ nghèo, có người chưa hết nghèo nhưng thấy người khác khó khăn hơn nên tình nguyện xin ra. May là năm vừa rồi người ta bỏ đi các quy định đó. Như nhà tui mấy ông cũng nói sao không chịu ra, tui cũng nói mấy ông cho vô thì cho, cho ra thì ra, vậy mà nói tui tự nguyện xin ra, may mà có ông phó chủ tịch phường xuống tìm hiểu thực tế, ông nói như nhà bà này xin ra thì tiền đâu mà đóng bảo hiểm, đóng học phí”.
Video đang HOT
Câu chuyện càng về khuya, trong buổi tối trời mưa lâm râm, nghe những lời tự sự của người phụ nữ lớn tuổi khó nghèo khiến cho con đường về nhà gần 20km có vẻ dài hơn.
Có lẽ vậy, đất cũ đãi người mới chăng? Nhưng cũng không hẳn vậy, trong mỗi giai đoạn cuộc đời có những bước chuyển. Có những người mở ra tương lai tươi sáng, nhưng có những người đi vào con đường bi đát… Giá như gia đình bà có thông tin và biết cách quản lý tài chính, thì biết đâu sẽ vượt qua được thử thách trong cuộc đời… Nhưng biết đâu… Chẳng ai biết trước được điều gì?
Theo Nguyễn Đức Lộc ( Thế Giới Tiếp Thị)
Người đàn ông tiểu bậy xin ông Hải đừng phạt 2 triệu đồng
Thấy người đàn ông 61 tuổi đi tiểu tiện trên hè phố gây mất mỹ quan đô thị, tổ công tác do ông Đoàn Ngọc Hải - Phó chủ tịch Quận 1 (TPHCM) dẫn đầu đã đến kiểm tra, yêu cầu lập biên bản xử phạt số tiền 2 triệu đồng. Tuy nhiên người này trình bày hoàn cảnh khó khăn, chạy xe ôm và việc tiểu tiện cũng chưa thực hiện. Sau khi xem xét, ông Hải đã quyết định bỏ qua cho người này.
Chiều 17/9, ông Đoàn Ngọc Hải - Phó Chủ tịch UBND Quận 1 (TPHCM) tiếp tục dẫn đầu đoàn liên ngành quận 1 xuống đường lập lại trật tự đô thị.
Tại góc đường Nguyễn Văn Nguyễn - Trần Khánh Dư (phường Tân Định), lực lượng chức năng thấy một ô tô đậu trên vỉa hè, không có tài xế nên tiến hành niêm phong.
Ông Đoàn Ngọc Hải với vai trò người dẫn đầu đoàn liên ngành quận 1 dẹp vỉa hè tối 17/9
Sau khoảng 15 phút, lái xe xuất hiện và trình bày nhà có đám giỗ, xin được bỏ qua. Xét lý do chính đáng, ông Hải đồng ý để lực lượng chức năng gỡ niêm phong, chỉ lập biên bản phạt tài xế lỗi đậu xe vỉa hè 700 ngàn đồng.
Cách đó không xa, tại góc đường Nguyễn Văn Nguyễn - Trần Quý Khoách, đoàn liên ngành thấy hàng loạt căn nhà xây tường rào bao lấy vỉa hè nên chụp lại hình ảnh, ghi nhận thông tin gửi lãnh đạo UBND phường Tân Định xem xét tính pháp lý. Nếu nhà dân tự ý xây tường bao chiếm vỉa hè phường phải cho tháo dỡ ngay.
Dọc tuyến đường Hoàng Sa, đoàn liên ngành phát hiện nhiều người câu cá nên tiến hành tịch thu cần câu. Cũng tại đây, người đàn ông 61 tuổi chuẩn bị tiểu bậy lên thảm cỏ dọc kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè đã bị đoàn liên ngành bắt quả tang, tiến hành kiểm tra giấy tờ cá nhân để lập biên bản xử phạt. Theo tổ công tác, với hành vi tiểu bậy, người vi phạm sẽ bị phạt số tiền 2 triệu đồng.Lúc này, người đàn ông 61 tuổi xin ông Hải bỏ qua cho lỗi vi phạm.
Người đàn ông 61 tuổi xin ông Hải bỏ qua cho lỗi tè bậy trên đường phố
Trình bày với ông Hải, người đàn ông cho biết hành nghề xe ôm, gia đình khó khăn. Khi qua khu vực vì quá mắc tiểu nhưng không tìm được nhà vệ sinh công cộng nên định "giải quyết" ở gốc cây.
"Do mắc quá tôi không biết đi ở đâu, vô quán nước phải mua tốn tiền, còn xin nhà dân họ không cho nên bí quá tôi định đi bên ngoài", người đàn ông lý giải.
Sau khi xem xét hoàn cảnh, ông Hải đã quyết định tha cho người này.
Nhà hàng trên đường Nguyễn Trung Trực xây bồn hoa để độc chiếm vỉa hè bị ông Hải yêu cầu phá bỏ
Cũng trong tối 17/9, khi đến nhà hàng trên đường Nguyễn Trung Trực (phường Bến Thành), thấy nhà hàng này bày nhiều bếp nướng, chậu cảnh trên vỉa hè ông Hải yêu cầu lực lượng trật tự đô thị lập biên bản để thu giữ.
Theo ông Hải, nhà hàng này tự xây bục cao 0,5 m, rộng khoảng 1,2 mét trên vỉa hè trồng một cây dừa nên yêu cầu lực lượng chức năng chụp ảnh ghi nhận, gửi UBND phường Bến Thành để đơn vị này tháo dỡ trong sáng mai.
Nhiều tam cấp của người dân để chiếm vỉa hè được chụp ảnh lại, giao phường xử lý
Căn nhà xây tường rào bao lấy vỉa hè được đoàn liên ngành chụp lại hình ảnh, ghi nhận thông tin gửi lãnh đạo UBND phường Tân Định xem xét
Một công trình để vật liệu lấn chiếm vỉa hè bị tịch thu
Xe ô tô đậu trên vỉa hè bị xử phạt.
Theo Dân Trí
Choáng váng với những khoản thu "đè đầu" dân nghèo Những người dân nghèo ở vùng bãi ngang ven biển thuộc thôn Phú Nhi, xã Hưng Lộc, huyện Hậu Lộc (Thanh Hóa) có cuộc sống nhiều khó khăn, nhưng thời gian qua còn phải "gánh" thêm nhiều khoản thu mà theo người dân địa phương là "rất vô lý". Theo phản ánh của người dân thôn Phú Nhi, xã Hưng Lộc, tháng 12/2016,...