Tầm soát ung thư phổi bằng chụp CT liều thấp
Ung thư phổi là loại ung thư thường gặp và ngày càng có xu hướng gia tăng, nam mắc bệnh nhiều hơn nữ. Bệnh thường phát hiện khi đã tiến triển gây nhiều triệu chứng bất ổn, phẫu thuật nhiều khi chỉ có vai trò chẩn đoán, khả năng điều trị khỏi rất khó khăn.
Ung thư phổi có thể chữa khỏi nếu được phát hiện sớm
Theo Globocan, năm 2018 toàn cầu có 18,1 triệu trường hợp ung thư mới mắc trong đó ung thư phổi là ung thư đứng hàng đầu về các trường hợp mới (2,094 triệu người) và số ca tử vong (1,5 triệu người). Tại Việt Nam, tính chung cả 2 giới, ung thư phổi có tỉ lệ mắc bệnh cao đứng hàng thứ hai (23.667 ca ;14,4% ) và tỷ lệ tử vong cũng đứng thứ 2 sau ung thư gan.
Tại hội thảo về Tầm soát và cập nhật các phương pháp điều trị ung thư phổi, BS CK2 Trần Đình Thanh (Trưởng khoa Ung bướu Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn) cho biết, ung thư phổi chia làm hai dạng chính là ung thư phổi tế bào nhỏ (15%) và ung thư phổi không tế bào nhỏ (85%). Ung thư phổi tế bào nhỏ được đánh giá nguy hiểm nhất trong các loại ung thư bởi khả năng phát triển và di căn nhanh chóng.
Video đang HOT
Ung thư phổi không tế bào nhỏ có tốc độ phát triển và di căn chậm hơn, nếu được phát hiện sớm, tỷ lệ khỏi bệnh cao. Ở giai đoạn 1, khả năng sống hơn 5 năm đến 92% (khối u kích thước dưới 1cm). Nếu phát hiện ở giai đoạn trễ, tỉ lệ sống trên 5 năm chỉ còn 5%.
Là một căn bệnh ác tính gây tử vong hàng đầu, ung thư phổi luôn là nỗi ám ảnh cho người bệnh có bệnh phổi đang hoặc từng hút thuốc lá. Hơn 70% người phát hiện bệnh khi đã ở giai đoạn muộn và tử vong chỉ sau 1 năm phát hiện bệnh.
Một số yếu tố nguy cơ gây ung thư phổi: Hút thuốc lá, hút thuốc lá thụ động (người tiếp xúc khói thuốc lá mà không hút thuốc); Hít khí radon, amiăng, không khí ô nhiễm, tiền căn xạ trị vào phổi (tia X); Gia đình có người bị ung thư phổi; Những người có bệnh phổi mạn tính: bệnh phổi tắc nghẽn, lao phổi.
Trong các yếu tố nguy cơ trên, hút thuốc và hút thuốc thụ động là quan trọng nhất. Những người có nguy cơ cao mắc ung thư phổi là người trên 50 tuổi, hút khoảng một gói thuốc mỗi ngày trong 30 năm hoặc 2 gói mỗi ngày trong 15 năm.
Những dấu hiệu thường gặp khi mắc ung thư phổi là có thể ho khan, dai dẳng, khó thở, ho ra máu, viêm phổi tái diễn, đau ngực. Đôi khi bệnh nhân bị khàn tiếng, do khối bướu xâm lấn trực tiếp hay do các hạch bạch huyết ở trung thất bị di căn và làm liệt dây thanh âm; sụt cân…
Các bệnh nhân ung thư phổi ở giai đoạn sớm thường không có triệu chứng gì, để phát hiện sớm cần phải tầm soát những người có nguy cơ ung thư phổi chưa có triệu chứng và đây là biện pháp khả thi. Tuy nhiên ở Việt Nam, việc phát hiện sớm ung thư phổi vẫn còn hạn chế do thói quen e ngại khám sức khỏe định kỳ của người dân.
Hiện nay, tầm soát ung thư phổi đã được thực hiện ở các nước tiên tiến. Đã có nhiều khuyến cáo tầm soát ở người có nguy cơ đồng thời cũng có rất nhiều công trình nghiên cứu đã tiến hành xác định những lợi ích và những bất lợi của việc tầm soát. Trong đó, ba loại xét nghiệm được đề cập nhiều nhất cho việc tầm soát là: Chụp X-quang phổi; Xét nghiệm tìm tế bào ung thư từ chất đàm; Chụp cắt lớp điện toán ngực (CT scan), trong đó chụp CT ngực liều thấp được xem là biện pháp ít có phản ứng phụ nhất.
Các bác sĩ khuyến cáo, để tầm soát ung thư phổi, người nguy cơ cao nên chụp CT ngực liều thấp mỗi năm, người nguy cơ trung bình chụp CT ngực liều thấp hai năm liên tiếp và chụp mỗi 3-5 năm/lần.
BS Thanh nhấn mạnh, quan trọng nhất vẫn là các biện pháp phòng ngừa ung thư phổi như bỏ thuốc lá, tập thể dục, chế độ ăn giàu rau xanh và hoa quả, tránh tiếp xúc với phóng xạ và kim loại nặng. Chiến lược phòng chống tác hại của thuốc lá của quốc gia là mục tiêu cao hơn và tận gốc hơn: phòng ngừa ung thư phổi và nhiều loại ung thư khác. Chiến lược này còn phải mất nhiều công sức và thời gian để thấy được hiệu quả.
Theo infonet
Tại sao ung thư phổi thường phát hiện ở giai đoạn muộn?
Khoảng 80% bệnh nhân ung thư phổi được phát hiện ở giai đoạn muộn (III - IV), chỉ có khoảng 20% bệnh nhân được phát hiện sớm (I - II).
Khoảng 80% bệnh nhân được phát hiện ở giai đoạn muộn (III - IV), chỉ có khoảng 20% bệnh nhân được phát hiện sớm (I - II). Bệnh nhân ung thư phổi không sống quá 5 năm sau chẩn đoán. Dù có nhiều tiến bộ trong chẩn đoán và điều trị, nhưng chỉ có 18% bệnh nhân ung thư phổi còn sống 5 năm sau khi được chẩn đoán. Ung thư phổi được chẩn đoán ở giai đoạn rất muộn, đa phần ở giai đoạn bệnh đã lan rộng, phần lớn không can thiệp phẫu thuật được (do đã di căn xa, quá chỉ định phẫu thuật).Trên thế giới, bệnh ung thư phổi là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở cả nam và nữ. Ở Việt Nam ung thư phổi là bệnh rất phổ biến, thường gặp ở nam, đặc biệt trên những đối tượng hút thuốc lá. Việc tầm soát ung thư phổi sẽ giúp cho bệnh nhân có cơ hội chữa và điều trị bệnh sớm, thoát khỏi tử vong.
Theo các bác sĩ Bệnh viện Quốc tế City, bệnh ung thư phổi thường không được chẩn đoán sớm do hiện nay hầu hết bệnh nhân mắc bệnh ung thư phổi không có triệu chứng. Trong phổi không có thần kinh cảm giác nên các cơn đau mà bệnh nhân cảm nhận được là do di căn (màng phổi, thành ngực, xương, hạch...). Các triệu chứng của ung thư phổi như những cơn ho đàm vướng máu, ho kéo dài, sụt cân, đau ngực, khàn giọng kéo dài, mất cảm giác ngon miệng, khó thở... Tuy nhiên, các triệu chứng của ung thư phổi là không đặc hiệu.
Theo Thạc sĩ, bác sĩ Hoàng Chân Phương - Chuyên khoa Nội Tổng Quát Bệnh viện Quốc tế City khuyến cáo, những người có yếu tố nguy cơ cao như từ 55 - 74 tuổi, có tiền căn hút thuốc lá nặng, gia đình có người bị ung thư, bệnh nghề nghiệp, phơi nhiễm bụi khoáng, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, xơ phồi... cần tầm soát ung thư phổi hằng năm bằng CT phổi liều thấp giúp phát hiện tổn thương phổi ở giai đoạn sớm và giúp tăng tỉ lệ sống còn. Bên cạnh đó, người dân nên từ bỏ hút thuốc lá giúp làm tỉ lệ ung thư phổi và góp phần bảo vệ môi trường vì sức khỏe cộng đồng.
Theo petrotimes
15 dấu hiệu cảnh báo sớm ung thư ai cũng cần biết Tại Việt Nam, mỗi năm có gần 165 nghìn ca ung thư mới mắc, gần 115 nghìn người tử vong và hơn 300 nghìn người bệnh đang đối mặt với ung thư. Tại Việt Nam, có gần 165.000 ca ung thư mới mắc mỗi năm (ảnh minh họa) Theo thống kê GLOBOCAN 2018, trên toàn cầu có khoảng 14,1 triệu ca ung thư...