Tầm soát ung thư buồng trứng
Nhóm phụ nữ có nguy cơ cao sẽ được tiến hành các xét nghiệm để chọn lọc ra những người bị nghi ngờ là mắc ung thư buồng trứng giai đoạn sớm.
Thưa bác sĩ, tôi nghe nói tiên lượng của bệnh ung thư buồng trứng không tốt vì khi phát hiện thường trễ. Vậy có cách nào để phát hiện sớm bệnh lý này? (Lê Tuyết Thu – Tiền Giang)
Trả lời:
Tỉ lệ sống còn của ung thư buồng trứng (UTBT) liên quan đến giai đoạn chẩn đoán, tỉ lệ sống 5 năm ở người phát hiện bệnh ở giai đoạn I là trên 90% và giảm còn 75 – 80% nếu tổn thương còn trong vùng, đối với di căn xa thì tỉ lệ này là 25%. Mặc dù tiên lượng tốt liên quan giai đoạn sớm của bệnh nhưng tỉ lệ sống 5 năm của toàn bộ bệnh nhân UTBT dưới 45%. Tỉ lệ tử vong do UTBT giảm rất ít trong hơn 30 năm qua. Thật ra thì người ta ít hiểu biết về cơ chế cũng như thời gian tiến triển của UTBT tại chỗ đến giai đoạn xâm lấn ra khỏi vùng. UTBT có thể khởi phát từ nhiều vùng trong ổ bụng vì yếu tố sinh ung thư vẫn phát triển sau khi cắt bỏ buồng trứng bình thường. 90% UTBT là ung thư thượng mô, phần còn lại là từ tế bào mầm hoặc mô khác. Một phân nhóm của ung thư thượng mô được biết là khối u giới hạn (borderline tumors).
Tỉ lệ tử vong do ung thư buồng trứng giảm rất ít trong hơn 30 năm qua (Ảnh minh họa: Internet)
Video đang HOT
Trên những nhóm phụ nữ có nguy cơ cao, người ta sẽ tiến hành các xét nghiệm để chọn lọc ra những người bị nghi ngờ là mắc UTBT giai đoạn sớm để chẩn đoán xác định. Dĩ nhiên gọi là xét nghiệm tầm soát tức thực hiện trên nhóm phụ nữ có nguy cơ cao mà không hề có triệu chứng nào của bệnh, nếu người phụ nữ có những triệu chứng của bệnh UTBT thì không thể gọi là tầm soát bệnh được.
Siêu âm ổ bụng: phụ nữ cần phải được siêu âm định kỳ vùng chậu để phát hiện những bất thường của cơ quan sinh dục (nhất là buồng trứng). Hình ảnh bất thuờng của buồng trứng kết hợp với chất đánh dấu ung thư trong máu cho giá trị chẩn đoán cao. Phết cổ tử cung (PAPs mear): cũng có giá trị phát hiện 10 – 30% các trường hợp UTBT.
Chất CA 125 trong máu: đây là một chất đánh dấu ung thư, nó tăng nồng độ trong máu có liên quan đến UTBT. Tuy nhiên trong những ung thư khác như đại tràng,tiền liệt tuyến, phổi thì nó cũng tồn tại. Lysophosphatidic acid – lipid lysophosphatidic acid (LPA) trong máu có liên quan đến UTBT. LPA tăng ở 96% các bệnh nhân bị UTBT và hiện diện ở 90% khi bệnh ở giai đoạn I.
BS.CKII. Đặng Minh Trí
Theo SKĐS
Đèn đỏ chập chờn sau khi dùng thuốc tránh thai khẩn cấp
Vô kinh thứ phát có thể do nguyên nhân từ vùng dưới đồi, tuyến yên, buồng trứng, tử cung,... và nguyên nhân do các thuốc hormon tránh thai.
Em năm nay tròn 20 tuổi, em đã bắt đầu QHTD từ 1 năm trước và có sử dụng biện pháp tránh thai là uống viên tránh thai khẩn cấp. Sau lần đó em chỉ bị vào 2 tháng rồi mất hẳn đến giờ. Em ra hiệu thuốc hỏi và mua thuốc, họ có bán cho em gọi là thuốc sắt-bổ máu, thuốc điều kinh cộng thêm thuốc tăng lượng tiết tố và khuyên em không cần đi khám bác sĩ vì rối loạn do tác dụng uống thuốc thôi. Em uống thuốc đã được gần tháng nhưng vẫn chưa thấy gì thay đổi. Bác sĩ có thể cho em lời khuyên không ạ? Em bị mất kinh gần năm nay rồi có ảnh hưởng sau này không ạ? Em cảm ơn bác sỹ.
Ảnh minh họa.
Bác sỹ Tiin trả lời:
Em đã có kinh nguyệt bình thường, gần 1 năm nay không thấy hành kinh được gọi là vô kinh thứ phát.
Chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng ở người phụ nữ là kết quả hoạt động của nhiều cơ quan trong và ngoài hệ sinh dục. Cơ quan ngoài hệ sinh dục có vùng dưới đồi, tuyến yên. Cơ quan thuộc hệ sinh dục có buồng trứng, tử cung. Bất kỳ cơ quan nào bị "trục trặc" cũng đều ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt.
Vô kinh thứ phát có thể do nguyên nhân vùng dưới đồi, tuyến yên, nguyên nhân buồng trứng, tử cung, nguyên nhân do những rối loạn hoạt động nội tiết và nguyên nhân do các thuốc hormon tránh thai. Chẩn đoán nguyên nhân gây vô kinh thứ phát nhiều khi không đơn giản, phải khám lâm sàng (cơ quan sinh dục trong và ngoài), cận lâm sàng, có thể phải làm các xét nghiệm chuyên sâu để chẩn đoán xác định và chẩn đoán phân biệt. Điều trị theo nguyên nhân là chủ yếu, phải do bác sỹ chuyên về sản phụ khoa điều trị và theo dõi.
Bạn đã có quan hệ tình dục, lại sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp như biện pháp tránh thai thông thường. Nếu bạn lạm dụng thuốc tránh thai khẩn cấp (dùng quá liều chỉ định của nhà sản xuất, dùng thuốc trong tất cả các lần quan hệ tình dục...) có thể làm ảnh hưởng đến nội tiết sinh dục nữ của bạn. Thông thường, thuốc tránh thai khẩn cấp có hàm lượng nội tiết lớn hơn nhiều so với viên thuốc tránh thai hàng ngày (gấp khoảng 15 lần). Khi bạn dùng thuốc tránh thai khẩn cấp trong thời gian dài vùng dưới đồi và tuyến yên bị ức chế lâu ngày, prolactin tăng tiết, niêm mạc tử cung teo có thể gây vô kinh thứ phát. Đây cũng có thể là nguyên nhân gây vô sinh cho bạn sau này.
Theo tôi, bạn không nên chủ quan. Tuyệt đối không được tự ý ra hiệu thuốc mua thuốc về điều trị. Dược sỹ bán thuốc không phải là bác sỹ, không thể khám, chẩn đoán và điều trị bệnh cho bạn được. Dược sỹ chỉ được bán thuốc theo đơn của bác sỹ.
Bạn năm nay mới 20 tuổi, bất cứ "trục trặc" gì liên quan đến sức khỏe đều phải được bác sỹ chuyên khoa khám, điều trị mới được. Càng khám sớm, cơ hội càng lớn bạn nhé. Bạn nên đến bệnh viện chuyên về sản phụ khoa (bệnh viện tuyến tỉnh, thành phố hoặc trung ương) để được khám, tìm nguyên nhân gây vô kinh mới điều trị được bạn nhé. Để lâu sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản của bạn. Bạn cũng cần tìm hiểu thêm các kiến thức về sức khỏe sinh sản, các biện pháp phòng tránh thai, phòng các bệnh lây truyền qua đường tình dục... nữa nhé. Kết hợp với chế độ dinh dưỡng hợp lý, học tập (làm việc) phù hợp, tinh thần thoải mái... bạn mới có sức khỏe tốt được.
Theo Tiin
Sex quá nhiều trong một thời điểm sẽ dẫn đến hệ quả gì? Ở lứa tuổi đôi mươi, khả năng tình dục tràn trề nên nhiều bạn trẻ đã không kiềm chế dục vọng bản thân. Đặc biệt, họ có thể 'yêu' vài lần trong một đêm mà không biết rằng việc 'yêu' nhiều lần liên tục sẽ rất tổn hại sức khỏe. Tổn thương cơ quan sinh dục Đối với nam giới làm điều này...