Tầm soát thế nào khi nghi ngờ nhiễm HIV
Nếu kết quả âm tính, cần lặp lại xét nghiệm HIV trong 1-3 tháng sau đó để biết chính xác có nhiễm HIV hay không.
HIV tấn công trực tiếp lên hệ miễn dịch , đến nay vẫn chưa có vắcxin phòng ngừa hay thuốc điều trị đặc hiệu. Điều quan trọng là cần tầm soát phát hiện sớm, điều trị với thuốc chống phơi nhiễm hay các liệu pháp kháng virus ART.
Các loại xét nghiệm và “thời gian cửa sổ”
Các xét nghiệm HIV có thể tìm kháng nguyên (một phần của virus) hay kháng thể (do cơ thể người bệnh sản xuất) hoặc có thể tìm cả hai. Cách xét nghiệm hiện nay thường kết hợp tìm cả kháng nguyên và kháng thể của HIV trong máu.
Mất khoảng 2 tuần để phát hiện kháng nguyên và hơn 3 tuần để cơ thể tạo đủ lượng kháng thể. Ở một số ít người, quá trình này mất đến vài tháng. Các test tầm soát HIV âm tính ngay sau khi có yếu tố nguy cơ (như quan hệ tình dục không an toàn, tiếp xúc với máu và dịch tiết của người nhiễm HIV, tiêm chích ma túy, sử dụng chung kim tiêm, truyền máu…) chưa phản ánh chính xác liệu ta có nhiễm HIV hay chưa, bởi có thể vẫn chưa đủ kháng nguyên hoặc kháng thể trong máu.
Khái niệm “thời gian cửa sổ” là khoảng thời gian giữa thời điểm thật sự bị nhiễm HIV cho đến lúc phát hiện HIV bằng các xét nghiệm. Xét nghiệm HIV ngày càng thu hẹp thời gian này và làm giảm cơ hội kết quả âm tính giả, tức là thật sự nhiễm HIV nhưng kết quả âm tính.
Ảnh: saludmovil
Có thể yên tâm khi xét nghiệm tầm soát HIV âm tính?
Âm tính với HIV là một điều đáng vui mừng nhưng chưa đủ kết luận không nhiễm HIV vì còn “thời gian cửa sổ”. Việc lặp lại một xét nghiệm HIV trong 1-3 tháng sau đó là cần thiết để đảm bảo bạn có hay không nhiễm HIV.
Trong thời gian chờ đợi, cần tiếp tục tự bảo vệ mình bằng cách quan hệ tình dục an toàn với bao cao su hoặc sử dụng thuốc chống phơi nhiễm trong 72 giờ đầu nếu có nguy cơ cao, tránh dùng chung bơm kim tiêm…
Video đang HOT
Xét nghiệm tầm soát HIV dương tính tại một thời điểm bất kỳ có ý nghĩa gì
Khi HIV dương tính bằng một xét nghiệm sàng lọc (thử nghiệm bằng niêm mạc má hay bằng các thử nghiệm lấy giọt máu ở đầu ngón tay), bạn sẽ được hướng dẫn thực hiện khảo sát bằng mẫu máu được kiểm tra tại phòng thí nghiệm để đảm bảo kết quả thử nghiệm sàng lọc là chính xác. Thử nghiệm sàng lọc có thể phản ứng chéo với nhiều loại virus thông thường, tạo ra kết quả dương tính giả, tức thật sự không nhiễm HIV nhưng kết quả lại ra dương tính.
Cần làm khi mang trong mình virus HIV
Nhận được kết quả dương tính có lẽ là một sự kiện thay đổi cuộc đời bạn. Bạn có thể cảm thấy rất nhiều cảm xúc, buồn bã, vô vọng và thậm chí tức giận, nhưng cảm xúc thật sự cần thiết là sự quyết tâm đi đến quyết định sống chung với HIV.
- Dùng thuốc để điều trị HIV đúng cách mỗi ngày.
- Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục để bảo vệ bạn tình và bản thân.
- Nếu bạn tình có HIV âm tính, khuyến khích họ xem xét dùng thuốc hàng ngày để phòng ngừa HIV.
- Nhiễm HIV thường đồng nghĩa với nguy cơ nhiễm cùng các bệnh lý lây qua đường tình dục, nên tầm soát và điều trị sớm.
Xét nghiệm HIV dương tính có đồng nghĩa bị AIDS không
HIV dương tính không có nghĩa bạn mắc bệnh AIDS. AIDS là giai đoạn tiến triển sau cùng của bệnh HIV. HIV có thể dẫn đến AIDS nếu không điều trị. Việc tuân thủ y lệnh điều trị và các hướng dẫn của bác sĩ có thể giúp người nhiễm HIV sống khỏe mạnh như một người bình thường.
Bác sĩ Võ Duy Tâm
Trung tâm Sức khỏe Nam giới Men’s Health TP HCM
Theo Vnexpress
Cuộc sống của y sĩ bị nghi làm lây nhiễm HIV cho cả xã ở Phú Thọ
Anh T. đi làm trong trạng thái căng thẳng, vợ anh vì suy nghĩ nhiều đã sụt liền 5kg, không dám ra khỏi nhà vì những lời dị nghị.
Trong suốt gần 1 tháng qua, cuộc sống của gia đình y sĩ T. (34 tuổi, Kim Thượng, Tân Sơn, Phú Thọ) luôn trong trạng thái căng thẳng, kể từ khi người dân trong xã râm ran rằng anh sử dụng chung kim tiêm khiến nhiều người lây bệnh HIV.
Ông G., bố y sĩ T. chia sẻ, cuộc sống cả nhà đã bị xáo trộn rất lớn. Con trai ông hàng ngày vẫn đến bệnh viện làm việc nhưng tâm lý rất nặng nề, trong khi đó con dâu, hiện đang làm giáo viên sụt liền 5kg trong vòng 1 tháng, nhiều ngày không dám ra khỏi nhà vì sợ dị nghị.
Cả nhà sau đó cũng đã đi xét nghiệm HIV nhưng đều cho kết quả âm tính.
Nhà riêng của y sĩ T. tại xã Kim Thượng
Cũng theo lời ông G., những ngày đầu tiên khi mới có thông tin, một số người đến nhà "nói lời vào ra" khiến gia đình rất buồn lòng, suy nghĩ.
Tuy nhiên đến thời điểm hiện tại, sau khi người dân trong vùng được tư vấn, thông tin đầy đủ hơn, ông G. cho biết mọi chuyện đã bắt đầu lắng xuống, nhiều bà con xung quanh và họ hàng đã đến chia sẻ, động viên, quan hệ tốt đẹp.
"Chuyện nhiều người gây khó dễ, nói lời không hay âu cũng là do mỗi người một nhận thức khác nhau thôi, mình không nên trách họ", ông G. nói.
Ông G. khẳng định, con trai không hề khám chữa bệnh chui tại nhà, không hề treo biển quảng cáo, lâu nay chỉ khám giúp người dân trong vùng khi mọi người đến nhờ.
"Ai đau đầu, sốt ho thì nhờ nó tiêm. Có hôm 7-8h tối mới về đến nhà nhưng bà con đã ngồi đợi chờ sẵn trước đó lâu rồi thì không thể từ chối được", bố y sĩ T. chia sẻ.
Ông G. tin tưởng, con trai không bao giờ dùng chung kim tiêm vì mỗi cái kim chỉ có giá khoảng 1.000 đồng. Ông mong cơ quan chức năng sớm có kết luận để con trai được minh oan.
Là người từng đến nhà y sĩ T. thăm khám, điều trị nhiều lần, bà Tô Thị B. (69 tuổi, bản Chiềng 1, xã Kim Thượng) cũng khẳng đinh, có lần đến rất đông người chờ tiêm nhưng mỗi lần tiêm, y tế T. đều lấy kim tiêm riêng, dùng xong sẽ bỏ luôn vào sọt rác.
Ở cùng bản với bà B, chị H. xác nhận, cả 5 mẹ con chị đều từng đến nhà y sĩ T. thăm khám, tiêm nhiều loại thuốc khác nhau nhưng kết quả xét nghiệm của cả nhà vừa rồi đều âm tính với HIV.
Ông G. cho biết, sau khi học xong cấp 3, anh T. ở lại quê làm kinh tế một thời gian, sau đó học điều dưỡng trên TP. Việt Trì (Phú Thọ).
Sau khi tốt nghiệp, anh T. được nhận làm hợp đồng tại trạm y tế xã 2 năm rồi thi đỗ vào BV đa khoa huyện Tân Sơn, làm điều dưỡng khoa Khám bệnh.
Trong quá trình làm việc, anh T. được cơ quan cử đi học nhiều đợt để nâng cao tay nghề, được chuyển ngạch là y sĩ.
Liên quan đến việc phát hiện 42 người tại xã Kim Thượng nhiễm HIV, hiện các chuyên gia Viện Vệ sinh dịch tễ vẫn đang phối hợp cùng công an, ngành y tế địa phương xác minh rõ nguồn lây, bước đầu xác định bệnh do tích luỹ từ lâu.
Bằng chứng trong số 42 người mắc, đã có nhiều bệnh nhân chuyển sang giai đoạn AIDS, trong khi thời gian để chuyển từ HIV sang AIDS cần 5-7 năm hoặc lâu hơn nữa.
Theo thống kê, ngay tại tỉnh Phú Thọ có 7 xã có trên 100 người nhiễm HIV và có 15 xã/phường có trên 50 người nhiễm, xã Kim Thượng nằm trong số này.
Theo vietnamnet.vn
Nghe tin 42 người có HIV ở Phú Thọ: Dân hoang mang kéo nhau đi xét nghiệm Nhiều người dân tại xã Kim Thượng, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ đang rất hoang mang sau khi 42 người dân trong xã bị nhiễm HIV chưa rõ nguyên nhân. Nhiều người đã đi làm xét nghiệm. Trao đổi với phóng viên báo Lao Động sáng 15/8, ông Hà Văn N (47 tuổi, trú tại xóm Chiềng 3, xã Kim Thượng) cho...