Tầm quan trọng của rừng ven biển trong ứng phó với biến đổi khí hậu
Những năm gần đây, tình trạng biến đổi khí hậu (BĐKH) khiến thời tiết, thiên tai ngày càng cực đoan, khó lường, gây ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống và phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) của đất nước.
Do đó, việc trồng và bảo vệ rừng được xem là một trong những giải pháp hữu hiệu nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực của BĐKH.
Tết Trồng cây Tân Sửu năm 2021 có điểm gì mới? Phóng viên Báo Quân đội nhân dân có cuộc trò chuyện với ông Nguyễn Quốc Trị, Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) xung quanh vấn đề này.
Phóng viên (PV): Thưa ông, Tết trồng cây Tân Sửu 2021 có gì khác biệt so với mọi năm?
Ông Nguyễn Quốc Trị: Năm nay, “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” Xuân Tân Sửu năm 2021 được gắn với việc phát động trồng rừng ven biển tại tỉnh Quảng Bình, một trong những khu vực chịu nhiều tác động của BĐKH nhất. Tổng cục Lâm nghiệp đã tham mưu với Bộ NN&PTNT phối hợp với tỉnh Quảng Bình cũng như các địa phương chuẩn bị tốt những nội dung để Lễ phát động Tết trồng cây đạt hiệu quả nhất.
Ông Nguyễn Quốc Trị. Ảnh: NGUYỄN KIỂM
PV: Tổng cục Lâm nghiệp đã có kế hoạch gì để thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc trồng một tỷ cây xanh, thưa ông?
Ông Nguyễn Quốc Trị: Ngay sau khi được giao nhiệm vụ, Tổng cục Lâm nghiệp đã nghiên cứu, tổng hợp thông tin, tham mưu với Bộ NN&PTNT xây dựng dự thảo Đề án “Trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025″ trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, với mục tiêu đến hết năm 2025 cả nước trồng được ít nhất một tỷ cây xanh, trong đó khoảng 690 triệu cây xanh trồng phân tán ở các khu đô thị và vùng nông thôn; 310 triệu cây xanh trồng tập trung trong rừng phòng hộ, đặc dụng và trồng mới rừng sản xuất nhằm bảo vệ môi trường sinh thái, cải thiện cảnh quan và ứng phó với BĐKH, góp phần phát triển KT-XH, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân và sự phát triển bền vững của đất nước. Năm 2021 sẽ trồng khoảng 182 triệu cây xanh, trong đó cây xanh phân tán là 120 triệu cây. Từ năm 2022-2025, mỗi năm trồng 204,5 triệu cây xanh, trong đó, cây xanh phân tán là 142,5 triệu cây.
PV: Việt Nam vừa ký thỏa thuận chi trả giảm phát thải vùng Bắc Trung Bộ (ERPA) với Ngân hàng thế giới (WB). Tổng cục Lâm nghiệp đã tham mưu với Bộ NN&PTNT về cơ chế chi trả giảm phát thải khí nhà kính cho các địa phương và các chủ rừng như thế nào?
Ông Nguyễn Quốc Trị: Ngày 22-10-2020, Bộ NN&PTNT đã ký kết ERPA với WB để bán 10,3 triệu tấn CO2 nhờ hấp thụ từ rừng tại 6 tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và nhận về 51,5 triệu USD. Việt Nam trở thành quốc gia thứ 5 trên thế giới và là quốc gia đầu tiên ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương tham gia thực hiện ký kết ERPA. Đây là nguồn thu dịch vụ môi trường rừng rất quan trọng để hỗ trợ công tác quản lý, bảo vệ rừng trong bối cảnh các địa phương trên đang chịu ảnh hưởng nặng nề từ thiên tai, lũ lụt. Tổng cục Lâm nghiệp đang tham mưu cho Bộ NN&PTNT xây dựng quyết định về thí điểm chuyển quyền giảm phát thải và quản lý tài chính vùng Bắc Trung Bộ trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, làm cơ sở pháp lý quan trọng để sớm đưa cơ chế này vào cuộc sống.
Video đang HOT
PV: Ngày 22-1-2015, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 120/QĐ-TTg phê duyệt Đề án bảo vệ và phát triển rừng ven biển ứng phó với BĐKH giai đoạn 2015-2020 (gọi tắt là Đề án 120). Ông đánh giá như thế nào về hiệu quả đề án này?
Ông Nguyễn Quốc Trị: Đề án 120 sau 5 năm thực hiện đã tạo sự chuyển biến trong nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành, các địa phương; thu hút sự quan tâm, ủng hộ của các tổ chức quốc tế đối với công tác bảo vệ và phát triển rừng ven biển. Chúng ta đã trồng mới và trồng bổ sung, phục hồi được 22.390ha rừng ven biển trong giai đoạn 2015-2020, góp phần nâng cao diện tích, chất lượng rừng, phát huy vai trò phòng hộ của rừng ven biển; thực hiện các cam kết, trách nhiệm với cộng đồng quốc tế trong ứng phó với BĐKH và nước biển dâng.
Cán bộ và nhân dân tỉnh Yên Bái tham gia Tết Trồng cây 2019. Ảnh: DIỆP ANH
PV: Dự thảo Đề án bảo vệ và phát triển rừng ven biển ứng phó với BĐKH giai đoạn 2021-2030 do Bộ NN& PTNT trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Vậy có sự khác biệt nào so với Đề án 120 trước đây, thưa ông?
Ông Nguyễn Quốc Trị: Sau khi đánh giá kết quả thực hiện Đề án 120 giai đoạn 2015-2020 và phối hợp với các bộ, ngành, địa phương nghiên cứu, xây dựng dự thảo Đề án, ngày 28-12-2020, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt Đề án “Bảo vệ và phát triển rừng vùng ven biển nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu và thúc đẩy tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030″. Theo đó, đề án lần này được xác định thời gian thực hiện trong 10 năm (2021-2030) phù hợp với Chiến lược phát triển lâm nghiệp giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Mặt khác, do quỹ đất trồng rừng ven biển ngày càng khó khăn, hạn chế nên đề án lần này tập trung vào trồng rừng phòng hộ, đặc dụng nhằm tạo hành lang xanh bảo vệ bờ biển với tổng diện tích là 35.000ha.
PV: Năm 2021, ngành lâm nghiệp sẽ triển khai công tác trồng và bảo vệ rừng, nhất là rừng ven biển như thế nào, thưa ông?
Ông Nguyễn Quốc Trị: Năm 2021, Bộ NN&PTNT chỉ đạo các địa phương tiếp tục thực hiện các cơ chế, chính sách phát triển lâm nghiệp theo quy định của Luật Lâm nghiệp. Phấn đấu bảo vệ, phát triển, sử dụng hiệu quả, bền vững diện tích rừng hiện có, nâng cao năng suất, chất lượng, phát huy giá trị của từng loại rừng, tăng giá trị rừng sản xuất trên đơn vị diện tích. Riêng đối với rừng ven biển sẽ tiếp tục thực hiện Nghị định số 119/2016/NĐ-CP ngày 23-8-2016 về một số chính sách quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững rừng ven biển ứng phó với BĐKH cho đến khi Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành chính sách mới.
PV: Trân trọng cảm ơn ông!
Công tác bảo vệ môi trường sẽ đạt bước tiến lớn nếu người dân là lực lượng đi đầu
Nếu mỗi người dân đều có ý thức, đoàn kết, có quyết tâm cao và coi việc bảo vệ môi trường quan trọng giống như người dân đất nước ta hiện nay đang đoàn kết chống lại dịch COVID-19 thì công tác bảo vệ môi trường, phát triển bền vững đất nước, phát triển đất nước theo hướng thân thiện với môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu trong thời gian tới sẽ đạt được những bước tiến lớn.
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà. (Ảnh: TL)
Đó là chia sẻ của Ủy viên Trung ương Đảng khóa XIII, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà với báo chí trước thềm năm mới 2021.
Phóng viên (PV): Xin Bộ trưởng cho biết những kết quả nổi bật và khó khăn, hạn chế của ngành Tài nguyên và Môi trường trong năm vừa qua?
Bộ trưởng Trần Hồng Hà: Những năm qua, ngành Tài nguyên và Môi trường đã đứng trước những thời điểm hết sức khó khăn, sóng gió. Các lĩnh vực quản lý của ngành, nhất là môi trường luôn luôn có những điều hết sức bị động, bất ngờ. Tại nhiều địa bàn khác nhau, ở nhiều dự án khác nhau, các sự cố môi trường thường xảy ra. Đáng chú ý nhất là sự cố ô nhiễm môi trường ở 4 tỉnh miền Trung do Formosa gây ra.
Bên cạnh đó, các lĩnh vực khác như đất đai cũng thường xuyên đứng đầu trong top lĩnh vực nóng bỏng, có số lượng người dân khiếu kiện, khiếu nại rất đông. Trong lĩnh vực tài nguyên khoáng sản, tình trạng khai thác khoáng sản chưa được quản lý chặt chẽ, còn xảy ra khai thác trái phép và thiếu hiệu quả trong sử dụng; quá trình khai thác cũng gây ra các vấn đề về môi trường như bãi thải.
Trong 5 năm vừa qua, biến đổi khí hậu tác động ngày càng lớn và nghiêm trọng. Thời tiết cực đoan xảy ra trên khắp cả nước như rét đậm rét hại, sạt lở, lũ ống lũ quét ở các vùng núi cao ở phía Bắc, hạn hán ở Nam Trung bộ và Tây Nguyên và xâm nhập mặn diễn ra liên tục ở Đồng bằng sông Cửu Long do tác động "kép" của biến đổi khí hậu cũng như việc sử dụng nước ở thượng nguồn sông Mekong...
Nói như vậy để thấy các lĩnh vực mà ngành quản lý luôn đứng trước những vấn đề hết sức bị động, bất ngờ và lúng túng. Cá nhân là Bộ trưởng cũng như toàn bộ cán bộ, công chức, viên chức của ngành đều có tâm trạng hết sức lo lắng. Chính vì thế, chúng tôi đã tập trung, toàn tâm toàn ý để giải quyết các sự cố, giải quyết các vấn đề mang tính chất sự vụ để ứng phó với các vấn đề mới nảy sinh.
Tuy nhiên, trong nhiệm kỳ 2016-2020, Đảng và Nhà nước cũng đã khẳng định đây là giai đoạn chuyển tiếp - từ giai đoạn cũ với chủ trương tất cả cho các vấn đề phát triển kinh tế, huy động tất cả các nguồn lực cho phát triển và xóa đói giảm nghèo nên các vấn đề môi trường nhiều khi còn chấp nhận đánh đổi; hay nói cách khác là nhu cầu phát triển kinh tế dựa trên một mô hình là khai thác, sử dụng triệt để tài nguyên thiên nhiên - sang giai đoạn mới, phát triển thân thiện với môi trường.
Có thể thấy trong những năm qua, việc ban hành Nghị quyết về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển cũng đã làm thay đổi cơ bản về nhận thức và tư duy quản lý, trong đó lấy tiêu chí phát triển kinh tế xã hội dựa trên sự phát triển hài hòa, dựa trên nền tảng bền vững về hệ sinh thái tự nhiên. Nhiều vấn đề khác trong lĩnh vực mà ngành quản lý như tài nguyên đất đai, tài nguyên nước, khoáng sản, chúng tôi đã tập trung rà soát cùng các địa phương, lắng nghe các địa phương để thấu hiểu các vướng mắc và cùng với các địa phương bằng các văn bản để tháo gỡ khó khăn, đưa các nguồn lực vào phát triển và được sử dụng một cách tổng hợp, hiệu quả.
Công tác quản lý tài nguyên và môi trường đã chuyển biến từ bị động, bất ngờ sang chuẩn bị bài bản, đồng bộ các cơ chế chính sách; nhận thức của người dân về môi trường được nâng lên rất cao. Nhờ đó đã xác định được các phương pháp quản lý, xác định mô hình về kinh tế xanh, tăng trưởng xanh, kinh tế cacbon thấp và kinh tế tuần hoàn là nhiệm vụ hết sức chủ đạo, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng bền vững hơn. Tức là thay đổi từ kinh tế "nâu," năng lượng "nâu" sang năng lượng "xanh" và kinh tế tuần hoàn siêu bền vững.
Trong vòng 5 năm qua, trên 950.000 tỷ đồng đã đóng góp vào thu ngân sách. Riêng năm 2020, thu từ đất đai đã gấp 2 lần so với năm 2015. Tôi khẳng định rằng việc thu từ đất hiện nay đã được tính toán dựa trên những vấn đề về hiệu quả sử dụng đất đai. Khoảng 230.000 hécta đất đã được chuyển sang để phục vụ phát triển kinh tế, gần 1 triệu hécta đất trước đây chưa sử dụng đã được đưa vào sử dụng để phát triển rừng; hàng trăm nghìn hécta đất trước đây ở các dự án chậm sử dụng hoặc sử dụng kém hiệu quả cũng đã được đưa vào phát triển nguồn lực hiệu quả.
Các quyết sách về ứng phó với biến đổi khí hậu được chủ động đề xuất, thúc đẩy triển khai có hệ thống với tầm nhìn chiến lược; công tác dự báo khí tượng thủy văn được tập trung hiện đại hóa, nâng cao chất lượng, góp phần giảm thiểu thiệt hại do thiên tai...
PV : Một trong những nội dung rất quan trọng của Nghị quyết Đại hội Đảng là phát triển theo mô hình kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn. Xin Bộ trưởng cho biết những giải pháp mà Bộ đã thực hiện trong thời gian qua?
Bộ trưởng Trần Hồng Hà: Hiện nay, các Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương đã tạo ra một nền tảng hết sức quan trọng để chúng ta chuyển đổi mô hình phát triển kinh tế đi theo chiều sâu và chất lượng. Theo đó, ngành tài nguyên và môi trường cũng đã phải định hình, chuyển đổi các chính sách của mình thông qua Chủ trương của Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương.
Theo đó mô hình kinh tế xanh, kinh tế tuần hoànthể hiệntrong mọi bài toán về kinh tế đều phải có tính đến môi trường. Trong các chi phí về phát triển kinh tế đều phải bao gồm chi phí về bảo vệ môi trường. Kinh tế nước ta cần phải chuyển đổi từ một nền "kinh tế nâu" sang nền "kinh tế xanh," phải chuyển từ việc sử dụng các nguyên liệu hóa thạch sang các nguyên liệu thân thiện với môi trường, phải giữ được không gian sống xanh cho con người. Tư duy cần chuyển sang kinh tế tuần hoàn, hay nói cách khác, một nền kinh tế mà mọi nguồn tài nguyên thiên nhiên đều phải được xử lý một cách hiệu quả, tiết kiệm.
Trong quá trình phát triển, việc hoạch định tài nguyên thiên nhiên là đầu vào, là một nguồn lực, trong nguồn lực đó nguồn lực hữu hạn không thể tái tạo thì cần phải phân định để làm sao tính toán, giải quyết được bài toán về môi trường, bài toán bền vững trong tương lai, cũng như phân bổ được cho các thế hệ... Trên cơ sở đó, chuyển sang kinh tế tuần hoàn mà mọi tài nguyên thiên nhiên được khai thác có tính toán và sử dụng lâu bền, hiệu quả nhất; tiến tới chất thải ít nhất.
Chúng tôi cho rằng cần phải xác định môi trường là một ngành. Đầu tư vào nguồn vốn tự nhiên, cải thiện chất lượng môi trường, phục hồi các hệ sinh thái tự nhiên - đó là một ngành. Trong xu thế phát triển, kinh tế số cũng là giải pháp, là động lực để ngành quản trị, lượng hóa và hạch toán được, cũng như giảm việc sử dụng tài nguyên, có thời gian để phát triển kinh tế đầu tư vào vốn tự nhiên, tạo ra công ăn việc làm và ổn định xã hội.
PV : Bộ trưởng có thể cho biết năm 2021 ngành tài nguyên và môi trường sẽ có giải pháp gì để quản lý và phát triển ngành vững mạnh hơn?
Bộ trưởng Trần Hồng Hà : Trước khi nói đến năm 2021, cũng phải nhìn nhận rằng những việc chúng tôi đã thực hiện được trong thời gian qua mới chỉ là xây dựng những nền tảng ban đầu, mà không phải tất cả các lĩnh vực đều làm được.
Đối với lĩnh vực môi trường, chúng ta đã có Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương, đã có những chủ trương quan trọng được đưa vào các Văn kiện được công bố tại Đại hội XIII của Đảng. Chúng ta cũng đã có Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có hiệu lực từ tháng 1/2022 nên đối với môi trường - một trong 3 trụ cột quan trọng của phát triển bền vững, chúng tôi sẽ tập trung triển khai thực hiện Luật Bảo vệ môi trường, trong đó lấy người dân làm lực lượng nòng cốt, người dân phải là người thực hiện, tham gia nhưng đồng thời cũng là người giám sát về môi trường.
Nếu mỗi người dân đều có ý thức, đoàn kết, có quyết tâm cao và coi việc bảo vệ môi trường quan trọng giống như người dân đất nước ta hiện nay đang rất đoàn kết chống lại dịch COVID-19 thì công tác bảo vệ môi trường, phát triển bền vững đất nước, phát triển đất nước theo hướng thân thiện với môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu trong thời gian tới sẽ đạt được những bước tiến lớn.
Trong lĩnh vực ứng phó với biến đổi khí hậu và khí tượng thủy văn, biến đổi khí hậu đang ngày càng trở nên cực đoan và khó đoán định. Vì thế, vấn đề đặt ra trong thời gian tới là làm sao tăng cường khả năng dự báo một cách chính xác hơn, đưa ra những cảnh báo kịp thời hơn, cũng như đánh giá được sự biến đổi của khí hậu để từ đó có thể đưa ra được những quy hoạch tổng thể, kịp thời, chuyển từ bị động ứng phó sang chủ động thích ứng.
Để đáp ứng được yêu cầu trên, đòi hỏi chúng ta cần phải tổng hợp rất nhiều lĩnh vực khoa học của các ngành, địa phương và có đánh giá cụ thể từng khu vực, nhất là các tai biến địa chất, xây dựng thiết lập mạng lưới quan trắc dày hơn liên quan đến khí tượng và thủy văn ở đó, thậm chí xây dựng hệ thống giám sát trực tiếp.
PV : Xin cảm ơn Bộ trưởng!
Khai thác hiệu quả hơn tiềm năng kinh tế biển, đảo Theo Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam, biển có các nguồn tài nguyên vô tận, cần phải biết tận dụng, tiếp tục khai thác để phát triển kinh tế biển, đảo gắn với bảo bảo vệ vững chắc an ninh, chủ quyền quốc gia, chủ quyền biển, đảo. Báo cáo về tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế...