Tầm quan trọng của gali và gecmani Hai kim loại Trung Quốc sắp hạn chế xuất khẩu
Trong động thái leo thang cuộc chiến thương mại về công nghệ với Mỹ và châu Âu, Trung Quốc tuyên bố sẽ kiểm soát xuất khẩu hai kim loại ít người biết đến nhưng rất quan trọng. Đó là gali và gecmani.
Theo Bloomberg, Trung Quốc cho biết bắt đầu từ ngày 1/8, nước này sẽ áp đặt các biện pháp hạn chế xuất khẩu cả hai kim loại trên cũng như các hợp chất hóa học của hai kim loại này. Mục đích là để bảo vệ an ninh quốc gia của Trung Quốc. Cụ thể, các nhà xuất khẩu sẽ phải xin giấy phép từ Bộ Thương mại Trung Quốc nếu họ muốn bắt đầu hoặc tiếp tục xuất khẩu hai kim loại này ra nước ngoài. Họ sẽ phải báo cáo chi tiết về người mua ở nước ngoài cũng như mục đích sử dụng hai kim loại của người mua.
Các biện pháp thắt chặt xuất khẩu của Trung Quốc được đưa ra sau khi Mỹ có động thái đưa các công ty Trung Quốc vào danh sách đen, theo đó hạn chế nước này tiếp cận các công nghệ của Mỹ, trong đó có những dòng chip tân tiến. Trung Quốc cho rằng động thái trên của Mỹ là nhằm duy trì ưu thế trong ngành, đồng thời cũng có biện pháp nhằm tăng cường khả năng tự cung tự cấp trong lĩnh vực chất bán dẫn.
Mỹ cũng đã thắt chặt các hạn chế xuất khẩu đối với chất bán dẫn trong những tuần gần đây và đang thúc đẩy các nước đồng minh làm điều tương tự. Từ tháng 9 tới đây, Hà Lan sẽ áp đặt các hạn chế đối với việc xuất khẩu các công nghệ dành cho sản xuất chip điện tử.
Cả gali và gecmani đều có bề ngoài màu trắng bạc và thường được phân loại là kim loại phụ. Hai kim loại này thường không xuất hiện riêng lẻ trong tự nhiên. Thay vào đó, chúng được sản xuất với nồng độ nhỏ dưới dạng sản phẩm.
Các thị trường của hai kim loại này rất nhỏ khi so sánh với các mặt hàng khác như đồng hoặc dầu mỏ. Giá trị lượng gali và tấm gali arsenua mà Mỹ nhập năm 2022 chỉ khoảng 225 triệu USD. Nhưng việc sử dụng các kim loại này trong các ngành công nghiệp chiến lược có nghĩa là các biện pháp hạn chế của Trung Quốc vẫn có thể có tác động sâu rộng.
Hai kim loại trên có rất nhiều ứng dụng riêng trong sản xuất chip, thiết bị liên lạc và quốc phòng. Gali được sử dụng trong chất bán dẫn hỗn hợp, kết hợp nhiều nguyên tố khác để cải thiện tốc độ và hiệu quả truyền dẫn, được dùng trong TV và màn hình điện thoại di động, tấm pin mặt trời và radar. Gecmani được sử dụng trong sợi quang, kính nhìn ban đêm và khám phá không gian. Hầu hết các vệ tinh đều được cung cấp năng lượng bằng pin mặt trời có thành phần gecmani.
Theo một nghiên cứu của Liên minh châu Âu về các nguyên liệu thô quan trọng trong năm nay, Trung Quốc là nguồn cung cấp chủ yếu của cả hai kim loại này, chiếm 94% nguồn cung gali và 83% lượng gecmani.
Mặc dù có thể thay thế cả hai kim loại này, nhưng có thể tốn nhiều chi phí hơn và có thể cản trở hiệu suất của công nghệ.
Video đang HOT
Trong thực tế, không có kim loại nào đặc biệt hiếm, nhưng chi phí xử lý có thể cao. Do Trung Quốc đã xuất khẩu hai kim loại trên với giá tương đối rẻ trong một thời gian dài, nên có rất ít cơ sở ở nơi khác sản xuất kim loại này. Khi Trung Quốc tăng sản lượng, các quốc gia khác như Đức và Kazakhstan đã giảm bớt.
Nhưng nếu động thái của Trung Quốc khiến giá hai kim loại này tăng vọt, các nhà phân tích dự báo sản lượng từ các nhà cung cấp khác sẽ tăng lên để đáp ứng nhu cầu.
Tái chế cũng có thể đóng vai trò quan trọng. Phế liệu trong các công trường đã chiếm một số nguồn cung các loại này, trong khi phế liệu gecmani cũng được lấy từ cửa sổ trong xe tăng đã ngừng hoạt động và các phương tiện quân sự khác.
Ngoài Trung Quốc, các quốc gia khác có năng lực sản xuất gali gồm Nga và Ukraine, nơi kim loại này được sản xuất dưới dạng sản phẩm phụ của oxit nhôm. Hàn Quốc và Nhật Bản cũng sản xuất gali dưới dạng sản phẩm phụ của kẽm.
Ở Bắc Mỹ, người ta thu gecmani cùng với kẽm, chì và các kim loại khác tại nhà máy luyện kim Trail của Teck Resources ở British Columbia.
Các nhà sản xuất hai loại kim loại này còn có nhà sản xuất vật liệu đặc biệt 5N Plus và Indium Corporation ở Mỹ. Ở châu Âu, công ty Umicore SA của Bỉ là nhà sản xuất cả hai loại kim loại này.
Một số dự án khai thác chứa hàm lượng kim loại cao hơn và có thể tạo cơ hội tăng nguồn cung, như dự án kẽm Kipushi, dự kiến khởi động vào năm tới tại Cộng hòa Dân chủ Congo.
Ảnh hưởng từ lệnh trừng phạt của Mỹ tới máy bay C919 của Trung Quốc
Việc Mỹ mở rộng kiểm soát xuất khẩu và trừng phạt thương mại đối với Trung Quốc về công nghệ tiên tiến, đặc biệt là lĩnh vực hàng không, có khả năng ảnh hưởng đến dòng máy chở khách thân hẹp C919 do Trung Quốc chế tạo.
Chuyến bay thử nghiệm của C919, máy bay phản lực lớn sản xuất trong nước đầu tiên của Trung Quốc, tại huyện Bồ Thành, tỉnh Thiểm Tây phía tây bắc Trung Quốc. Ảnh: Tân Hoa Xã
Trong những năm qua, quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc đang ngày càng căng thẳng khi Mỹ trở nên cảnh giác với chiến lược dân sự - quân sự của Trung Quốc nhằm đảm bảo những tiến bộ phát triển kinh tế và quân sự đồng hành với đổi mới khoa học và công nghệ.
Từ thời cựu Tổng thống Donald Trump, chính phủ Mỹ đã bắt đầu hạn chế quyền tiếp cận của Trung Quốc đối với các sản phẩm lưỡng dụng bằng cách chỉ định các công ty hàng không và hàng không vũ trụ của Trung Quốc là "người dùng cuối trong quân đội".
Cụ thể, Mỹ từ năm 2020 đã chỉ định một số công ty con của nhà thầu quốc phòng lớn nhất Trung Quốc là Tập đoàn Công nghiệp Hàng không Trung Quốc (Avic) - nhà cung cấp chính cho máy bay C919 - là "người dùng cuối của quân đội". Một công ty con của Tập đoàn Động cơ Hàng không Trung Quốc (AECC) thuộc sở hữu nhà nước là công ty Động cơ Máy bay Thương mại AECC, cũng được chỉ định là người dùng cuối cho quân đội.
Kể từ khi đắc cử, Tổng thống Mỹ Joe Biden tiếp tục gia tăng các áp lực này. Năm 2022, Cục Công nghiệp và An ninh của Bộ Thương mại Mỹ chỉ định Viện Nghiên cứu và Thiết kế Máy bay Thượng Hải và Công ty Sản xuất Máy bay Thượng Hải là những người dùng cuối trong lĩnh vực quân sự. Cả hai công ty đều thuộc Tập đoàn Máy bay Thương mại Trung Quốc (Comac), nhà sản xuất máy bay C919.
Theo quy định của Mỹ, các thực thể được chỉ định bị cấm nhập khẩu một số mặt hàng như cảm biến, laser, hệ thống điện tử hàng không và các sản phẩm điều hướng trừ khi nhà xuất khẩu có được giấy phép từ chính phủ.
Máy bay C919 cất cánh từ Sân bay Quốc tế Hồng Kiều Thượng Hải ở phía đông Thượng Hải của Trung Quốc, ngày 28/5/2023, trong chuyến bay thương mại đầu tiên. Ảnh: Tân Hoa Xã
Tác động của các hạn chế đối với Comac là gì?
Comac đang sản xuất hai loại máy bay bao gồm máy bay phản lực khu vực ARJ21 và C919. Cả hai mẫu máy bay này đều đều dựa trên công nghệ và bộ phận nhập khẩu, đặc biệt là từ Mỹ. Đối với C919 - mẫu máy bay vừa đi vào hoạt động thương mại trong tháng 5 vừa qua, động cơ LEAP của nó được sản xuất bởi CFM International, một liên doanh giữa công ty GE Aviation của Mỹ và Safran Aircraft Engines của Pháp.
Với các hạn chế mới này, chuỗi cung ứng ngành hàng không của Trung Quốc đang phải đối mặt với các áp lực ngày càng gia tăng. Trong một cuộc thảo luận do Đại học Hàng không Dân dụng Trung Quốc tổ chức vào tháng 12/2022, giám đốc bộ phận pháp lý và tuân thủ tại Viện Nghiên cứu và Thiết kế Máy bay Thượng Hải Le Wei cũng thừa nhận rằng những thay đổi trong kiểm soát xuất khẩu của Mỹ đã ảnh hưởng đến "an ninh của chuỗi cung ứng, của ngành sản xuất hàng không dân dụng Trung Quốc và sự phát triển ổn định của ngành".
Để đáp ứng các quy tắc mới, ông Le cho biết Comac đã thiết lập "hệ thống truy xuất nguồn gốc hoàn chỉnh của hệ thống chuỗi cung ứng thượng nguồn và hạ nguồn", đồng thời "tăng cường quản lý các tài liệu chứng nhận tuân thủ của nhà cung cấp".
Trong bối cảnh Mỹ rất có thể sẽ gia tăng áp lực "hạn chế ngành sản xuất cao cấp của Trung Quốc", ông nhấn mạnh Trung Quốc cần tăng cường "mức độ tự chủ" trong các công nghệ chính để chống lại mọi hạn chế. Hiện nước này cũng đang trong quá trình thiết kế động cơ thay thế cho động cơ LEAP.
Ngoài ra, Trung Quốc cũng có thể cân nhắc hợp tác với Nga trong lĩnh vực hàng không, dù một liên doanh giữa hai quốc gia có khả năng sẽ mang lại rủi ro bị trừng phạt.
Do đó, theo SCMP trích dẫn nhận định của ông Jean-Franois Dufour, đồng sáng lập công ty tư vấn Sinopole, trừ khi mối quan hệ Trung - Mỹ thực sự trở nên tồi tệ, chuỗi cung ứng toàn cầu sẽ không trở thành một điểm yếu của chương trình C919. Ông cũng nhận định rằng châu Âu khó có khả năng chủ động tăng cường kiểm soát xuất khẩu đối với Trung Quốc. Nguyên nhân tới từ việc đầu tư ngày càng tăng của Airbus vào thị trường Trung Quốc sau khi thay thế Boeing trở thành nhà cung cấp máy bay chở khách chiếm ưu thế.
Trung Quốc đang đẩy mạnh tự chủ công nghệ nhằm chống lại mọi hạn chế. Ảnh: Tân Hoa Xã
Triển vọng cho tranh chấp công nghệ Mỹ - Trung
Trong khuôn khổ chuyến thăm Bắc Kinh, Ngoại trưởng Mỹ Anthony Blinken cho biết hai quốc gia đã đạt được "tiến bộ" trong việc đưa quan hệ trở lại đúng hướng và đều nhất trí về sự cần thiết phải "ổn định" mối quan hệ song phương. Tuy nhiên, cuộc gặp mặt không làm thay đổi đáng kể những vướng mắc chính trong quan hệ Washington và Bắc Kinh, đặc biệt là về những lĩnh vực chủ chốt.
Đối với lĩnh vực hàng không, quy mô khổng lồ của thị trường Trung Quốc khiến nước này trở thành điểm thu hút với nhiều ông lớn trong ngành như Boeing hay GE. Tuy nhiên với tình trạng hiện tại khi rủi ro gia tăng đối với những công ty Mỹ kinh doanh tại nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, nhiều công ty có thể sẽ phải cân nhắc lại quyết định của mình.
SCMP trích dẫn ông Stephen Olson, một nhà nghiên cứu cấp cao tại Quỹ Hinrich và là cựu nhà đàm phán thương mại của Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ, "các công ty như Boeing và GE có thể đang đánh giá lại tương lai của mình trên thị trường hàng không dân dụng Trung Quốc".
Ông cho biết: "Sự kết hợp giữa các hạn chế gia tăng từ phía Mỹ cùng với sự trỗi dậy của đối thủ cạnh tranh nội địa Trung Quốc là C919 sẽ làm giảm đáng kể không gian dành cho các công ty này trong khai thác thị trường Trung Quốc".
Có gì trong luật đối ngoại mới của Trung Quốc? Được thông qua hôm 28/6 và có hiệu lực vào ngày 1/7 tới, đạo luật được coi là công cụ đối trọng với các biện pháp kiểm soát xuất khẩu của Mỹ áp dụng với một số hàng hóa công nghệ cao của Trung Quốc. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tham gia Hội nghị thượng đỉnh G20 hồi năm 2017. Ảnh:...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Washington cài số lùi

Mỹ thu hồi thị thực của hơn 300 sinh viên quốc tế

Nhà ga đầu tiên trên thế giới dựng bằng công nghệ in 3D

Anh trai ông Hun Sen qua đời

Nhà Trắng khiếu nại lên Tòa án Tối cao Mỹ đề nghị tiếp tục trục xuất người nhập cư

Từng bị tỷ phú Elon Musk coi thường, BYD đã vượt Tesla về doanh số, công nghệ và giá cả

Tỷ phú Elon Musk gặp vấn đề pháp lý vì lời hứa 'tặng' 1 triệu USD cho cử tri

IMF giải ngân 400 triệu USD hỗ trợ ngân sách cho Ukraine

Động đất tại Myanmar: Ít nhất 1.000 người thiệt mạng, trên 2.300 người bị thương

Israel đàm phán với nhiều nước về di dời người Palestine

Australia: Dùng máy bay sơ tán người dân vùng lũ

Tổng thống Mỹ Donald Trump để ngỏ khả năng thỏa thuận về thuế đối ứng
Có thể bạn quan tâm

Ngắm cầu Nguyễn Hoàng lung linh về đêm trên dòng sông Hương
Du lịch
20:51:00 29/03/2025
Nghệ sĩ châu Á bị "phong sát" khắc nghiệt vì thiếu hiểu biết văn hóa lịch sử: Chưa một ai có thể quay lại showbiz
Sao châu á
20:50:20 29/03/2025
Đối đầu với mệt mỏi do đa xơ cứng
Sức khỏe
20:42:05 29/03/2025
Midu khoe clip du lịch Trung Quốc: Visual chồng thiếu gia thành tâm điểm, lộ 1 hành động siêu mê vợ!
Sao việt
20:41:59 29/03/2025
Một dòng tin nhắn ngắn ngủi nhưng khiến hàng nghìn người cay mắt
Netizen
20:34:42 29/03/2025
Phát hiện lăng mộ của vị pharaoh Ai Cập bí ẩn có niên đại 3.600 năm
Lạ vui
20:30:03 29/03/2025
G-Dragon phá vỡ khuôn mẫu của thần tượng K-pop
Nhạc quốc tế
19:51:40 29/03/2025
Nạn nhân mới nhất của "lời nguyền Oscar"?
Hậu trường phim
19:49:10 29/03/2025
Mật danh: Kế toán - Bộ phim hành động mãn nhãn
Phim âu mỹ
19:46:44 29/03/2025
Sóng gió trong quan hệ Mỹ - Canada
