Tầm quan trọng của chất béo
Ăn nhiều chất béo sẽ nguy hiểm tới sức khỏe của con người.
Ảnh minh họa
Vai trò của chất béo trong chế độ ăn uống cho đến ngày nay vẫn gây nhiều tranh cãi giữa các bác sĩ, các chuyên gia dinh dưỡng. Một mặt, ăn nhiều chất béo là nguy hiểm tới sức khỏe của con người, mặt khác, cơ thể con người cũng không thể hoạt động bình thường khi thiếu chất béo.
Một trong những chức năng chính của chất béo là cung cấp năng lượng, đặc biệt là duy trì nhiệt độ cho cơ thể. Chất béo được duy trì trong các mô mỡ như là “vật liệu dự trữ năng lượng” mà cơ thể dùng trong các tình huống khẩn cấp. Đây là nguồn duy nhất tập trung năng lượng của chúng ta. Cùng với các protein và cacbonhydrat chất béo cũng là một thành phần cấu tạo nên tế bào của cơ thể. Ngoài ra rất ít người biết rằng chất béo còn cung cấp một số nguyên tố vi lượng khác cho cơ thể như: Vitamin tan trong chất béo như A, D, E, K mono và các acid béo không bão hòa có liên quan tới quá trình trao đổi chất của cơ thể phospholipids cung cấp các chức năng quan trọng của tế bào gan và thần kinh sterol thực vật – sitoterol, cholesterol ở ruột.
Omega-3 và omega-6 là những acid béo (được tạo ra từ chất béo đưa vào cơ thể) là 2 acid vô cùng cần thiết vì chúng không do cơ thể tự tạo ra được nên chúng rất cần cho quá trình trao đổi chất và các hoạt động của con người. Omega-3 được tìm thấy chủ yếu trong dầu cá, trứng và một số lượng nhỏ ở các loại hạt. Omega-6 tồn tại trong các loại dầu như: dầu đậu nành, dầu hướng dương, dầu lạc… Theo các chuyên gia dinh dưỡng với một người bình thường tỉ lệ giữa omega-6 và omega-3 là 5-6:1 (10:1), nghĩa là, trong chế độ ăn thì omega-6 nhiều hơn omega-3 từ 5-6 lần. Ngoài ra, các chuyên gia còn cho biết thêm tác dụng chính của acid béo chưa no omega-3 và omega-6 là để giảm mức độ cholesterol và thay thế chất béo với chất béo bão hòa đa trong cơ thể con người.
Video đang HOT
Tất cả điều đó giúp đưa ra một kết luận chính xác, chính chúng ta không thể loại bỏ chất béo trong chế độ ăn của mình vì nó là một trong những thành phần quan trong không thể thiếu của một cơ thể sống. Chất béo tham gia vào quá trình hình thành các bức tường của tất cả các tế bào, tổng hợp các hormon điều chỉnh các chức năng khác nhau như: các phản ứng miễn dịch, phản ứng viêm, đông máu… Và để phòng tránh nguy cơ mắc các bệnh có liên quan đến chất béo trong thực phẩm bạn nên cân nhắc lại chế độ dinh dưỡng của mình cho phù hợp.
Theo SKDS
Dầu thực vật có thực sự tốt?
Trước đây, mỡ lợn được sử dụng nhiều nhưng hiện nay, phần lớn các bà nội trợ đều cho rằng ăn dầu, bơ thực vật tốt cho sức khỏe... Nhưng sự thật không hẳn là như vậy.
Không phải chỉ dầu thực vật mới tốt
Nhiều người cho rằng dầu thực vật giàu các axit béo thiết yếu như omega 3, omega 6, omega 9 và chỉ ăn dầu thực vật mới phòng được các chứng bệnh của thời hiện đại như cholesterol cao hay xơ vữa động mạch.
Tuy nhiên, thực tế không phải ăn dầu thực vật tốt hơn hay ăn mỡ động vật tốt hơn mà cái quyết định là các thành phần của chúng. Sự thật thì dầu thực vật nào có tỉ lệ omega 6/omega 3 là 4/1 mới tối ưu và tốt cho sức khỏe. Nếu tỉ lệ omega 6 quá cao có thể tăng nguy cơ tim mạch, dị ứng, xơ vữa động mạch, thậm chí ung thư.
Nguyên nhân là do omega 3 và 6 chỉ có tác dụng khi vào cơ thể, được chuyển hóa theo chu trình tự nhiên, nếu không đảm bảo tỉ lệ 4/1, omega 6 vượt trội có thể ức chế các men khác, ức chế cả omega 3 và gây tình trạng khó chuyển hóa.
Lựa chọn tùy theo từng đối tượng
Các nhà khoa học Mỹ đã công bố nghiên cứu nên ăn 25ml dầu/người/ngày, tương đương năm thìa cà phê. Những năm gần đây dầu thực vật được chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng hơn mỡ động vật, tuy nhiên lựa chọn dầu thực vật hay mỡ động vật phải có sự tư vấn cho từng đối tượng.
Người béo phì, xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, đái tháo đường nên hạn chế ăn mỡ động vật. Nhưng ngườibình thường, trẻ em không cần kiêng mỡ động vật hoặc có thể sử dụng tỉ lệ dầu/mỡ là 2/1 hoặc 3/1 vì chất béo trong mỡ động vật giúp điều hoà nhiều quá trình chuyển hoá trong cơ thể, cung cấp các axít béo cần thiết để tạo năng lượng...
Càng chiên rán nhiều càng độc hại!
Người tiêu dùng mua dầu thực vật nên chọn mua loại dầu lỏng, chứa nhiều axit béo không no theo thứ tự: dầu ôliu, dầu vừng, dầu ngô, dầu hướng dương, dầu đậu nành, dầu cọ. Có trường hợp nhà sản xuất trộn lẫn các loại dầu với nhau, khi mua về người tiêu dùng có thể thử bằng cách để dầu vào ngăn mát tủ lạnh, nếu chai dầu bị đông đặc hoặc tạo cặn đặc thì chứng tỏ dầu đó chứa nhiều axit béo no, không tốt cho sức khỏe.
Khi mua các sản phẩm có dầu (bánh quy, bánh ngọt, khoai tây chiên, dầu ăn, bơ thực vật), người tiêu dùng cũng cần chú ý nhãn sản phẩm, nếu trên nhãn ghi "Trans Fatty acids 0 gram" hoặc "Trans Fat 2 gram" thì được xem là sản phẩm an toàn.
Tuy nhiên, tại Việt Nam hiện quy cách ghi nhãn các sản phẩm có chứa dầu là chưa đầy đủ, trong khi ở nước ngoài đã có quy chế rõ ràng về việc này. Vì vậy, cơ quan chức năng cần công bố rõ yêu cầu về nhãn mác sản phẩm.
Dầu thực vật dùng để chiên rán thức ăn ở nhiệt độ cao (trên 180OC) sẽ bị ôxy hóa và biến chất, vì vậy dùng dầu chiên đi chiên lại nhiều lần sẽ không tốt cho sức khỏe.
Theo SKDS
Vai trò của DHA với cơ thể trẻ DHA là tên viết tắt của Docosa Hexaenoic Acid, một acid béo không no cần thiết thuộc nhóm omega-3. Khi phân tích cấu trúc của não, các nhà khoa học thấy nó nằm trong thành phần cấu trúc màng tế bào thần kinh, họ gọi DHA là "gạch xây cho não người". DHA chiếm tỉ lệ rất cao trong chất xám (tạo ra...