Tầm quan trọng của AI trước các thách thức cấp bách từ biến đổi khí hậu
Trong bối cảnh đồng hồ khí hậu cảnh báo nhân loại rằng thời gian đang cạn dần, một số tổ chức đã đẩy mạnh ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) nhằm tạo ra bước đột phá mới trong việc giải quyết những thách thức mà biến đổi khí hậu gây ra.
Trí tuệ nhân tạo (AI) có tiềm năng cách mạng hóa cách tiếp cận của thế giới nhằm giải quyết các thách thức từ biến đổi khí hậu. Ảnh minh họa: Bernard Marr
Theo một báo cáo của Tổ chức Khí tượng Thế giới vào tháng 5, nhiệt độ toàn cầu nhiều khả năng sẽ vượt ngưỡng 1,5 độ C ở Hiệp định Paris trong 5 năm tới. Đây sẽ là lần đầu tiên lịch sử nhân loại ghi nhận mức tăng cao như vậy. Khi nhiệt độ tăng đến ngưỡng này, những tác động tồi tệ nhất của biến đổi khí hậu được cho là sẽ không thể khắc phục được.
Trước bối cảnh đó, bà Kate Brandt – Giám đốc phát triển bền vững của Google – nhận định AI có thể đóng vai trò quan trọng trong việc dự báo cho những người ra quyết định trước những thách thức cấp bách nhất về khí hậu.
“Qua sự tìm hiểu của tôi với nhiều chính phủ và các nhà hoạch định chính sách trên toàn thế giới, nhiều người chia sẻ rằng họ đang tìm kiếm các giải pháp địa phương hóa cho vấn đề biến đổi khí hậu có thể được triển khai ở quốc gia và trong khu vực. Tuy nhiên, thách thức chung hiện nay là thiếu công cụ để khai thác hiệu quả dữ liệu, vốn cần thiết để đưa ra những kế hoạch hành động mới”, bà Brandt cho hay.
Đối với những người mới làm quen với quá trình này, hai khía cạnh chính trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu là giảm thiểu và thích ứng. Giảm thiểu liên quan đến việc giảm mức độ phát thải và ngăn chặn biến đổi khí hậu hơn nữa, trong khi thích ứng là ứng phó với những tác động hiện có của biến đổi khí hậu.
Video đang HOT
Trong môi trường đô thị, AI có thể giải quyết cả hai lĩnh vực này bằng cách đẩy mạnh các thiết kế công trình phức tạp, chẳng hạn như lưới điện siêu nhỏ hoặc ứng dụng vật liệu tái tạo, hấp thu carbon.
Ở những khu vực dễ xảy ra các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt như Đông Nam Á, AI cũng có thể được sử dụng để dự đoán và phòng ngừa thiên tai.
Trước vấn đề ô nhiễm không khí xuyên biên giới tái diễn trong khu vực, các hệ thống giám sát chất lượng không khí do AI điều khiển có thể cung cấp dữ liệu thời gian thực về mức độ ô nhiễm không khí, từ đó cung cấp cảnh báo cho công chúng và thúc đẩy việc ra quyết định của cơ quan công quyền nhằm cải thiện chất lượng không khí.
Bên cạnh đó, AI cũng có thể cải thiện độ chính xác của các mô hình dự báo thời tiết, cho phép dự đoán đáng tin cậy hơn về các sự kiện thời tiết khắc nghiệt, như bão, mưa lớn và lũ lụt.
Chỉ ra mực nước biển đang dâng nhanh ở Đông Nam Á hơn bất kỳ nơi nào khác trên thế giới, cũng như việc các quốc gia trong khu vực trở thành nạn nhân của nhiều hiểm họa khí hậu do các quốc gia có vùng trũng thấp, bà Brandt cho biết AI của Google có thể giúp ích cộng đồng thông qua các mô hình dự báo lũ địa phương.
“Bằng cách này, chúng tôi có thể cảnh báo trước cho người dân ở những khu vực sẽ bị ảnh hưởng tối đa 7 ngày sớm hơn khi thảm họa ập đến. Khoảng thời gian đó đủ để người dân tới chỗ trú ẩn an toàn. Dự báo chính xác có khả năng giảm tỷ lệ tử vong và thiệt hại kinh tế từ 30 đến 50%”, bà Brandt nhấn mạnh
Tại hội nghị thượng đỉnh về khí hậu COP27 của Liên hợp quốc hồi năm ngoái, các nước đang phát triển đã đề xuất một quỹ tổn thất và thiệt hại về khí hậu giá trị lên tới 100 tỷ USD vào năm 2030 nhằm giải quyết những thiệt hại không thể khắc phục do biến đổi khí hậu gây ra.
Bên cạnh chính phủ các nước, bà Brandt tin rằng các tổ chức cá nhân thuộc mọi quy mô cũng có thể góp phần ngăn chặn tác động của biến đổi khí hậu.
Các công ty nhỏ có vai trò không thể thiếu trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu, đặc biệt là với những hiểu biết sâu sắc về địa phương và kinh nghiệm thực tế.
LHQ cảnh báo nguy cơ 'trượt dài' mục tiêu của Hiệp định Paris
Tình trạng ấm lên toàn cầu sẽ vượt xa mức giới hạn 1,5 độ C song chính phủ các nước vẫn chưa triển khai các chính sách để đảm bảo đạt được mục tiêu của Hiệp định Paris năm 2015 về biến đổi khí hậu.
Đây là đánh giá của tân chủ tịch Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi khí hậu (IPCC) của Liên hợp quốc (LHQ).
Nắng nóng kéo dài ở miền Nam nước Mỹ ngày 27/6/2023 với nền nhiệt tăng trên 38 độ C. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Ông Jim Skea - nhà khoa học người Scotland đã đưa ra nhận định trên khi trả lời phỏng vấn của hãng tin Reuters sau khi được bầu làm chủ tịch IPCC trong cuộc họp của ủy ban này diễn ra tại Nairobi hôm 26/7. Giải thích cho nhận định trên, ông Skea cho rằng việc chính phủ các nước chỉ dừng lại ở các kế hoạch hiện tại sẽ khiến nhiệt độ toàn cầu tăng gần 3 độ C so với mức thời kỳ tiền công nghiệp.
Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu ký năm 2015 đặt mục tiêu hạn chế tình trạng nóng lên của Trái Đất ở mức dưới 2 độ C so với mức thời kỳ tiền công nghiệp và quyết tâm theo đuổi các nỗ lực để đạt mục tiêu tăng ở mức 1,5 độ C, nhằm tránh những tác động xấu nhất do biến đổi khí hậu gây ra.
Tân chủ tịch IPCC cho rằng để có thể đạt được mục tiêu của Hiệp định Paris, chính phủ các nước cần triển khai các chính sách "mạnh tay" và mau lẹ nhằm cắt giảm mức phát thải khí nhà kính.
Theo ông Skea - người cũng là giáo sư về năng lượng bền vững tại trường Imperial College London, đây là thời điểm để chính phủ các nước triển khai các công cụ chính sách của mình, bao gồm đầu tư quy mô lớn hơn vào năng lượng tái tạo như điện gió và điện mặt trời đồng thời chấm dứt đầu tư vào nguyên liệu hóa thạch. Tân chủ tịch IPCC cũng cho rằng thế giới sẽ cần phát triển nhiều giải pháp công nghệ hơn nữa để thu hồi và lưu giữ CO2, nhằm giảm phát thải khí nhà kính gây nên tình trạng ấm lên toàn cầu.
Theo nhận định ngày 27/7 của Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO) và Cơ quan theo dõi biến đổi khí hậu Copernicus (C3S) của Liên minh châu Âu (EU), tháng 7/2023 có thể được ghi nhận là tháng nóng nhất trong lịch sử thế giới và có thể là tháng nóng "chưa từng thấy" trong hàng nghìn năm qua.
Mỹ sẵn sàng tăng cường hợp tác với Trung Quốc về vấn đề biến đổi khí hậu Trong khuôn khổ chuyến thăm Trung Quốc, Đặc phái viên về khí hậu của Mỹ, ông John Kerry ngày 18/7 đã có cuộc gặp với Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường tại Bắc Kinh, trong đó nhấn mạnh Mỹ sẵn sàng tăng cường hợp tác với Trung Quốc để cùng giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu. Đặc phái viên của Tổng...