Tầm nhìn phủ xanh Singapore của ông Lý Quang Diệu
Hơn 50 năm trước, ông Lý Quang Diệu tin rằng hình ảnh Singapore sẽ không lẫn vào các nước Thế giới thứ 3 chỉ bằng biện pháp đơn giản: trồng nhiều cây cối để phủ xanh đảo quốc.
Ông Lý Quang DIệu trồng cây vào ngày 16/6/1963, mở đầu chiến dịch phủ xanh Singapore. Ảnh: Straits Times
Báo Straits Times cho biết, trong thời gian du học tại trường Cambridge (Anh), ông Lý Quang Diệu rất quan tâm cách người Anh sắp đặt vị trí cây xanh trên các tuyến đường nhộn nhịp ở thủ đô London. Ông cũng dành thời gian tìm hiểu về đất đai, hệ thống thoát nước, phân bón và khí hậu.
Khi nắm trọng trách phát triển Singapore, ông Lý Quang Diệu nhấn mạnh việc mở rộng độ che phủ của cây xanh để giảm hệ quả tiêu cực của quá trình đô thị hóa, đồng thời cải thiện chất lượng cuộc sống.
Ông rất thích cây angsana (vốn dễ trồng cũng như phát triển nhanh, tán rộng) và cây còng. Ngoài ra, cây xanh còn góp phần làm đẹp mỹ quan đô thị, đặc biệt khi đến mùa hoa nở, thu hút những chú chim đến làm tổ và mang lại âm thanh rộn rã cho phố phường.
Ngày 16/6/1963 là dấu cột mốc quan trọng trong chiến dịch trồng cây ở Singapore. Khi ấy, thủ tướng Lý Quang Diệu tự tay cuốc đất để trồng một cây thành ngạnh. Các nhà sử học ví hành động trồng cây của ông Lý Quang Diệu giống như việc gieo những hạt giống đầu tiên của giấc mơ “khu vườn Singapore” xuống mảnh đất cằn cỗi trong quá khứ.
Những tuyến đường ở Singapore luôn rợp bóng cây. Ảnh: Straits Times
Thủ tướng lập quốc của Singapore chọn thời điểm trồng cây vào mùa hè, mùa hạn hán, để nhấn mạnh tầm quan trọng của chiến dịch phủ xanh cả nước giúp điều hòa khí hậu, mang lại nhiều mưa hơn cho hòn đảo.
Tuy nhiên, tầm nhìn sâu xa hơn của ông Lý Quang Diệu ở chỗ, ông tin rằng một Singapore sạch sẽ và trong xanh sẽ nâng cao lợi thế cạnh tranh của đất nước trong quá trình vươn lên Thế giới thứ nhất.
Video đang HOT
Trong hồi ký Từ Thế giới thứ Ba đến Thế giới thứ Nhất, ông Lý Quang Diệu chia sẻ: “Sau khi độc lập, tôi luôn đau đáu suy nghĩ về những biện pháp để tách bạch hình ảnh Singapore với các nước Thế giới thứ 3. Tôi quyết định phải cải thiện môi trường và cảnh quan Singapore. Phủ xanh thành phố là kế hoạch hiệu quả nhất mà tôi từng phát động”.
“Những mảng xanh trong thành phố cũng giúp nâng cao tinh thần trách nhiệm của người dân, khiến họ tự hào về những thực thể tồn tại xung quanh. Chúng tôi hướng dẫn họ chăm sóc cây xanh và không phá hoại cây cối”, ông Lý Quang Diệu kể trong quyển hồi ký xuất bản năm 2000.
Trẻ em Singapore tham gia Ngày Trồng cây. Ảnh: Straits Times
Trong những thập kỷ điều hành đất nước, ông Lý Quang Diệu luôn quyết liệt thực hiện giấc mơ xây dựng “thành phố vườn” ở Singapore.
“Tôi cử người đi khắp nơi, đến các vùng xích đạo, vùng nhiệt đới, vùng cận nhiệt đới, để tìm những giống cây hoặc dây leo mới. Họ đến châu Phi, vùng Caribbean, châu Mỹ, và mang về một số giống cây mới. Chúng không nhiều, nhưng nếu bạn dành chỗ để trồng cây, để dây leo mọc lên, thì sự oi bức sẽ giảm và bạn có một thành phố khác hẳn”, ông Lý Quang Diệu kể trong quyển The Man And His Ideas (xuất bản năm 1998).
Khi Singapore trở thành đô thị hiện đại, ông Lý Quang Diệu “khoe” rằng, ông luôn cảm thấy thoải mái và nhẹ nhõm khi từ máy bay trông xuống đại lộ East Coast rợp bóng cây.
Vì sao trồng cây lại là ưu tiên của Singapore vào thời kỳ đầu độc lập, khi đất nước chưa chắc chắn về sự tồn vong kinh tế?
“Ông Lý Quang Diệu đã khẳng định chiến dịch phủ xanh phải là phần thiết yếu trong quá trình xây dựng đất nước. Một thành phố xanh với khâu quản lý, quy hoạch hiệu quả sẽ gửi tín hiệu tích cực đến các nhà đầu tư. Hơn nữa, nó cũng truyền cảm hứng đến người dân Singapore, khiến họ tự hào rằng họ đang sống trong một &’thành phố vườn’. Có những lợi ích không thể đong đếm nhưng vô cùng quan trọng”, ông Poon Hong Yuen, chủ tịch Ủy ban quản lý công viên quốc gia Singapore (NParks), nói.
Ngày nay, cây xanh đã che bóng cho gần một nửa Singapore. “Mật độ phủ xanh của Singapore năm 1986 là 36%, đến năm 2007 là 47% dù chúng tôi vẫn đạt tỷ lệ tăng trưởng kinh tế và dân số ấn tượng”, ông Poon nói.
Ngày 2/11/2014, ông Lý Quang Diệu vẫn tham gia Ngày Trồng cây cùng người dân dù sức khỏe đã suy yếu nhiều Ảnh: Straits Times
Cả nước cùng trồng cây
Từ năm 1971, chính phủ Singapore quyết định chọn một ngày trong tuần thứ nhất của tháng 11 là Ngày Trồng cây toàn quốc. Sự kiện Ngày Trồng cây đầu tiên diễn ra vào ngày 7/11/1971. Tháng 11 là thời điểm bắt đầu mùa mưa ở Singapore. Do vậy, đảo quốc có thể tiết kiệm lượng nước ngọt phải dùng để tưới tiêu trong giai đoạn này.
Ngày Trồng cây ở Singapore thực sự là một ngày hội của cả nước, với nhiều hoạt động ý nghĩa diễn ra bên cạnh nhiệm vụ chính là trồng cây. Những quan chức nước ngoài tại Singapore cũng hào hứng tham gia sự kiện này. Các gia đình hướng dẫn trẻ em trồng cây và giảng giải về những lợi ích mà cây xanh mang lại.
Ông Lý Quang Diệu chưa từng vắng mặt ở bất kỳ lễ khai mạc sự kiện nào suốt hơn 50 năm qua. Ngày 2/11/2014, dù sức khỏe đã suy yếu đáng kể, ông vẫn tham gia lễ phát động Ngày Trồng cây cùng người dân.
Theo Tri Thức
Quan chức Singapore nghẹn ngào trước linh cữu ông Lý Quang Diệu
Nhiều quan chức chính phủ xúc động khi vào viếng cựu Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu và tỏ lòng thành kính trước linh cữu của người cha lập quốc.
Thi hài "cha đẻ" của đảo quốc sư tử được đặt bên trong biệt thự Sri Temasek ở dinh tổng thống.
Tổng thống Singapore Tony Tan và phu nhân, bà Mary Tan, tới viếng cựu Thủ tướng Lý Quang Diệu. Thi hài của ông được chuyển tới Sri Temasek để gia đình tiến hành nghi thức riêng. Nghi thức sẽ kết thúc vào tối 24/3.
Bộ trưởng cấp cao Goh Chok Tong và phu nhân (thứ 2 và 3 từ phải sang) tới viếng cựu Thủ tướng Lý Quang Diệu.
Bộ trưởng Quốc phòng Singapore Ng Eng Hen cùng phu nhân tỏ lòng thành kính trước linh cữu ông Lý.
Bộ trưởng Phát triển Xã hội và Gia đình Chan Chung Sing (thứ hai từ phải sang) và Bộ trưởng Luật pháp và Giáo dục Indranee Rajah (phải) cũng tới viếng cựu thủ tướng và chia buồn cùng gia đình.
Quốc vương Brunei cùng phu nhân đã nhanh chóng tới Singapore để nói lời vĩnh biệt "người cha lập quốc" của Singapore. Thi thể của ông Lý Quang Diệu sẽ được quàn tại Nhà Quốc hội Singapore từ ngày 25-28/3 để người dân có thể vào viếng từ 10h đến 20h. Tang lễ cấp Quốc gia sẽ được tổ chức vào 12h ngày 29/3 tại Trung tâm Văn hóa, Đại học Quốc gia Singapore với sự tham dự của tổng thống, các bộ trưởng, thành viên Quốc hội, quan chức và người dân Singapore. Thi hài của ông Lý Quang Diệu sẽ được hỏa thiêu tại Đài Hóa thân Mandai cùng ngày.
Trong khi đó, người dân xếp hoa và thiệp chia buồn bên ngoài dinh Istana. Sự ra đi của ông Lý Quang Diệu là nỗi mất mát to lớn đối với người dân Singapore.
Tính tới 17h30 ngày 23/3, người dân Singapore đã viết hơn 11.000 thiệp chia buồn. Họ đặt chúng tại khu tưởng niệm ở dinh Istana.
Theo Tri Thức
Ông Lý Quang Diệu đã tự chọn cách ra đi như thế nào? Cựu Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu đã qua đời lúc 3h18 sáng nay 23/3/2015, hưởng thọ 91 tuổi. Trước đó, ông Lý Quang Diệu phải nằm viện kể từ ngày 5/2 vừa qua do bị viêm phổi nặng. Từ khi nhập viện, ông phải thở bằng máy và điều trị kháng sinh tại khoa chăm sóc đặc biệt. Chính trị gia "không...