Tạm ngừng tiếp nhận máu nhóm B, AB do nhu cầu sử dụng ít hơn nguồn cung
Ngày 3/4, Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương thông báo tạm ngừng tiếp nhận máu nhóm B và AB ở người hiến máu nhắc lại do nhu cầu sử dụng máu ít hơn so với lượng máu tiếp nhận.
Kho lưu trữ máu tại Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương (Bộ Y tế). Ảnh tư liệu: Dương Ngọc/TTXVN
Theo Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương, dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu, dịch COVID-19 bùng phát trở lại đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động tiếp nhận và cung cấp máu. Tuy nhiên, với sự phối hợp đầy trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, sự tham gia tích cực của hàng ngàn người dân, Viện đã tiếp nhận được 19.800 đơn vị máu trong tháng 2 và hơn 43.200 đơn vị máu trong tháng 3, đây là con số kỷ lục tiếp nhận được trong Tháng Thanh niên của nhiều năm gần đây.
Nhờ sự hưởng ứng tích cực này mà từ đầu tháng 3 đến nay, Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương, các cơ sở y tế truyền máu trong cả nước đã đảm bảo đáp ứng đủ, kịp thời lượng máu và các chế phẩm máu. Hiện nhiều đơn vị đang tích cực tổ chức hiến máu hưởng ứng Tháng Thanh niên, Ngày Toàn dân hiến máu tình nguyện.
Có điểm hiến máu số lượng máu nhóm B tiếp nhận được chiếm đến 40 – 50% tổng lượng máu hiến tặng, trong khi nhu cầu sử dụng của người bệnh lại thấp hơn. Tính đến ngày 2/4, lượng máu dự trữ của Viện ở mức khá cao là 16.000 đơn vị máu.
Trong đó, máu nhóm B chiếm đến 32% tổng lượng máu dự trữ (tỷ lệ nhóm máu này trong dân số khoảng 30%), trong khi máu nhóm O dự trữ hiện chỉ chiếm 41% (tỷ lệ nhóm máu này trong dân số khoảng 45%).
Video đang HOT
Phó Viện trưởng Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương, Phụ trách Trung tâm Máu quốc gia Phạm Tuấn Dương cho biết: Sự mất cân đối giữa lượng máu tiếp nhận và nhu cầu sử dụng máu ở một số nhóm máu có thể ảnh hưởng đến chất lượng lưu trữ và sử dụng của máu.
Các chế phẩm máu chỉ có thời hạn bảo quản, lưu trữ nhất định: Tối đa 42 ngày với khối hồng cầu được bảo quản ở nhiệt độ 4 – 8 độ C; khối tiểu cầu chỉ bảo quản được tối đa 5 ngày ở nhiệt độ phòng 20 – 24 độ C, kèm lắc liên tục.
Do vậy, Viện mong muốn người hiến máu có nhóm máu B và AB chưa tham gia hiến máu trong thời gian này mà tích cực rèn luyện sức khỏe để sẵn sàng hiến máu khi được huy động.
Người có nhóm máu nào có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao nhất?
Tiểu đường (đái tháo đường) là một bệnh do lối sống cần được quản lý suốt đời.
Ảnh: Shutterstock
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC), nếu bạn là người bị tiền tiểu đường, một số thay đổi lối sống có thể giúp bạn trì hoãn bệnh tiểu đường loại 2.
Nhưng ngoài lối sống không lành mạnh, còn có nhiều yếu tố bên ngoài khác có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Một trong những yếu tố đó là nhóm máu của bạn, theo Times of India.
Nhóm máu không phải O có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao hơn
Theo một nghiên cứu năm 2014 được công bố trên tạp chí Diabetologia , tạp chí của Hiệp hội Châu Âu, những người có nhóm máu không phải O có nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường loại 2 cao hơn so với những người có nhóm máu O.
Nghiên cứu
Kiểm tra đường huyết - SHUTTERTOCK
Trong nghiên cứu, 80.000 phụ nữ đã được quan sát để xác định mối quan hệ giữa nhóm máu và nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2. Trong số này, 3.553 người được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường loại 2 và những người không thuộc nhóm máu O có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
Những người nhóm máu B có nguy cơ cao nhất
Theo nghiên cứu, phụ nữ nhóm máu A có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 cao hơn 10% so với phụ nữ nhóm máu O. Tuy nhiên, phụ nữ nhóm máu B có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao hơn 21% so với phụ nữ nhóm máu O.
Trong khi so sánh mọi sự kết hợp với nhóm máu O âm tính, cũng là những người hiến tặng phổ biến, phụ nữ có nhóm máu B dương tính có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 cao nhất.
Tại sao những người nhóm máu B có nguy cơ mắc bệnh cao nhất?
Theo các nhà nghiên cứu, mối liên hệ giữa nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và nhóm máu vẫn chưa được biết rõ, nhưng có một vài cách giải thích.
Theo nghiên cứu, một loại protein trong máu được gọi là yếu tố không Willebrand (non-Willebrand) cao hơn ở những người không có nhóm máu O và nó có liên quan đến việc tăng lượng đường trong máu, theo Times of India.
Các nhà nghiên cứu cũng nói rằng những nhóm máu này cũng liên quan đến các phân tử khác nhau được cho là có liên quan đến bệnh tiểu đường loại 2.
Các biến chứng liên quan đến bệnh tiểu đường loại 2
Nếu ai đó mắc bệnh tiểu đường loại 2, nó ảnh hưởng đến cách cơ thể của họ điều chỉnh và sử dụng đường. Điều này làm tăng lượng đường trong máu, nếu không được điều trị kịp thời có thể rất nguy hiểm, theo Times of India.
Phát hiện mới về nhóm máu và nguy cơ bị đau tim Theo Tổ chức Y tế Thế giới, bệnh tim là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên toàn cầu. Nhưng bạn nên đặc biệt cẩn thận nếu bạn có nhóm máu không phải là O. Ảnh: Shutterstock Nghiên cứu Theo một nghiên cứu gần đây, những người có nhóm máu không phải là O thực sự có nguy cơ...