Tạm ngừng thi công xây dựng Nhà máy Thủy điện Rào Trăng 3
Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên-Huế Phan Thiên Định đã yêu cầu Công ty Cổ phần Thủy điện Rào Trăng 3 ngưng toàn bộ hoạt động xây dựng tại công trình Nhà máy Thủy điện Rào Trăng 3.
Các máy xúc đang tích cực hoạt động để tìm kiếm 12 công nhân bị mất tích tại Thủy điện Rào Trăng 3. (Ảnh: TTXVN phát)
Ngày 5/11, thông tin từ Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên-Huế cho biết Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên-Huế Phan Thiên Định vừa ký ban hành Công văn 9845/UBND-CT về việc khắc phục hậu quả, kiểm tra và đánh giá sự cố sạt lở tại Nhà máy Thủy điện Rào Trăng 3 (huyện Phong Điền).
Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên-Huế Phan Thiên Định đã yêu cầu Công ty Cổ phần Thủy điện Rào Trăng 3 ngưng toàn bộ hoạt động xây dựng tại công trình Nhà máy Thủy điện Rào Trăng 3, phối hợp với các đơn vị chức năng tìm kiếm người mất tích; hỗ trợ, giải quyết chế độ chính sách cho người bị nạn.
Bên cạnh đó, các sở, ngành công thương, xây dựng, tài nguyên và môi trường theo chức năng, nhiệm vụ được giao triển khai các công việc kiểm tra, giám định sự cố.
Liên quan đến việc đánh giá mức độ an toàn đối với khu vực nhà máy thuộc dự án Thủy điện Rào Trăng 3, ngày 2/11, Sở Công Thương tỉnh Thừa Thiên-Huế đã có văn bản đề nghị Bộ Công Thương sớm đánh giá mức độ an toàn đối với nhà máy nói riêng và toàn bộ dự án Thủy điện Rào Trăng 3 theo đúng quy định hiện hành để có giải pháp đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản trước và trong mùa mưa bão năm 2020.
Trước đó, ngày 30/10, Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên-Huế tổ chức Đoàn kiểm tra dự án Thủy điện Rào Trăng 3.
Qua kiểm tra, Đoàn nhận thấy khu vực nhà máy thuộc dự án Thủy điện Rào Trăng 3 có nguy cơ mất an toàn rất cao, đặc biệt trong mùa mưa lũ.
Video đang HOT
Dự án Thủy điện Rào Trăng 3 có công suất 13MW do Công ty Cổ phần Thủy điện Rào Trăng 3 làm chủ đầu tư.
Dự án đã được Tổng cục Năng lượng thuộc Bộ Công Thương (nay là Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo) thẩm định thiết kế cơ sở tại Công văn số 1959/TCNL-TĐ ngày 26/7/2017 và thẩm định thiết kế kỹ thuật tại Công văn số 1324/ĐL-TĐ ngày 18/7/2018.
Hiện tại, các hạng mục chính của dự án đã hoàn thành, trong đó có khu đầu mối); nhà máy và trạm phân phối điện 110kV; tuyến năng lượng; lắp đặt thiết bị nhà máy, trạm phân phối điện ngoài trời và trạm phân phối điện 110kV ngoài trời.
Như tin đã đưa, từ ngày 6-13/10, tỉnh Thừa Thiên-Huế đã có mưa rất to trên diện rộng, với lưu lượng từ 1.500-2.000mm.
Vào lúc 0 giờ 30 phút ngày 12/10, ngọn đồi phía sau nhà điều hành thi công công trình Thủy điện Rào Trăng 3 đã sạt lở, vùi lấp 17 công nhân.
Đến ngày 5/11, lực lượng cứu hộ mới tìm thấy 5 thi thể nạn nhân./.
Bài toán đánh đổi kinh tế - môi trường: Giới hạn nào?
Thủy điện nhỏ không vô can trong diễn biến phức tạp và nghiêm trọng của lũ lụt tại miền Trung. Người dân thường là những nạn nhân đầu tiên...
Người dân miền Trung có thể sẽ phải tiếp tục gồng mình đương đầu với một trận bão dữ dội nữa trong những ngày sắp tới. Nhiều khả năng sẽ lại có mưa lớn, tăng thêm nỗi nhọc nhằn cho những vùng quê đến giờ vẫn xoay xở trong nước ngập đến nóc nhà. Dải đất miền Trung vốn vẫn được tin 'chưa mưa đã nắng' đang phải trải qua một kinh nghiệm đau xót, chưa từng có tiền lệ.
Và đó sẽ không phải là câu chuyện trong vài ngày, vài tuần hay vài tháng. Tại khu vực miền Trung, cơn giận dữ của thiên nhiên biểu hiện bằng những đợt mưa lớn và lũ lụt có thể kéo dài tới đầu năm 2021, như dự báo của nhiều chuyên gia khí tượng thủy văn trong nước.
Thế nhưng, nhận định về nguy cơ này ở khu vực châu Á, ông Homero Paltan Lopez, chuyên gia thủy lợi tại Đại học Oxford (Anh) đã khẳng định, có một sự nhất quán trong những mô hình dự báo rằng biến đổi khí hậu ở châu Á sẽ dẫn đến lũ lụt nhiều hơn và những mùa mưa dữ dội hơn. Nghĩa là trong dài hạn, chúng ta sẽ phải đối diện với những kịch bản xấu.
Sự cố sạt lở tại Thủy điện Rào Trăng 3 (xã Phong Xuân, huyện Phong Điền, Thừa Thiên - Huế) ngày 11/10
"Tai họa" được gọi chung bằng cái tên biến đổi khí hậu đã và đang gây nên những hiện tượng thời tiết kỳ dị, lạ thường trên phạm vi toàn thế giới. Những đợt lạnh giữa mùa hè, các kiểu thời tiết đẩy nhanh tốc độ lây lan của bệnh dịch như điều đang xảy ra khi thế giới phải đương đầu với kẻ thù mới Covid-19... sẽ còn xuất hiện. Thiên tai, nạn dịch, nạn đói...với sức mạnh khó lường sẽ tiếp tục hoành hành. Sẽ có ngày người ta buộc phải nhận ra, niềm tự hào về trí tuệ và sức mạnh của khoa học công nghệ trong công cuộc khuất phục thiên nhiên rồi sẽ vấp phải bức tường thủy tinh. Đến lúc đó, liệu có quá muộn?
Không thể phủ nhận, thế giới đã có những nỗ lực to lớn tập trung vào vấn đề bảo vệ môi trường với các tổ chức, hội nghị thường niên bàn thảo về giảm phát thải nhà kính, ứng phó với hiện tượng nóng lên toàn cầu, nước biển dâng... Thế nhưng, sự khác biệt về quan điểm, sự tự tôn, đòi được hưởng ngoại lệ của các quốc gia giàu có đã khiến cho những kết quả đạt được có thể nói là rất khiêm tốn.
Trong bối cảnh chung như vậy, các xu hướng được đánh giá là tiến bộ như 'phát triển bền vững', 'kinh tế xanh'... về thực chất cũng chỉ nhằm kéo dài hơn sức chịu đựng của sinh quyển trước những hoạt động kinh tế, xã hội của con người. Cảnh báo 'tồn tại hay không tồn tại nhân loại" hay mối lo về một cuộc tự hủy diệt của chính loài người do cách ứng xử ngạo mạn với sinh quyển sống có thể vẫn đang bị xem là cực đoan, nhưng tiếc thay, lại hữu lý.
Câu chuyện của Việt Nam cũng nên được đặt trong bối cảnh này. Không phải ngẫu nhiên khi tình trạng lũ lụt xảy ra nghiêm trọng tại khu vực miền Trung, thủy điện nhỏ được gọi tên như một trong những tác nhân quan trọng. Một mặt, muốn làm thủy điện nhỏ sẽ buộc phải phá rừng, mặt khác, chức năng trữ nước và điều tiết lũ của loại hình thủy điện này, như đã được chính Bộ Công thương thừa nhận, là không đáng kể.
Theo tính toán của các chuyên gia, bình quân cứ 1MW điện được tạo ra từ các nhà máy thủy điện nhỏ, rừng sẽ mất đi khoảng 10-30 ha. Khi hàng trăm, hàng ngàn thủy điện nhỏ đã được xây dựng dọc chiều dài đất nước, bao nhiêu ha rừng đã biến mất?
Lời biện hộ từ một vị lãnh đạo cấp cục thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn rằng, lũ lụt ở khu vực miền Trung không phải do phá rừng, không khiến dư luận thêm yên tâm. Độ che phủ rừng ở các tỉnh miền Trung cao hơn so với bình quân chung cả nước có thể phần nào giúp khu vực này hạn chế bớt tình trạng lũ lụt, sạt lở, nhưng nếu tính toán cụ thể, bao nhiêu diện tích là rừng trồng mới, bao nhiêu diện tích rừng lâu năm đã bị phá hủy, diện mạo sẽ rõ ràng và thuyết phục hơn.
Theo tính toán của GS.TS Vũ Trọng Hồng, Nguyên Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đối với một nhà máy thủy điện nhỏ công suất hơn 10MW thì cơn lũ nó gây ra phải lên tới 60-70 triệu m3 nước. Trước lũ, thủy điện chỉ xả vài trăm nghìn m3 nước.
Cũng theo vị chuyên gia này, thủy điện bậc thang mọc lên quá nhiều gây hậu quả ghê gớm nhất là gây lũ chồng lũ. Giả sử trên dòng sông/suối có 3 bậc thủy điện, dòng nước lũ khoảng 60 triệu m3 nước, nhưng nó sẽ xả xuống hạ du tới 70 triệu m3 nước, thậm chí hơn.
Quả ngọt nhận được từ việc phát triển thủy điện nhỏ, tiếc thay, lại quá khiêm tốn. Ước tính, thủy điện nhỏ chỉ đóng góp chừng 10% tổng năng lượng quốc gia, phần hoàn toàn có thể thay thể chỉ bằng việc sử dụng tiết kiệm điện sinh hoạt và hạn chế những máy móc, công nghệ cũ, lạc hậu tiêu tốn năng lượng. Vả lại, giá nào có thể bù đắp cho dù chỉ một sinh mạng con người?
Như phần đa các quốc gia trên thế giới, bài toán được mất kinh tế - môi trường hầu như vẫn luôn được đặt ra trong mọi dự án phát triển kinh tế, hạ tầng. Và cũng như họ, giới hạn được tác động tới môi trường của các dự án đã không được đặt ra. Sự phi lý còn đi tới mức, lựa chọn cá hay sắt đã từng được đại diện một dự án đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đưa ra sau sự cố môi trường nghiêm trọng. Vị này sau đó phải cúi đầu xin lỗi nhưng lời đã được nói ra chắc hẳn có những căn nguyên nhất định.
Nỗi trớ trêu xảy ra ngay trong lĩnh vực năng lượng tái tạo, một phương cách khai thác tài nguyên thiên nhiên thân thiện và bền vững hơn. Nhiều diện tích rừng trồng có thể sẽ bị phá để phục vụ cho các dự án năng lượng tái tạo tại các tỉnh thành. Cơn sốt năng lượng tái tạo đang biến tướng và nếu không có những biện pháp quản lý hữu hiệu, sẽ lại xảy ra những hệ lụy đau lòng khác.
Chúng ta buộc phải có những hành động thiết thực. Trong câu chuyện thủy điện nhỏ ở miền Trung, một cuộc rà soát tổng thể về hiệu quả và hệ lụy của các dự án này nên được thực hiện. Cần lưu ý, địa hình miền Trung dốc, đất khô nước, mái dốc nhưng có lượng đất sét lớn. Mất rừng đã khiến cho lượng đất sét phong hóa, mất khả năng bám dính. Đối với những khu vực có nguy cơ lớn xảy ra sạt lở, biện pháp mạnh tay đến mức đóng cửa nhà máy thủy điện cũng cần được tính đến. Chúng ta không thể để xảy ra một thảm kịch tương tự sự cố tại thủy điện Rào Trăng 3 những ngày vừa qua.
Trách nhiệm quy hoạch và phê duyệt các dự án, đương nhiên không được bỏ qua. Sự vào cuộc truy tìm nguyên nhân sự cố thủy điện Rào Trăng 3 phải được thực hiện nghiêm túc, bởi lẽ, dù các nhà khoa học đã cảnh báo về nguy cơ sạt lở, dự án vẫn được tiến hành. Cần một bài học để làm gương, cho cả các nhà đầu tư lẫn các nhà quản lý.
Công an Thừa Thiên - Huế huy động hơn 70 cán bộ chiến sĩ tham gia cứu hộ sạt lở thủy điện Rào Trăng Công an tỉnh Thừa Thiên - Huế cho biết đơn vị đã cử lực lượng tham gia tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ về sự cố sạt lở tại Thủy điện Rào Trăng 3 (xã Phong Xuân, huyện Phong Điền) Lực lượng công an đã tiếp cận được thủy điện Rào Trăng 4. Thực hiện sự chỉ đạo của Ban tìm kiếm cứu...