Tạm ngừng miễn thị thực đối với công dân Hàn Quốc
Để ngăn chặn dịch bệnh COVID-19 lây lan vào Việt Nam, Chính phủ đã thực hiện nhiều giải pháp để bảo vệ sức khoẻ của người dân, cộng đồng, giảm thiểu tối đa các tác động tiêu cực đối với kinh tế, xã hội. Với tinh thần đó, Chính phủ đã quyết định tạm dừng áp dụng chính sách miễn thị thực đối với công dân Hàn Quốc từ 0 giờ ngày 29/2.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Chúng ta chủ động hơn nhưng tuyệt đối không chủ quan. Ảnh: VGP/Đình Nam
Sáng 28/2, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona (COVID-19) gây ra đã họp dưới sự chủ trì của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng Ban Chỉ đạo.
Tại cuộc họp, căn cứ vào diễn biến tình hình dịch bệnh trên thế giới, các thành viên Ban Chỉ đạo đã bàn bạc các giải pháp liên quan đến công tác kiểm soát người nhập cảnh. Đặc biệt là công dân các nước có dịch đang lây lan mạnh trong cộng đồng đến Việt Nam và người Việt Nam từ các quốc gia có dịch về nước.
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Tô Anh Dũng cho biết: Trong thời gian qua, với sự chỉ đạo quyết liệt và sự vào cuộc đồng bộ của cả hệ thống, chúng ta đã kiểm soát tốt dịch bệnh COVID-19. Tuy nhiên diễn biến trên thế giới rất phức tạp, nhất là tại một số nước như: Hàn Quốc, Italy, Iran,…
Để ngăn chặn dịch bệnh lây lan vào Việt Nam, Chính phủ đã thực hiện nhiều giải pháp để bảo vệ sức khoẻ của người dân, cộng đồng, giảm thiểu tối đa các tác động tiêu cực đối với kinh tế, xã hội. Với tinh thần đó, Chính phủ đã quyết định tạm dừng áp dụng chính sách miễn thị thực đối với công dân Hàn Quốc.
Theo đó, công dân Hàn Quốc vào Việt Nam với thị thực phù hợp do Việt Nam cấp, đây là giải pháp Việt Nam áp dụng tạm thời để ngăn chặn dịch bệnh. Quyết định này chính thức được áp dụng từ 0 giờ ngày 29/2, Thứ trưởng Tô Anh Dũng thông tin.
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Tô Anh Dũng nói về việc tạm ngừng chính sách miễn thị thực cho công dân Hàn Quốc. Ảnh: VGP/Đình Nam
Đại diện Bộ Giao thông vận tải cũng cho biết, những ngày gần đây số lượng các chuyến bay qua lại giữa Việt Nam và Hàn Quốc đang giảm mạnh, do ít khách, nhiều hãng hàng không trong nước đang cân nhắc việc tạm dừng bay cho đến khi có tình hình mới,…
Cũng tại cuộc họp, các thành viên Ban Chỉ đạo cũng thống nhất yêu cầu các địa phương tiến hành tổ chức cách ly y tế 14 ngày theo quy định đối với công dân Iran và Italy nhập cảnh vào Việt Nam.
Các chuyên gia y tế đề nghị đối với những chuyến bay từ vùng có dịch về nước cần tổ chức tiếp nhận các trường hợp nghi ngờ ngay chân cầu thang máy bay, đưa về nơi cách ly tập trung; sau đó tiến hành sàng lọc, phân loại để thực hiện cách ly y tế theo quy định.
Ban Chỉ đạo cũng yêu cầu cấp uỷ, chính quyền, hệ thống chính trị địa phương, cơ sở tiếp tục tổ chức theo dõi, giám sát chặt chẽ các trường hợp nghi ngờ đang thực hiện cách ly y tế tại cộng đồng,…
Phát biểu tại cuộc họp, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu tiếp tục kiểm soát chặt chẽ đường biên giới, người nhập cảnh; thực hiện các biện pháp ngăn chặn quyết liệt nhằm phát hiện sớm, cách ly, khoanh vùng dập dịch triệt để.
Đến nay, chúng ta chưa có ca lây nhiễm mới, nhưng phải sẵn sàng ứng phó với tình trạng dịch lây lan ra cộng đồng như cảnh báo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) trước diễn biến mới, phức tạp của dịch bệnh COVID-19 trên toàn cầu. Tuy nhiên, hiểu biết của chúng ta về virus COVID-19 đã rất khác so với trước đây. “Chúng ta chủ động hơn nhưng tuyệt đối không chủ quan”, Phó Thủ tướng nói.
Ban Chỉ đạo thống nhất xin ý kiến của Chính phủ nâng thêm một mức cảnh báo, ngăn ngừa dịch bệnh. Đối với Hàn Quốc, chúng ta sẽ tạm ngưng chế độ miễn visa từ 0 giờ ngày 29/2, áp dụng cách ly y tế tất cả những người bay từ Hàn Quốc về, hoặc ở Hàn Quốc trong vòng 14 ngày và bay từ nơi khác về Việt Nam.
Các địa phương có sân bay quốc tế là đầu mối tiếp nhận người Việt Nam từ vùng có dịch về nước. Đồng thời tiếp tục phát huy vai trò của các quân khu và các tỉnh có công dân từ vùng dịch về nước phải cộng đồng trách nhiệm, phối hợp chặt chẽ trong việc tiếp nhận và tổ chức cách ly y tế.
Cách ly tập trung đảm bảo 2 nguyên tắc: Tuyệt đối an toàn về vệ sinh dịch tễ tại các khu cách ly tập trung; phân loại các trường hợp cách ly theo nguy cơ lây nhiễm khác nhau đề có biện pháp phù hợp, không cứng nhắc,…
Bộ Công an thông báo ngay cho các địa phương thông tin các trường hợp công dân Việt Nam về nước; đồng thời phối hợp với các gia đình để xác định thông tin thân nhân, trên cơ sở đó có giải pháp sàng lọc, giám sát, thực hiện nghiêm các cam kết trong việc cách ly y tế, ngăn ngừa dịch bệnh. Đối với các công dân Hàn Quốc vào Việt Nam làm việc, phải có đại diện doanh nghiệp, tổ chức xác nhận thông tin, ràng buộc trách nhiệm,…
* Cập nhật thông tin từ Ban Chỉ đạo quốc gia cho biết, tính đến 12 giờ ngày 28/2, trên thế giới đã ghi nhận 83.368 trường hợp mắc COVID-19 tại 54 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong đó, Trung Quốc đã ghi nhận 78.824 trường hợp mắc tại 31/31 tỉnh thành, phố. Tại 54 quốc gia, vùng lãnh thổ ngoài Trung Quốc đã ghi nhận 4.544 trường hợp mắc. Trong đó, Hàn Quốc 2.022 ca; Nhật Bản 912 (tàu Diamon Princess 705); Italy 655; Iran 245,…
Tổng số ca tử vong là 2.858, trong đó tại Trung Quốc đại lục là 2.788; Iran 26; Hàn Quốc 13, Italy 17 trường hợp,…
Hàn Quốc hiện là quốc gia có trường hợp mắc tăng nhanh nhất và cao nhất ngoài Trung Quốc tập trung chủ yếu tại thành phố Daegu và tỉnh Bắc Gyeongsang. Chính phủ Hàn Quốc đã nâng mức cảnh báo lên mức cao nhất.
Tại Việt Nam chúng ta không ghi nhận các trường hợp mắc mới. Hiện chúng ta đang theo dõi cách ly 79 người; tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khoẻ là 4.939 người,…/.
Trần Mạnh – Đình Nam
Theo Chinhphu
Hà Nội có thể dừng giải đua F1 nếu dịch Covid-19 diễn biến phức tạp
Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết, nếu trong tháng 3 tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp có thể sẽ phải dừng giải đua xe công thức 1 (F1).
Chiều 26/2, Hà Nội tiếp tục tổ chức hội nghị giao ban trực tuyến của Ban Chỉ đạo công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn.
Theo Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung, Hà Nội có thể dừng giải đua F1 nếu dịch Covid-19 diễn biến phức tạp. (Ảnh: TrT)
Phát biểu tại cuộc họp, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết, dịch Covid-19 trên thế giới đang diễn biến hết sức phức tạp. Các chuyên gia dịch tễ học của WHO và các nước đều cảnh báo công tác phòng, chống dịch bệnh phải kịp thời tổ chức các biện pháp phát hiện, cách ly và áp dụng các phương pháp điều trị.
"Có thời gian vàng, nếu không cách ly kịp thời mà để dịch bệnh lây lan ra thì tốc độ sẽ rất nhanh", ông Chung và yêu cầu tất cả các sở, ngành, quận, huyện không được phép chủ quan, chính quyền cấp cơ sở phải thường xuyên túc trực 24/24, 24/7 để kịp thời phối hợp với Sở Y tế để đưa đi những trường hợp nghi nhiễm Covid-19 đi xét nghiệm, cách ly.
Đối với công dân Việt Nam đi du lịch trước ngày 19/2, công dân Hàn Quốc đến Việt Nam học tập, làm việc trước ngày 19/2, ông Chung yêu cầu các cơ quan chức năng và chính quyền cơ sở phải tập trung tuyên truyền, phổ biến về dịch Covid-19 để nếu phát hiện dấu hiệu kịp thời cách ly ở cơ sở y tế.
"Chưa qua 14 ngày phải thực hiện nghiêm túc điều này. Nếu không công khai, không minh bạch, không tự giác thì sau này đều phải trả giá. Hậu quả rất lớn cho xã hội, thành phố, gia đình, cá nhân người mắc", ông Chung nói.
Liên quan tới giải đua xe công thức 1 (F1) dự kiến được tổ chức tại Hà Nội trong tháng 3 tới, ông Nguyễn Đức Chung nói: "Kể cả sự kiện F1, dù đã chuẩn bị đủ mọi điều kiện để tổ chức nhưng nếu trong tháng 3 có diễn biến phức tạp phải dừng lại cũng phải dừng. Chứ không chắc chắn 100%".
Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung phát biểu tại cuộc họp. (Ảnh: TrT)
Chủ tịch TP Hà Nội cũng yêu cầu các quận, huyện phải làm tốt công tác diệt khuẩn, khử trùng trường học, chuẩn bị máy đo thân nhiệt cho học sinh "trên tinh thần làm sao phải đảm bảo an toàn nhất". Về thời gian học TP sẽ đưa ra quyết định vào cuối tuần này.
"Nghỉ học hay không nghỉ học, cuối tuần này thành phố sẽ quyết định. Nhưng chúng tôi sẽ căn cứ trên cơ sở đảm bảo mục tiêu, đảm bảo an toàn tuyệt đối sức khoẻ cho học sinh, sinh viên khi đến trường.
Phải có sự đánh giá của các chuyên gia về dịch tễ học, trung tâm kiểm soát dịch bệnh của thành phố. Sở Giáo dục cũng phải tuyên truyền đến giáo viên, phụ huynh rằng môi trường tới đây khi học sinh đi học được giám sát chặt chẽ, từ khi vào trường cho đến quá trình học, đến khi ra khỏi trường.
Môi trường được khử khuẩn từ 5-6 lần. Chúng ta tiếp tục theo dõi, tiếp tục kiểm soát, tiếp tục kiểm tra đến khi đảm bảo đủ mọi điều kiện an toàn tuyệt đối cho học sinh sẽ quyết định việc đi học", ông Chung cho hay.
Chủ tịch TP Hà Nội cũng chỉ đạo Sở Y tế tiếp tục quản lý tốt số người đi về từ vùng dịch, cách ly tại cộng đồng, 1 số địa điểm đã được sự đồng thuận. "Về việc tổ chức các sự kiện văn hoá trong tháng 3, thành phố sẽ quyết định trước 1 tuần, chứ không quyết định vấn đề gì trước 1 tháng".
Video: Bệnh nhân khỏi Covid-19 cần làm gì trước khi xuất viện?
THÀNH TRUNG
Theo vtc.vn
Lan tỏa những giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh Ngày 25/2, Bộ Ngoại giao tổ chức hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện các hoạt động "Tôn vinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam, nhà văn hóa kiệt xuất ở nước ngoài". Nhiều đại biểu đã cho rằng, việc đẩy mạnh tôn vinh Bác ở nước ngoài sẽ làm phát triển, sâu sắc thêm...