Tạm ngừng kinh doanh tạm nhập tái xuất gỗ dán sang Mỹ
Bộ Công Thương vừa ban hành Thông tư số 22/2019/TT-BCT quy định tạm ngừng hoạt động kinh doanh tạm nhập vào Việt Nam để tái xuất sang Mỹ đối với mặt hàng gỗ dán từ ngày 27/12/2019 nhằm phòng tránh gian lận thương mại về xuất xứ hàng hóa, chuyển tải bất hợp pháp.
Ảnh minh họa.
Cuc Xuât nhâp khâu (Bộ Công Thương) cho biết, nhằm tăng cường quản lý xuất khẩu gỗ dán sang Mỹ để phòng tránh gian lận thương mại về xuất xứ hàng hóa, chuyển tải bất hợp pháp, dẫn tới nguy cơ Mỹ có thể áp dụng các biện pháp siết chặt quản lý đối với gỗ dán xuất khẩu của Việt Nam, tác động tiêu cực đến sản xuất trong nước và làm ảnh hưởng đến quyền lợi của các doanh nghiệp làm ăn chân chính, căn cứ Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương, ngày 12/11/2019, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã ký ban hành Thông tư số 22/2019/TT-BCT quy định về việc tạm ngừng kinh doanh chuyển khẩu, kinh doanh tạm nhập gỗ dán vào Việt Nam để tái xuất sang Mỹ.
Thông tư số 22/2019/TT-BCT quy định tạm ngừng hoạt động kinh doanh chuyển khẩu, kinh doanh tạm nhập vào Việt Nam để tái xuất sang Mỹ đối với mặt hàng gỗ dán thuộc nhóm HS 44.12 theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam ban hành kèm theo Thông tư số 65/2017/TT-BTC ngày 27/6/2017 của Bộ Tài chính; áp dụng đối với thương nhân tham gia hoạt động kinh doanh chuyển khẩu, kinh doanh tạm nhập, tái xuất; các cơ quan, tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh chuyển khẩu, kinh doanh tạm nhập, tái xuất; các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động kinh doanh chuyển khẩu, kinh doanh tạm nhập, tái xuất.
Thông tư số 22/2019/TT-BCT có hiệu lực thi hành kể từ ngày 27/12/2019 đến hết ngày 31/12/2024.
Video đang HOT
Trước đó, Bộ Công Thương đã trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 824/QĐ-TTg ngày 4/7/2019 phê duyệt Đề án “Tăng cường quản lý nhà nước về chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại và gian lận xuất xứ”. Đề án đã đề ra nhiều nhiệm vụ, giải pháp nhằm tăng cường quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, đầu tư nước ngoài; ngăn chặn và xử lý nghiêm các hành vi lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại, gian lận xuất xứ hàng hóa (trong đó các mặt hàng có nguy cơ cao như gỗ dán).
Quỳnh Anh
Theo Nhịp sống kinh tế
Thịt lợn tăng mạnh từng ngày, giá đắt ngang thịt bò Mỹ nhập khẩu
Nguồn cung không còn dồi dào, nhu cầu dịp cuối năng tăng cao, thịt lợn đang tăng giá từng ngày tại các chợ truyền thống và siêu thị, mức giá tương đương với nhiều sản phẩm thịt bò nhập khẩu từ Úc, Mỹ.
Theo thói quen, cầm 20.000 đồng đi chợ mua thịt nấu cháo cho cháu, bà Hoa (phường Giảng Võ, Hà Nội) ngạc nhiên khi thấy cô bán thịt ngúng nguẩy: Từng này tiền chả bõ cắt, xay cho bà. Cháu bán nốt cho bà hôm nay thôi đấy, ngày mai mua 20.000 đồng thì bà đi hàng khác. Giá thịt tại lò mổ tăng chóng mặt từng ngày, bán thế này cháu chả đủ lãi.
Khảo giá một loạt các hàng thịt trong chợ, bà Hoa cũng chóng mặt, vì chỉ trong ít ngày mà giá thịt lợn đã tăng lên tới cả vài chục ngàn/kg. Trong đó, thịt ba chỉ bán ở mức 120.000 đồng - 140.000 đồng/kg, thịt nạc vai có 130.000 đồng/kg; thịt nạc thăn: 130.000 đồng/kg; thịt nạc mông: 140.000 đồng/kg; sườn: 135.000 - 150.000 đồng/kg.
Giá thịt heo tại các chợ tăng mạnh trong thời gian gần đây
Tuy nhiên, đây chỉ là giá bán theo ngày. Nhiều tiểu thương cho biết, những ngày này giá thịt lợn lấy tại lò mổ đang tăng mạnh và chưa có dấu hiệu dừng lại, nên giá cả sẽ điều chỉnh theo từng hôm. Ví dụ như hôm nay, ngày 9/11/2019, giá thịt lợn hơi tại nhiều nơi đã tăng lên hơn 70.000 đồng/kg. Tại Hà Nội, giá lợn hơi: 73.000 đồng/kg; tại Hưng Yên, Thái Nguyên, Tuyên Quang: 71.000 đồng/kg, nên các quầy sạp tại chợ truyền thống cũng điều chỉnh mức bán dao động từ 120.000 - 150.000 đồng/kg.
Người tiêu dùng cũng chỉ biết ngậm ngùi rút hầu bao, vì giá chung của các hàng thịt lợn tại chợ đều như vậy. So với thời điểm khoảng 2 tháng trước, giá thịt lợn đã tăng gấp đôi.
Dự báo giá lợn hơi sẽ tiếp tục tăng lên mức cao, nhất là những tháng cuối năm.
Không chỉ tại các chợ truyền thống, mà tại các cửa hàng thực phẩm sạch, siêu thị, thịt lợn đã được điều chỉnh lên mức 180.000 đồng - 200.000 đồng/kg, tùy theo từng loại.
Với mức giá này, chị Huyền, tiểu thương tại chợ dân sinh trên phố Hoàng Hoa Thám, Hà Nội so sánh: mức giá thịt lợn đã ngang bằng, thậm chí đắt hơn một số loại thịt bò nhập khẩu từ Úc, Mỹ, hiện đang được bán từ 135.000 đồng - 189. 000 đồng/kg thịt bò ba chỉ cắt lát.
Mức giá thịt lợn đã ngang bằng, thậm chí đắt hơn một số loại thịt bò nhập khẩu từ Úc, Mỹ
Nhích theo giá thịt lợn tăng, các mặt hàng thực phẩm tươi sống như thịt gà, thịt bò cũng tăng nhẹ: thịt gà ta đang bán ở mức 120.000 đồng/kg; thịt gà công nghiệp: 90.000 đồng/kg; thịt bò dao động từ 250.000 - 280.000 đồng/kg.
Đại diện Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương) cho biết, nguyên nhân giá lợn hơi tăng mạnh trong thời gian qua là do ảnh hưởng của dịch tả châu Phi nên nguồn cung mặt hàng thịt lợn giảm mạnh. Trong khi, nhu cầu đối với các mặt hàng thực phẩm, nguyên vật liệu cuối năm tăng nên thị trường khá sôi động. Dự báo, giá lợn hơi sẽ tiếp tục tăng lên mức cao, nhất là những tháng cuối năm.
Anh Quân
Theo PNVN
Nguồn cung khan hiếm, giá lợn hơi tiếp tục duy trì ở mức cao So với cuối tháng 9/2019, giá lợn tại nhiều tỉnh, thành tăng từ 8.000 - 14.000 đồng/kg lên phổ biến trong khoảng 50.000 - 63.000 đồng/kg. Sau khi vượt ngưỡng 60.000 đồng/kg, hiện giá lợn hơi trên cả nước đã chững lại. Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết, trong tháng 10/2019, giá lợn hơi trong nước tăng mạnh. Nguyên nhân...