Tâm lý thận trọng trở lại thị trường, VN-Index giảm gần 4 điểm với thanh khoản thấp
Nhiều cổ phiếu vốn hóa lớn hiện đã lấy lại đà tăng, có thể kể tới như DHG, EIB, PLC, VJC, PNJ, VHM, TCB, HDB…giúp tâm lý thị trường trở nên ổn định hơn.
Phiên giao dịch đầu tiên sau kỳ nghỉ lễ diễn ra với áp lực bán tăng mạnh ngay từ những phút mở cửa và VN-Index có lúc mất hơn 6 điểm. Diễn biến kém tích cực của các TTCK Châu Á cùng với lo ngại triển vọng kinh tế tăng trưởng chậm vì ảnh hưởng Covid-19 đã tác động ít nhiều tới tâm lý giới đầu tư.
Dù vậy, điểm tích cực là lực cầu bắt đáy luôn thường trực giúp thị trường không giảm quá nhiều và mau chóng thu hẹp đà giảm.
Video đang HOT
Tại thời điểm 9h50′, chỉ số VN-Index chỉ còn giảm 3,74 điểm (0,49%) xuống 765,37 điểm; HNX-Index giảm 0,79% xuống 105,99 điểm và UPCom-Index giảm 0,04% xuống 52,19 điểm. Khối ngoại hiện bán ròng 25 tỷ đồng trên toàn thị trường, tập trung vào VNM, POW, HSG, KBC…Thanh khoản toàn thị trường hiện khá thấp với giá trị khớp lệnh 3 sàn đạt 750 tỷ đồng.
Nhiều cổ phiếu vốn hóa lớn hiện đã lấy lại đà tăng, có thể kể tới như DHG, EIB, PLC, VJC, PNJ, VHM, TCB, HDB…giúp tâm lý thị trường trở nên ổn định hơn.
Nhóm dầu khí cũng giao dịch khá tốt với nhiều mã tăng như GAS, PVS, PVD, PVT, PVC, PXS… nhờ sự hồi phục mạnh của giá dầu những ngày qua.
Phiên sáng 25/2: Tiếp tục giảm sâu
Dù nỗ lực hồi phục trở lại sau phiên giảm hơn 30 điểm hôm qua, nhưng nỗi sợ vẫn chiến thắng lòng tham khiến thị trường nhanh chóng quay đầu giảm sâu trở lại.
Trong phiên hôm qua, những thông tin tiêu cực xuất hiện ổ dịch Covid-19 tại Hàn Quốc và Itala đã khiến thị trường quốc tế và chứng khoán trong nước lao dốc mạnh ngay khi mở cửa, khiến VN-Index lùi xuống 910 điểm.
Càng về cuối phiên, lực bán càng dâng cao, với hàng loạt mã lớn nhỏ nằm sàn, đẩy VN-Index thủng mốc 905 điểm và tương đương mất gần 30 điểm khi đóng cửa.
Theo nhận định của BVSC thì khoảng trống (gap) đã xuất hiện với khối lượng tăng đột biến cho thấy, đây là một phiên bán tháo mạnh, do vậy về mặt lý thuyết phản ứng hồi phục có thể xuất hiện.
Tuy nhiên, sự tồn tại của nến Marzubozu đỏ kết hợp với việc các chỉ báo MACD, RSI và Stochastics Oscillator và Chaikin Money Flow đều duy trì xu hướng giảm và nằm dưới đường tín hiệu. Điều này cho thấy nhiều khả năng thị trường vẫn sẽ tiếp tục chịu áp lực giảm điểm trong ngắn hạn.
Bước vào phiên giao dịch sáng nay 25/2, lực bán tồn dư cuối phiên hôm qua đã lan sang phiên ATO, khiến chỉ số lao dốc, mất gần 10 điểm, về quanh 893 điểm.
Nhưng tại thời điểm này, lực cầu bắt đáy nhập cuộc đã kéo chỉ số nảy trở lại, thậm chỉ còn chớm xanh, trước khi thêm một lần nữa áp lực bán lại gia tăng, kéo chỉ số giảm mạnh trở lại, xuống ngưỡng 895 điểm.
Mặc dù vậy, thị trường vẫn chịu tâm lý từ bên ngoài, khi chứng khoán châu Âu và phố Wall đêm qua có phiên bán tháo mạnh, cùng nhiều thị trường châu Á sáng nay cũng chưa thể phục hồi...bảng điện tử theo đó nhìn chung vẫn tiêu cực, khi có tới hơn 200 mã giảm, trong khi chỉ có gần 80 mã tăng, nhưng đa số các mã thanh khoản tốt lại đang giảm, thậm chí nhiều mã còn có thời điểm chạm giá sàn.
Đang cứu cho chỉ số không giảm sâu là nhóm cổ phiếu lớn như BID, CTG, VNM và một vài sắc xanh nhạt khác tại HPG, HDB, SAB, PNJ.
Theo Tinnhanhchungkhoan.vn
Chứng khoán 25/2: Ngân hàng đang cố quay lại cứu VN-Index không thủng 900 điểm Ngay sau phiên ATO, VN-Index đã xuống 893 điểm. Tuy nhiên, nhờ có sự quay lại của Ngân hàng, chỉ số hiện đang ở quanh 900 điểm. Ảnh minh họa. Mất gần 30 điểm ngày hôm qua, VN-Index đã bớt đi áp lực giảm. Trong các biến động đầu phiên, chỉ số đã có lúc chạm 893 điểm nhưng các diễn biến này...