Tâm lý thận trọng khiến VnIndex giằng co mạnh quanh ngưỡng 815 điểm, VPB tiếp tục bứt phá
PNJ sau phiên giảm mạnh hôm qua bởi KQKD quý 3 kém hơn kỳ vọng tiếp tục chịu áp lực bán mạnh và giảm gần 2.000 đồng. Ngược lại, MWG tiếp tục thu hú dòng tiền khá tốt và tăng gần 2.000 đồng.
Phiên giao dịch cuối tuần mở cửa với những diễn biến khá thận trọng, điều này có thể thấy rõ qua tốc độ khớp lệnh chậm chạp cũng như việc các chỉ số chứng khoán liên tục đảo chiều.
Tại thời điểm 9h40′, chỉ số VnIndex tăng nhẹ 0,11 điểm (0,01%) lên 815,98 điểm, trong khi Hnx-Index và Upcom-Index đều giảm điểm.
Hiện tại, VPB đang là cổ phiếu vốn hóa lớn đáng chú ý nhất khi tăng 850 đồng lên 40.900 đồng, đây cũng là cổ phiếu tác động tích cực nhất tới VnIndex lúc này. Trong khi đó, các Bluechips khác như VIC, MSN, HPG, HSG, STB… phần lớn đều giảm nhẹ khiến thị trường thiếu đi động lực bứt phá.
Các nhóm cổ phiếu có tính thị trường cao như chứng khoán, bất động sản, xây dựng phần lớn đều giảm nhẹ, phản ánh xu hướng thị trường chung.
PNJ sau phiên giảm mạnh hôm qua bởi KQKD quý 3 kém hơn kỳ vọng tiếp tục chịu áp lực bán mạnh và giảm gần 2.000 đồng. Ngược lại, MWG tiếp tục thu hú dòng tiền khá tốt và tăng gần 2.000 đồng.
Video đang HOT
Cổ phiếu “ nóng” HAI sau những phút đầu phiên tăng trần đã chịu áp lực bán mạnh và hiện lùi về sát mốc tham chiếu.
Minh Anh
Theo Trí thức trẻ
Cầu bắt đáy PNJ tăng vọt, VnIndex tăng gần 3 điểm nhờ VPB, Vietjet và Vingroup
PNJ hiện đang chịu áp lực bán khá mạnh và có thời điểm giảm gần 4.000 đồng. Có lẽ, những thông tin về KQKD quý 3 không như kỳ vọng (lãi trước thuế 156 tỷ đồng) đã khiến giới đầu tư đẩy mạnh bán ra.
PNJ sau những phút đầu phiên bị bán mạnh, có thời điểm giảm 4.000 đồng đã thu hút lực cầu bắt đáy tốt và hiện chỉ còn giảm 2.000 đồng. Khối lượng khớp lệnh PNJ trong buổi sáng nay cũng tăng mạnh lên hơn 715 nghìn đơn vị.
Tạm dừng phiên giao dịch buổi sáng, chỉ số VnIndẽ tăng nhẹ 2,72 điểm (0,33%) lên 816,67 điểm; Upcom-Index tăng 0,2 điểm (0,37%) lên 54,32 điểm và chỉ có Hnx-Index giảm nhẹ 0,38 điểm (0,35%) xuống 108,27 điểm.
Thanh khoản thị trường nhìn chung vẫn ở mức thấp với 101 triệu đơn vị, tương ứng giá trị 2.195 tỷ đồng.
Trong buổi sáng nay VJC, VPB giao dịch khá tốt khi tăng lần lượt 3.000 đồng và 750 đồng. Đây cũng là 2 cổ phiếu tác động tích cực nhất tới Vnindex.
Bên cạnh đó, sự khởi sắc của một vài Bluechips như BVH, DHG, FPT, MWG, HPG, MSN, VIC, SAB hay các cổ phiếu ngân hàng như BID, CTG, MBB... đang hỗ trợ tích cực cho thị trường chung.
Bộ đôi VIC, SDI cũng thu hút dòng tiền khá tốt và đồng loạt tăng mạnh với kỳ vọng Vincom Retail chuẩn bị lên sàn.
PNJ sau những phút đầu phiên bị bán mạnh, có thời điểm giảm 4.000 đồng đã thu hút lực cầu bắt đáy tốt và hiện chỉ còn giảm 2.000 đồng. Khối lượng khớp lệnh PNJ trong buổi sáng nay cũng tăng mạnh lên hơn 715 nghìn đơn vị.
Thiếu vắng dòng cổ phiếu mang tính dẫn dắt, thị trường mở cửa phiên giao dịch 12/10 với tâm lý khá thận trọng khiến các chỉ số liên tục đảo chiều. Tại thời điểm 10h15', chỉ số VnIndex tăng 1,6 điểm (0,2%) lên 815,63 điểm; Hnx-Index giảm 0,28 điểm (0,25%) xuống 108,38 điểm.
Ở nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn, những cái tên như VPB, VJC, FPT, MSN, DHG, BVH, MWG, ROS... đang là động lực chính giúp thị trường tăng điểm. Trong khi đó, nhóm ngân hàng sau những phiên bùng nổ gần đây đã chững lại đáng kể. STB sau phiên giảm mạnh hôm qua đã ổn định trở lại và hiện tăng nhẹ 50 đồng.
Tương tự, các cổ phiếu chứng khoán cũng chững lại trong buổi sáng nay. Hiện chỉ có HCM giao dịch đáng chú ý khi tăng 200 đồng lên 43.500 đồng.
PNJ hiện đang chịu áp lực bán khá mạnh và có thời điểm giảm gần 4.000 đồng. Có lẽ, những thông tin về KQKD quý 3 không như kỳ vọng (lãi trước thuế 156 tỷ đồng) đã khiến giới đầu tư đẩy mạnh bán ra.
Nhóm bất động sản, xây dựng hiện xuất hiện khá nhiều mã tăng điểm, có thể kể tới như PHC, VC3, VGC, NVL, ROS, VCG, HBC, HAR, KDH, LDG, QCG...
Ở nhóm cổ phiếu "nóng", HAI tiếp tục là cái tên đáng chú ý nhất khi tăng trần phiên thứ 7 liên tiếp lên 11.250 đồng với dư mua trần hơn 10 triệu cổ phiếu.
Trên TTCK phái sinh, các HĐTL kỳ hạn dài như F1711, F1712, F1803 đang giảm khá sâu sau phiên bùng nổ trước đó.
Minh Anh
Theo Trí thức trẻ
Khối ngoại mua ròng trong phiên đầu tháng 10, tiếp tục "gom hàng" KDF Lực mua ròng trên Upcom chủ yếu tập trung tại KDF với 15,03 tỷ đồng. Dù vậy, cổ phiếu này giao dịch không thực sự tích cực và giảm 2.500 đồng (4,1%) xuống 58.100 đồng trong phiên hôm nay. Phiên giao dịch đầu tháng 10 khép lại với những diễn biến không thực sự tích cực khi sắc đỏ phủ kín trên cả...