Tâm lý thận trọng bao trùm thị trường, MWG hồi phục sau lùm xùm rò rỉ thông tin khách hàng
FLC hiện tăng hơn 200 đồng với khối lượng khớp lệnh lên tới 10 triệu cổ phiếu và là cổ phiếu có thanh khoản tốt nhất thị trường.
Những tín hiệu không tích cực từ TTCK Châu Á khiến TTCK Việt Nam mở cửa với tâm lý khá thận trọng và các chỉ số đồng loạt giảm điểm.
Tại thời điểm 10h, chỉ số Vn-Index giảm 1,7 điểm (0,18%) xuống 924,59 điểm; Hnx-Index giảm 0,07% xuống 104,47 điểm. Giá trị khớp lệnh toàn thị trường nhìn chung khá thấp với hơn 600 tỷ đồng.
Điểm tích cực là áp lực bán diễn ra không quá mạnh, nhiều cổ phiếu vốn hóa lớn vẫn tăng điểm như VHM, VRE, VPB, BVH… MWG sau khi điều chỉnh nhẹ trong phiên hôm qua bởi thông tin lộ tài khoản khách hàng đã hồi phục trở lại và hiện tăng hơn 1.000 đồng.
Bộ đôi cổ phiếu thủy sản FMC, VHC cũng thu hút dòng tiền khá mạnh. Trong khi đó, các cổ phiếu dệt may TCM, TNG, STK…sau những phiên tăng khá tốt gần đây đã chịu áp lực chốt lời.
FLC đang thu hút sự chú ý của giới đầu tư sau khi được cấp phép cho hãng hàng không Bamboo Airways. FLC hiện tăng hơn 200 đồng với khối lượng khớp lệnh lên tới 10 triệu cổ phiếu và là cổ phiếu có thanh khoản tốt nhất thị trường.
Video đang HOT
Các nhóm cổ phiếu khác như chứng khoán, bất động sản, xây dựng, vật liệu, ngân hàng…nhìn chung giao dịch khá cân bằng với sắc xanh, đỏ đan xen.
Minh Anh
Theo Trí thức trẻ
Dính nghi vấn bị hacker tấn công, đại gia Nguyễn Đức Tài sụt hàng chục tỷ đồng tài sản
Diễn biến cổ phiếu MWG của Thế Giới Di Động đang chịu tác động tiêu cực bởi vụ việc hơn 5 triệu thông tin khách hàng được cho là bị hacker đánh cắp từ doanh nghiệp này.
Tài sản cổ phiếu của ông Nguyễn Đức Tài bị tác động tiêu cực do TGDĐ nghi bị hack dữ liệu
Sau chuỗi giao dịch giằng co, sáng nay (8/11), độ rộng thị trường đã nghiêng hẳn về phía những cổ phiếu tăng giá. Cụ thể, với 170 mã tăng so với 82 mã giảm, VN-Index đã đạt được mức tăng 4,72 điểm tương ứng 0,51% lên 926,88 điểm.
Trong khi đó, trên HNX, con số này là 74 mã tăng và 37 mã giảm, chỉ số tăng 0,69 điểm tương ứng 0,67% lên 104,89 điểm.
Thanh khoản tuy được cải thiện so với những phiên trước, song vẫn còn ở mức khá thấp. Có tổng cộng 85,92 triệu cổ phiếu được giao dịch trên HSX tương đương 1.512,47 tỷ đồng; trên HNX là 17,52 triệu cổ phiếu giao dịch tương ứng 223,23 tỷ đồng.
Thị trường đang nhận được sự ủng hộ của một số mã vốn hóa lớn như VHM, VCB, BID, VRE, VNM... Tuy nhiên, tác động của những mã này không lớn cho thấy chỉ số đã không còn lệ thuộc và sự dẫn dắt của những "ông lớn" vốn hóa này.
Cổ phiếu MWG của Thế Giới Di Động sáng nay bị sụt giảm 1.500 đồng tương ứng 1,3% còn 110.500 đồng/cổ phiếu sau khi phục hồi nhẹ 0,5% trong phiên hôm qua. Đây cũng là mã có tác động tiêu cực nhất lên chỉ số với việc kéo VN-Index lùi xuống 0,15 điểm.
Tuy nhiên, mức giá này của MWG không phải là mức thấp nhất phiên, vì sáng nay có lúc mã này đã sụt về 108.200 đồng/cổ phiếu.
Diễn biến MWG đang chịu tác động tiêu cực bởi vụ việc hơn 5 triệu thông tin khách hàng được cho là bị hacker đánh cắp từ Thế Giới Di Động (TGDĐ).
Trong khi đại diện TGDĐ khẳng định đây là thông tin thất thiệt và nhấn mạnh "các thông tin được lan truyền trên mạng là giả", hệ thống của TGDĐ vẫn an toàn, hoạt động bình thường, không bị ảnh hưởng thì mới đây, hacker trên diễn đàn raidforums.com lại tiếp tục tung ra phần tiếp theo của khối dữ liệu chứa thông tin thẻ thanh toán của người dùng.
Trước đó, TGDĐ khẳng định rằng, TGDĐ không lưu bất kỳ thông tin thẻ của khách hàng. Khi người dùng cà thẻ thì máy POS do chính ngân hàng cung cấp sẽ tiếp nhận thông tin và chuyển sang thanh toán. Và TGDĐ không có lưu trữ bất cứ thông tin thẻ mà khách hàng dùng để thanh toán.
Vị đại diện này nhấn mạnh rằng, tất cả dữ liệu của khách hàng đều được bảo mật một cách tuyệt đối và người dùng không phải đổi bất cứ mật khẩu, khóa thẻ...
Chưa rõ liệu TGDĐ có thực bị tấn công hay không, tuy nhiên, với mức sụt giảm của giá cổ phiếu, sáng nay, "ông chủ" hãng này - ông Nguyễn Đức Tài đã bị sụt mất hơn 70 tỷ đồng trong tài sản chứng khoán.
Ngoài MWG thì sáng nay, một loạt mã khác như ROS, MSN, HPG, BVH, NVL... cũng có tác động tiêu cực đến chỉ số chung, tuy nhiên mức giảm tại những mã này không quá lớn.
Theo đánh giá của Công ty chứng khoán Vietcombank (VCBS), thời điểm hiện tại không có nhiều thông tin hỗ trợ để tạo nên xu hướng mới trên thị trường trong ngắn hạn. Tuy nhiên, tâm lý nhà đầu tư cũng đã phần nào ổn định hơn sau một giai đoạn lao dốc mạnh trước đó của các chỉ số chung.
VCBS cho rằng giai đoạn này cũng là cần thiết để ổn định lại mặt bằng giá mới trên thị trường. Do đó, công ty này nhận định diễn biến chủ đạo trong thời gian tới nhiều khả năng sẽ tiếp tục là dao động tích lũy với thanh khoản không có nhiều đột biến và theo đó sẽ phù hợp hơn với những nhà đầu tư theo trường phái giao dịch lướt sóng ngắn hạn "T " trong việc tìm kiếm lợi nhuận.
Theo Dân trí
Chứng khoán ngày 8/11: Giao dịch cầm chừng, thị trường đi ngang? Các chỉ số về xung lượng thị trường RSI, ADX, MACD ở vùng quá bán có xu hướng hướng lên xác nhận nhịp phục hồi. Tuy nhiên, thanh khoản ở mức thấp cộng với tình trạng giao dịch cầm chừng là yếu tố khiến cho chỉ số VN-Index đi ngang trong các phiên giao dịch tiếp theo. Chứng khoán Mỹ tăng điểm Thị...