Tâm lý thận trọng bao trùm, thanh khoản vẫn ở mức thấp
Đà giảm điểm của thị trường chứng khoán Mỹ và các nước trong khu vực tiếp tục ảnh hưởng khá mạnh đến tâm lý nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Chỉ số VN-Index thất bại trong nhịp phục hồi khi chinh phục ngưỡng 930 điểm với thanh khoản tiếp tục duy trì ở mức thấp, toàn thị trường trở nên phân hóa và thiếu dòng cổ phiếu dẫn dắt.
Chứng khoán Mỹ giảm điểm phiên cuối tuần
Thị trường chứng khoán Mỹ giảm điểm trong phiên giao dịch thứ sáu (9/11) với đà giảm mạnh của nhóm cổ phiếu công nghệ và năng lượng. Đóng cửa phiên giao dịch thứ sáu (9/11), chỉ số Dow Jones giảm 201,92 điểm (-0,77%) xuống mốc 25.989 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 25,82 điểm (-0,92%) xuống 2.781 điểm và chỉ số Nasdaq Composite giảm 123,98 điểm (-1,65%) xuống mốc 7.407 điểm.
Tính chung tuần qua, chỉ số Dow Jones tăng 2,8%, S&P 500 tăng 2,1% và chỉ số Nasdaq Composite tăng 0,7%.
Trong tuần qua, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã quyết định giữ nguyên mức lãi suất từ 2 đến 2,25% được thông qua từ đợt tăng lãi suất trước đó. Việc tăng lãi suất có thể diễn ra trong cuộc họp của FED vào tháng 12 tới và đây sẽ là lần tăng lãi suất thứ 4 trong năm 2018.
Giá dầu WTI giảm trong phiên giao dịch ngày thứ sáu (9/11) và đóng cửa ở mốc 60,19 USD/ thùng (-0,8%). Giá dầu Brent đóng cửa ở mốc 70,18 USD/ thùng (-0,7%). Mỹ đã chính thức áp đặt các lệnh trừng phạt đối với Iran trong tuần này, nhưng đã miễn trừ tạm thời cho phép 8 nước tiếp tục mua dầu từ Iran. Dự trữ dầu thô nội địa Mỹ tiếp tục tăng và sự gia tăng của nguồn cung là yếu tố chính dẫn đến đà giảm của giá dầu và xu hướng giảm này vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại.
Tâm lý thận trọng bao trùm, thanh khoản vẫn ở mức thấp
Đà giảm điểm của thị trường chứng khoán Mỹ và các nước trong khu vực tiếp tục ảnh hưởng đến tâm lý nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Chỉ số VN-Index thất bại trong nhịp phục hồi khi chinh phục ngưỡng 930 điểm với thanh khoản tiếp tục duy trì ở mức thấp, toàn thị trường trở nên phân hóa và thiếu dòng cổ phiếu dẫn dắt.
Nhóm cổ phiếu large cap vẫn là yếu tố chính tác động đến nhịp giảm điểm của chỉ số VN-Index, dòng tiền dường như thờ ơ với các cổ phiếu large cap khi không nhìn thấy tiềm năng tăng giá ở nhóm này. Các cổ phiếu bị bán mạnh và kéo chỉ số VN-Index giảm điểm là: VJC, VIC, VNM, ROS, MSN, MWG, GAS, FPT, PLX, PNJ.
Nhóm cổ phiếu ngân hàng tiếp tục tình trạng phân hóa, không còn đóng vai trò dẫn dắt thị trường và thu hút dòng tiền. Trong tuần qua, các cổ phiếu ngân hàng thất bại trong việc chinh phục các mốc kháng cự trong quá khứ và giảm điểm với các cổ phiếu: VCB, CTG, BID, MBB, ACB, HDB.
Nhóm cổ phiếu dầu khí tiếp tục bị ảnh hưởng bởi giá dầu thế giới và duy trì xu hướng giảm điểm với đà giảm tập trung ở các cổ phiếu: GAS, PVS, PVD, PVB, POW, BSR, OIL. Với xu hướng giảm mạnh của giá dầu thế giới bởi các yếu tố vĩ mô, xu hướng giảm giá của nhóm cổ phiếu dầu khí sẽ tiếp tục duy trì.
Trong tuần qua, cổ phiếu VCG đã chốt room ngoại là 0%, như vậy, sang tuần sẽ có đợt bán mạnh cổ phiếu VCG từ khối ngoại với khối lượng nắm giữ là 48 triệu cổ phiếu. Điều này cũng cho thấy, khối ngoại se không thể mua cổ phần tại cả hai thương vụ thoái vốn của SCIC và Viettel tại VCG vào ngày 22/11 tới.
Tính chung cả tuần, khối ngoại mua ròng 357 tỷ đồng trên HOSE và bán ròng 33 tỷ đồng trên HNX. Các mã cổ phiếu tiếp tục chịu áp lực bán của khối ngoại là VIC (bán ròng 116,79 tỷ đồng), VFG (bán ròng 81,17 tỷ đồng), HBC (bán ròng 44,24 tỷ đồng), GAS (bán ròng 42,95 tỷ đồng), NVL (bán ròng 33,51 tỷ đồng). Ở chiều mua, khối ngoại mua ròng MSN (mua ròng 160,31 tỷ đồng), HPG (mua ròng 156,84 tỷ đồng), GMD (mua ròng 75,06 tỷ đồng), SSI (mua ròng 69,16 tỷ đồng), VRE (mua ròng 52,28 tỷ đồng).
Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Sáu (9/11), chỉ số VN-Index đóng cửa tại mốc 914,29 điểm, giảm 11,99 điểm (-1,29%), giá trị giao dịch đạt 3,1 nghìn tỷ đồng với 91 mã tăng giá, 57 mã tham chiếu và 190 mã giảm giá. Chỉ số HNX-Index đóng cửa tại mốc 103,01 điểm, giảm 1,53 điểm (-1,46%), giá trị giao dịch đạt 438,50 tỷ đồng với 54 mã tăng, 58 mã tham chiếu, 88 mã giảm. Chỉ số Upcom-Index đóng cửa tại mốc 51,59 điểm, giảm 0,41 điểm (-0,79%) với giá trị giao dịch đạt 191,48 tỷ đồng.
Trên phương diện kỹ thuật, chỉ số VN-Index đóng cửa tuần với 1 cây nến đỏ sau khi chinh phục thất bại mốc kháng cự tâm lý quanh 930 điểm. Như vậy, chỉ số VN-Index có khả năng sẽ kiểm định lại gap và mốc hỗ trợ quanh vùng 888 điểm nếu thanh khoản vẫn ở mức thấp và toàn thị trường vẫn duy trì ở trạng thái thận trọng với tình trạng phân hóa diễn ra trên các dòng cổ phiếu.
Chứng khoán phái sinh
Ở thị trường phái sinh, các hợp đồng tương lai phái sinh chỉ số VN30-Index đồng loạt giảm điểm. Hợp đồng tháng 11/2018 (VN30F1811) đóng cửa ở mốc 880 điểm và hợp đồng tháng 12/2018 (VN30F1812) đóng cửa ở mốc 880 điểm, hợp đồng tháng 3/2019 (VN30F1903) đóng cửa ở mốc 881 điểm, hợp đồng tháng 6/2019 (VN30F1906) đóng cửa ở mốc 881 điểm.
Các cổ phiếu trong nhóm VN30-Index tiếp tục xu hướng giảm và các hợp đồng tương lai vẫn đang giao dịch thấp hơn so với chỉ số cơ sở VN30-Index cho thấy các nhà đầu tư vẫn e ngại với nhịp phục hồi của chỉ số VN-Index trong ngắn hạn.
THÀNH LONG
Video đang HOT
Theo thegioitiepthi.vn
Xu thế dòng tiền: Đã đến lúc mua?
Thị trường đã có một tuần phục hồi khá mạnh và nhất là thị trường chứng khoán Mỹ cũng thoát đáy đã giúp các chuyên gia bớt thận trọng hơn...
VN-Index đã không rơi vào kịch bản xấu được để ngỏ tuần trước, nhưng các chuyên gia vẫn cho rằng cần thêm thời gian để xác nhận xu hướng giảm đã kết thúc hay chưa. Thị trường vẫn cần thời gian củng cố thêm vì các yếu tố vẫn còn thiếu, như thanh khoản quá thấp, mức độ hoài nghi trên thị trường rất cao, cùng với khoảng trống thông tin sắp tới.
Tuy vậy, với việc thị trường có những phiên giao dịch mạnh đồng nhịp với thế giới, quan điểm trong ngắn hạn cũng đã có sự thay đổi nhỏ. Có ý kiến vẫn chưa nên tham gia giao dịch ngắn hạn ở thời điểm hiện tại, nhưng cũng đã có các giao dịch mua mới với tỷ trọng nhỏ mang tính thăm dò.
Các chuyên gia cho rằng mối liên hệ chặt với thị trường chứng khoán Mỹ sẽ vẫn còn và để thị trường trong nước đi theo đường riêng, phải chờ một thời gian nữa. Vì vậy, thị trường trong nước sẽ vẫn diễn biến phức tạp nếu thị trường Mỹ biến động mạnh. Nếu điều ngược lại xảy ra, thị trường trong nước sẽ phục hồi mạnh hơn.
Nguyễn Hoàng, VnEconomy
Thị trường đã không xấu đi thêm trong tuần qua nhưng cũng không có tiến triển gì rõ nét. Thị trường trong nước gần như bám sát và phản ứng ngay lập tức với các diễn biến của thị trường quốc tế. Theo anh chị điều đó có hợp lý không, liệu đến lúc nào thị trường trong nước mới có thể đi theo con đường riêng?
Ông Nguyễn Việt Quang, Giám đốc chi nhánh Hà Nội, Chứng khoán Yuanta Việt Nam
Tuần qua thị trường Việt Nam đã có 1 tuần theo khá sát thị trường chứng khoán quốc tế, đặc biệt là thị trường chứng khoán Mỹ. Đặc biệt trong phiên ngày thứ 5, thị trường Mỹ tăng mạnh ở hầu hết các chỉ số bất chấp giá dầu giảm mạnh, điểm tích cực là đồng USD giảm mạnh và căng thẳng thương mại Mỹ - Trung đang có những chuyển biến tích cực.
Chỉ số Dow Jones tăng hơn 1% và đối mặt với mức kháng cự 25,530 điểm của hệ thống chỉ báo xu hướng, cho nên nếu đồ thị giá vượt được mức kháng cự này thì xu hướng ngắn hạn có thể sẽ được nâng lên mức tăng và rủi ro thế giới sẽ giảm dần, điều này đã có tác động tốt đến tâm lý nhà đầu tư Việt Nam trong phiên cuối tuần.
Tôi cho rằng điều này cũng khá hợp lý khi mà trước đó cả hai thị trường đều bị rơi vào trạng thái quá bán trong ngắn hạn, tâm lý nhà đầu tư trở nên quá yếu mặc cho những kết quả kinh doanh tốt trong quý 3.
Thị trường trong nước muốn có con đường riêng để đi theo tôi phải đợi tác động từ những hiệp định đa phương của Việt Nam phản ánh vào thị trường như EVFTA, CP TPP hay những doanh nghiệp được hưởng lợi từ chiến tranh thương mại phản ánh kết quả kinh doanh vào giá cổ phiếu.
Ông Trần Xuân Bách, Bộ phận Chiến lược thị trường, Chứng khoán Bảo Việt
Thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn luôn có con đường đi riêng của mình, dù cho có những thời điểm thị trường tưởng như bị chi phối bởi diễn biến tăng giảm của thị trường thế giới. Thực tế cho thấy, khi thị trường thế giới sụt giảm mạnh thường sẽ có ảnh hưởng rõ rệt đến tâm lý nhà đầu tư trên thị trường trong nước hơn là những lúc tăng điểm.
Khi thị trường Việt Nam bắt đầu bước vào nhịp điều chỉnh sau giai đoạn tăng trưởng mạnh trước đó trong bối cảnh thị trường tương đối thiếu vắng về mặt thông tin hỗ trợ, thì việc thị trường thế giới sụt giảm mạnh dường như đã tạo ra một "cái cớ" để kích hoạt áp lực bán trên thị trường.
Ông Trần Hữu Phúc, Trưởng phòng Môi giới Hội sở chính, Chứng khoán VCBS
VN-Index có tuần tăng điểm khi đáy 890 phát huy vai trò hỗ trợ hiệu quả. Bên cạnh đó thông tin lãnh đạo Mỹ - Trung trao đổi trong nỗ lực hạ nhiệt cuộc chiến thương mại đã giúp cho những cổ phiếu giảm sâu và có kết quả kinh doanh đột biến hoặc có thông tin hỗ trợ, đều tăng giá mạnh.
Tuần qua diễn biến thị trường chứng khoán Việt nam diễn ra tương đồng với thế giới khi mà chỉ số Shanghai của Trung Quốc, Nikkei 225 của Nhật Bản... đều đồng loạt tăng. Tôi cho rằng thị trường đang có cơ hội hồi phục trong ngắn hạn theo mô hình kỹ thuật chữ V nếu diễn biến thế giới không phức tạp và rủi ro khó lường như những tuần trước.
Ông Nguyễn Nhật Cường, Phó phòng Nghiên cứu phân tích, Chứng khoán Vietinbank
Thị trường chứng khoán thế giới nói chung đang biến động mạnh do lo ngại cuộc chiến tranh thương mại Mỹ-Trung, nhân tố tác động lớn nên thị trường chứng khoán Việt Nam khó tránh khỏi ảnh hưởng.
Với việc, nền kinh tế Việt Nam có độ mở khá lớn (tỷ lệ xuất nhập khẩu/GDP hơn 2 lần) và dòng vốn ngoại có tỷ trọng khá lớn thì việc ảnh hưởng bởi biến động của thị trường thế giới là khó tránh khỏi và chúng ta phải làm quen với điều này.
Tuy nhiên, khi thị trường giảm điểm đồng đều sẽ là cơ hội để các nhà đầu tư dài hạn tận dụng mua vào các cổ phiếu ngành được hưởng lợi bởi cuộc chiến thương mại.
Nguyễn Hoàng, VnEconomy
Tuần trước anh chị tuy không quá bi quan nhưng vẫn để ngỏ khả năng thủng đáy. Thêm một tuần cải thiện và nhất là thị trường chứng khoán Mỹ cũng đã phục hồi rất tốt. Với các dữ liệu mới tuần này, anh chị có thấy tự tin hơn vào đáy 880 điểm của VN-Index?
Ông Trần Xuân Bách, Bộ phận Chiến lược thị trường, Chứng khoán Bảo Việt
Thực tế đã cho thấy, VN-Index đã có lúc xuyên thủng đáy tháng 7/2018 tại 884-885 điểm, trước khi cho phản ứng hồi phục tăng điểm trở lại. Tôi kỳ vọng sự hồi phục của thị trường sẽ tiếp diễn trong những tuần đầu tháng 11, với sự hỗ trợ đến từ đà hồi phục của thị trường thế giới và các thông tin vĩ mô tích cực.
Ông Trần Hữu Phúc, Trưởng phòng Môi giới Hội sở chính, Chứng khoán VCBS
VN-Index có một tuần hồi phục và bật lên từ ngưỡng 900 điểm. Có thể thấy, vùng 880-900 điểm vẫn đang đóng vai trò ngưỡng hỗ trợ khá vững chắc trong xu hướng tích lũy của chỉ số, thể hiện qua việc dòng tiền bắt đáy tăng mạnh khi VN-Index rơi về vùng này.
Tuy nhiên điểm đáng chú ý là thị trường vẫn đang tương đối "miễn nhiễm" với các tin tức về kết quả kinh doanh tích cực của các doanh nghiệp niêm yết và nhiều nhà đầu tư vẫn tương đối hoài nghi về mức độ bền vững của nhịp tăng hiện tại.
Tuần tăng điểm vừa rồi vẫn chưa đủ cơ sở để khẳng định xu hướng lao dốc của chỉ số chung bắt đầu kể từ đầu tháng 10 đã có sự đảo chiều. Tuy nhiên, tôi vẫn kỳ vọng diễn biến của các chỉ số trong tuần tới sẽ ổn định hơn và theo đó củng cố thêm nền tích lũy quanh vùng 900 điểm.
Mặc dù vậy, cũng cần lưu ý rằng thị trường sẽ bước vào giai đoạn thiếu vắng thông tin hỗ trợ trong một số tuần sắp tới khi hầu hết các doanh nghiệp niêm yết đã công bố báo cáo tài chính hoặc ước tính về kết quả kinh doanh cho quý 3/2018.
Theo đó, chúng tôi cho rằng nhà đầu tư có thể cân nhắc giải ngân với tỷ trọng nhỏ và không nên dùng đòn bẩy trong giai đoạn này, đồng thời cần tuyệt đối tuân thủ kỷ luật đầu tư trong trường hợp thị trường diễn biến tiêu cực và dòng tiền có dấu hiệu rút ra khỏi thị trường.
Ông Nguyễn Việt Quang, Giám đốc chi nhánh Hà Nội, Chứng khoán Yuanta Việt Nam
Tôi cho rằng thị trường có thể tiếp tục đi ngang dưới vùng kháng cự 920 điểm của chỉ số VN-Index. Đồng thời, thị trường có thể sẽ tiếp tục bước vào giai đoạn tích lũy với thanh khoản thấp và thị trường vẫn đang trong giai đoạn hồi phục kỹ thuật.
Điểm tiêu cực hiện nay là mức độ thanh khoản vẫn còn ở mức thấp và tâm lý nhà đầu tư vẫn đang trong giai đoạn bi quan. Để có thể chắc chắn đà tăng được xác nhận trở lại theo tôi chúng ta cần tiếp tục quan sát trong tuần tới.
Trong tuần qua nếu ta loại trừ lượng giao dịch thỏa thuận của Masan có thể thấy khối ngoại đang tích cực bán ròng đặc biệt là các blue chip nơi tập trung dòng tiền P - notes. Điều này cho thấy tâm lý của nhà đầu tư nước ngoài khá là bi quan trên thị trường Việt Nam và nhiều phục hồi hiện tại vẫn chỉ là phục hồi kĩ thuật.
Ông Nguyễn Nhật Cường, Phó phòng Nghiên Cứu Phân Tích, Chứng khoán Vietinbank
Các thông tin bất lợi dường như đã ra hết và mặt bằng giá đã khá hợp lý nên tôi kỳ vọng ngưỡng 880 điểm là hỗ trợ của tuần tới.
Nguyễn Hoàng, VnEconomy
Thanh khoản đang là vấn đề được lo ngại nhiều vì dòng tiền ngày càng yếu đi, trừ phiên mạnh duy nhất là ngày 31/10 - phiên mà nhiều ý kiến cho rằng chỉ là phiên kéo NAV. Bản thân các anh chị cũng đang lựa chọn giải pháp đứng ngoài thị trường. Vậy đâu là các dấu hiệu anh chị cần nhìn thấy để quay lại thị trường?
Ông Nguyễn Nhật Cường, Phó phòng Nghiên cứu phân tích, Chứng khoán Vietinbank
Theo tôi thị trường khá băn khoăn với lãi suất và tồn kho bất động sản. Nếu thời gian tới các thông tin này tích cực thì nhà đầu tư sẽ giải ngân mạnh trở lại.
Ông Nguyễn Việt Quang, Giám đốc chi nhánh Hà Nội, Chứng khoán Yuanta Việt Nam
Hệ thống chỉ báo xu hướng của tôi hiện vẫn duy trì mức giảm xu hướng ngắn hạn trên hai chỉ số với mức kháng cự ở mức 922.29 điểm của chỉ số VN-Index và 106.09 điểm của chỉ số HNX-Index. Do đó, chúng tôi khuyến nghị các nhà đầu tư ngắn hạn hạn chế bán tháo trong các nhịp giảm và ưu tiên hạ tỷ lệ margin tại các nhịp hồi phục.
Dấu hiệu cần trong giai đoạn hiên tại để vị thế mua an toàn nên chờ đến khi xu hướng tăng của thị trường được xác nhận. Tỷ trọng cổ phiếu tiếp tục tăng nhẹ cho thấy cơ hội giải ngân mới dần mở ra. Tuy nhiên nhà đầu tư cũng nên đợi sự đồng thuận trong thanh khoản của thị trường, không nên mở vị thế mua khối lượng lớn trong điều kiện thanh khoản thấp như hiện tại.
Ông Trần Hữu Phúc, Trưởng phòng Môi giới Hội sở chính, Chứng khoán VCBS
Chúng tôi chờ đợi sự vận động của giá cổ phiếu, VN-Index cần vượt lên trên ngưỡng trung bình MA20 phiên kèm theo khối lượng tăng. Hiện chỉ số vẫn nằm dưới MA20 với dòng tiền yếu nên việc đứng ngoài quan sát vẫn là chiến lược tối ưu lúc này.
Ông Trần Xuân Bách, Bộ phận Chiến lược thị trường, Chứng khoán Bảo Việt
Đầu tiên, tôi cho rằng cần phải theo dõi hoạt động bán ròng của khối ngoại trong thời gian tới. Nếu khối ngoại vẫn tiếp tục bán ròng mạnh và kéo dài thì sẽ khó để có thể kỳ vọng một nhịp hồi phục dài hơi hơn của thị trường trong ngắn hạn. Tiếp đến là các yếu tố vĩ mô trong nước và quốc tế, cũng như các tín hiệu đảo chiều về mặt kỹ thuật ở các chỉ số và các nhóm cổ phiếu dẫn dắt.
Nguyễn Hoàng, VnEconomy
Anh chị đã thay đổi tỷ trọng danh mục như thế nào. Đây đã là thời điểm để gia tăng các vị thế ngắn hạn chưa?
Ông Nguyễn Nhật Cường, Phó phòng Nghiên cứu phân tích, Chứng khoán Vietinbank
Chúng tôi vẫn giữ các danh mục đầu tư dài hạn, thị trường có vẻ chưa thích hợp cho nhà đầu tư ngắn hạn.
Ông Trần Hữu Phúc, Trưởng phòng Môi giới Hội sở chính, Chứng khoán VCBS
Chúng tôi tham gia mua không quá 20% tài khoản phiên ngày 1/11 khi mà thị trường khởi sắc hơn sau 4 tuần giảm điểm. Việc tham gia một phần nhỏ danh mục vì chúng tôi kỳ vọng thị trường đã giảm hơn 100 điểm trong một khoảng thời gian ngắn do đó kỳ vọng sự bật lại của VN-Index. Tuy nhiên, thị trường nhìn chung vẫn chưa ổn để khẳng định VN-Index quay lại xu hướng tăng điểm.
Ông Trần Xuân Bách, Bộ phận Chiến lược thị trường, Chứng khoán Bảo Việt
Tôi có thực hiện gia tăng thêm 10% tỷ trọng cho các vị thế ngắn hạn. Tỷ trọng danh mục tổng được nâng lên mức 30% cổ phiếu.
Ông Nguyễn Việt Quang, Giám đốc chi nhánh Hà Nội, Chứng khoán Yuanta Việt Nam
Tỷ trọng danh mục đầu tư ngắn hạn tôi giữ ở mức 25% cổ phiếu và 75% tiền mặt. Tỷ trọng danh mục đầu tư trung hạn tôi giữ ở mức 40% cổ phiếu và 60% tiền mặt.
Theo Nguyễn Hoàng
VnEconomy
Phiên 31/10: Dòng tiền chảy mạnh vào thị trường, các chỉ số lên cao nhất ngày Sau 9 phiên giảm mạnh mất gần 100 điểm, phiên cuối tháng 10 các nhà đầu tư đã quay lại bắt đáy mạnh. Các mã vốn hoá lớn tăng mạnh và khối lượng thanh khoản cao đã đưa các chỉ số lên đỉnh của ngày. Phiên sáng khối lượng thanh khoản tăng Nhận được tín hiệu vui từ thị trường chứng khoán Mỹ...