Tâm lý thận trọng bao trùm sàn Phố Wall, Dow Jones mất hơn 300 điểm
Dow Jones và S&P 500 giảm điểm khi các công ty Mỹ sắp bước vào mùa báo cáo tài chính được dự báo rất tệ do dịch Covid-19.
Chỉ số Dow Jones và S&P 500 chứng kiến phiên giảm điểm đầu tiên trong 3 phiên giao dịch gần đây trong ngày 13/4 khi nhà đầu tư thận trọng trước mùa báo cáo lợi nhuận của các DN được dự báo sẽ không mấy sáng sủa do ảnh hưởng từ dịch Covid-19.
Chỉ số Dow Jones và S&P 500 đều giảm điểm trong phiên giao dịch ngày 13/4.
Chốt phiên giao dịch Kết thúc phiên giao dịch ngày 13/4, chỉ số Dow Jones rớt 328,60 điểm (tương đương 1,4%) xuống 23.390,77 điểm. Chỉ số S&P 500 hạ 1% xuống 2.761,.63 điểm.
Caterpillar là cổ phiếu ghi nhận kết quải tệ nhất thuộc Dow Jones, sụt hơn 8%. Tài chính và bất động sản dẫn đầu đà sụt giảm thuộc S&P 500, với cả 2 lĩnh vực đều mất hơn 3.5%.
Tuy nhiên, chỉ số Nasdaq Composite đi ngược với xu hướng giảm điểm trên thị trường, tăng 0,5% lên 8.192,42 điểm khi cổ phiếu Netflix nhảy vọt 7% lên đỉnh 52 tuần, trong khi cổ phiếu Amazon nhích 6,2%. Cổ phiếu Intel tăng 2,7%, còn cổ phiếu Advanced Micro Devices vọt hơn 5%.
Phiên giao dịch trái chiều trong ngày 13/4 diễn ra sau khi sàn Phố Wall vừa chứng kiến một trong những tuần tăng mạnh nhất từ trước đến nay. Dow Jones đã có tuần tăng mạnh thứ 7 từ trước đến nay, leo dốc 12,7%. S&P 500 leo dốc tới 12,1%, đánh dấu tuần tăng mạnh nhất kể từ năm 1974.
Video đang HOT
Thị trường chứng khoán Mỹ ghi nhậ tuần leo dốc mạnh nhờ dịch bệnh Covid -19 có dấu hiệu cải thiện cùng với những biện pháp kích thích khổng lồ từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ ( FED).
Nhà chiến lược Sam Stovall tại CFRA Research nhận xét: “Giới đầu tư đang giữ tâm lý thận trọng hơn sau đà phục hồi mạnh của sàn Phố Wall”.
Đà mất điểm của Dow Jones và S&P 500 được thu hẹp về cuối phiên, sau khi Thống đốc bang New York Andrew Cuomo cho biết ông tin rằng “thời điểm tồi tệ nhất đã qua”. Số ca nhập viên dường như đã đi ngang tại bang này. Ông cũng khẳng định sẽ thông báo kế hoạch mở cửa lại nền kinh tế. Nhiều bang khác của Mỹ cũng có kế hoạch tương tự.
Tiến sĩ Anthony Fauci – Giám đốc Viện Nghiên cứu Dị ứng và Bệnh Truyền nhiễm Quốc gia của Mỹ, hôm 12/4 cho biết ông lạc quan một cách thận trọng rằng sự bùng phát dịch bệnh Covid-19 đang chậm lại ở Mỹ. Ông Fauci cũng cho biết nhiều khu vực của đất nước có thể bắt đầu mở cửa trở lại vào tháng tới.Tuy nhiên, ông Fauci nói thêm điều này không có nghĩa là toàn bộ quốc gia sẽ mở cửa và trở lại bình thường.
Tuy nhiên, Marc Chaikin, CEO của Chaikin Analytics, lưu ý đà leo dốc gần đây của thị trường – vốn khiến S&P 500 lấy lại 50% đà sụt giảm từ mức cao kỷ lục – có thể làm nhà đầu tư thất vọng khi mùa báo cáo lợi nhuận doanh nghiệp bắt đầu.
Các chỉ số chứng khoán chính của Phố Wall hiện thấp hơn 18% so với mức kỷ lục đã xác lập hồi tháng 2/2020. Cả Dow Jones và S&P 500 đều lần lượt giảm 18,5% và 15,2% từ đầu năm đến nay, trong khi Nasdaq Composite rớt hơn 9% trong năm 2020.
Theo dữ liệu từ trường Đại học Johns Hopkins, Mỹ đã có hơn 560.000 ca nhiễm Covid-19, cao hơn rất nhiều so với bất kỳ quốc gia nào khác trên thế giới. Bang New York ghi nhận hơn 190.000 ca nhiễm virus SARS-CoV-2. Số ca tử vong tại Mỹ vì dịch Covid-19 là hơn 22.000 trường hợp.
Nguyễn Thu
Goldman Sachs: Giá dầu sẽ tiếp tục giảm bất chấp kế hoạch của OPEC+
Theo báo cáo mới nhất, Goldman Sachs nhận thấy dự báo giá dầu Brent quanh ngưỡng 20 USD/thùng trong ngắn hạn của họ có khả năng phải điều chỉnh giảm.
Tại một trạm bán xăng ở Brooklyn, New York, Mỹ. (Ảnh: THX/TTXVN)
Ngân hàng Goldman Sachs mới đây đưa ra dự báo rằng giá dầu sẽ tiếp tục giảm trong những tuần tới, do thỏa thuận hạn chế sản lượng của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ ( OPEC) chưa đủ mạnh để bù đắp cho nhu cầu suy giảm trước tác động của dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
Tuần trước, OPEC và các đồng minh (còn gọi nhóm OPEC ) cho biết đã đồng ý cắt giảm sản lượng 9,7 triệu thùng/ngày trong hai tháng 5-6/2020 để ngăn chặn đà giảm của giá dầu.
Tuy nhiên, theo báo cáo mới nhất, Goldman Sachs nhận thấy dự báo giá dầu Brent quanh ngưỡng 20 USD/thùng trong ngắn hạn của họ có khả năng phải điều chỉnh giảm.
Goldman Sachs cho rằng ngay cả khi các thành viên chủ chốt của OPEC tuân thủ đầy đủ các cam kết cắt giảm, còn các quốc gia khác tuân thủ 50% mức hạn chế sản lượng đề ra trong tháng Năm, thì kế hoạch này sẽ chỉ giúp sản lượng của họ giảm khoảng 4,3 triệu thùng dầu/ngày so với mức trong quý 1/2020.
"Đại gia" ngân hàng Phố Wall này nhận xét dù các quốc gia thuộc Nhóm các nước phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) cũng tham gia cắt giảm sản lượng lớn hơn, điều này sẽ không giúp được gì nhiều.
Báo cáo của Goldman Sachs cho rằng không có kế hoạch cắt giảm tự nguyện nào có thể đủ lớn để bù đắp cho nhu cầu sụt giảm trung bình 19 triệu thùng dầu/ngày trong giai đoạn từ tháng 4-5/2020 do ảnh hưởng của dịch COVID-19.
Tuy nhiên, Goldman Sachs cho biết dự báo của họ cho giá dầu Brent trong năm 2021 là 52,50 USD/thùng có thể được điều chỉnh tăng. Ngân hàng này nhận định sau giai đoạn thị trường tái cân bằng mạnh mẽ sẽ là giai đoạn phục hồi mạnh nhờ nhu cầu nhiên liệu tăng trở lại.
Một ngân hàng khác của Phố Wall là Morgan Stanley lại điều chỉnh nâng dự báo giá dầu của họ. Trong báo cáo của riêng mình, Morgan Stanley đã tăng mức dự báo giá của dầu Brent và WTI trong quý 3/2020 lên lần lượt là 30 USD/thùng và 27,50 USD/thùng, từ 25 USD/thùng và 22,50 USD/thùng tương ứng trước đó.
Ngân hàng này cũng nâng triển vọng giá dầu quý 4 lên thêm 5 USD cho cả hai loại dầu trên, lần lượt là 35 USD/thùng cho dầu Brent và 32,50 USD/thùng cho WTI.
Ngoài ra, Morgan Stanley cũng dự báo nhu cầu năng lượng thế giới trong quý 2/2020 sẽ giảm khoảng 14 triệu thùng/ngày so với cùng kỳ năm ngoái./.
H.Thủy
Chứng khoán tuần tới: Nhiều cổ phiếu hồi phục mạnh có thể sẽ chốt lời Với vận động tích cực thoát khỏi xu hướng giảm giá ngắn hạn trong thời gian vừa qua, VN-Index sẽ chứng kiến những nhịp tăng giảm đan xen trong tuần sau khi chỉ số vận động trong kênh giá 750-770 điểm. Ảnh minh họa. (Nguồn: AFP) Nhận định về diễn biến thị trường trong tuần tới, một số công ty chứng khoán cho...