Tâm lý của người Việt trong ‘tâm bão’ COVID-19 tại Ấn Độ
Hoang mang, lo sợ dịch bệnh COVID-19 tiếp tục diễn biến xấu sẽ ảnh hưởng đến công việc, đi lại và học tập đang là tâm lý chung của bà con người Việt tại “tâm dịch” Ấn Độ.
Người dân xếp hàng chờ được tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại Guwahati, Ấn Độ, ngày 22/4/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Ấn Độ đang trở thành tâm điểm chú ý của thế giới với số ca nhiễm COVID-19 tăng thêm hơn một triệu ca chỉ trong 3 ngày qua, áp đảo hoàn toàn hệ thống y tế mong manh và đẩy nước này đến bờ vực một cuộc khủng hoảng trầm trọng. Trước thực trạng đó, hoang mang, lo sợ dịch bệnh tiếp tục diễn biến xấu sẽ ảnh hưởng đến công việc, đi lại và học tập là tâm lý chung của bà con người Việt tại đây.
Chị Huỳnh Thúy Vy, đang sinh sống và làm viêc tại Chennai, thủ phủ bang Tamil Nadu chia sẻ với phóng viên TTXVN tại Ấn Độ rằng, do tình hình dịch bệnh đang biên phức tạp tại Ấn Độ nói chung cũng như các trung tâm đô thị nói riêng như Delhi, Mumbai, Chennai…, bà con người Việt đêu đang găp vân đề vê kinh tê. Cơ sở chăm sóc sắc đẹp nơi chị Vy làm việc khách đang thưa dần. Mọi hoạt động đêu thay đôi, khiến công viêc của chị khó khăn hơn trươc. Việc học của các con chị cũng không thuận lợi, vì học online trong thời gian dài khiến các cháu khó tiêp thu bài hơn.
Hiện dịch bệnh tại bang Tamil Nadu cũng đang tăng mạnh, với trên 15.000 ca nhiêm mơi, riêng thành phố Chennai ghi nhận 4.300 ca trong 24 giờ qua. Từ ngày 26/4, bang này sẽ đóng cửa các trung tâm thương mại, dịch vụ chăm sóc sắc đẹp, phòng tập gym, chợ đầu mối… Đê ứng phó với tình hình dịch bệnh hiên nay, bản thân chị Vy cũng như gia đình hạn chế ra ngoài nếu không cần thiết, trong khi đảm bảo chế độ ăn uông lành mạnh, đủ chất đê có sưc đê kháng ngăn ngừa dịch bệnh. Trong nhà chị lúc nào cũng chuân bị sẵn một cơ sô thuôc cần thiêt, để đề phòng trường hợp xấu có thể tự chữa trị tại nhà, vì hiên tại chi phí điều trị ở bệnh viện rất đắt đỏ trong khi các cơ sở y tế đang quá tải, thiếu hụt y tá, bác sĩ và cả trang thiết bị vật tư y tê.
Video đang HOT
Chị Vy cho biết thêm không chỉ riêng mình găp khó khăn, có gia đình ngươi Viêt Nam qua Chennai chữa bệnh đã bị kẹt lại cả năm nay do dịch bệnh. Họ dự định sẽ vê Việt Nam trên chuyến bay tiếp theo, nhưng không rõ chuyến bay có thực hiện được không khi dịch bệnh lại đang bùng phát mạnh, khiến nhiều nước bắt đầu cấm các chuyến bay từ Ấn Độ. Gia đình họ thực sự vất vả trong quá trình điêu trị bệnh tại Ấn Độ.
Trong khi đó, anh Nguyễn Viết Thanh, nghiên cứu sinh tiến sĩ tại Đại học Nông nghiệp và Công nghệ Odisha, bang Odisha miền Đông Ấn Độ, cũng bày tỏ lo lắng về tình hình dịch bệnh gia tăng có thể ảnh hưởng đến việc học tập của mình. Trong làn sóng lây nhiễm đầu tiên, anh Thanh đã phải về Việt Nam do trường đóng cửa. Nay anh vừa quay trở lại Ấn Độ để hoàn thành chương trình học thì làn sóng thứ hai lại ập đến.
Dịch bệnh diễn biến phức tạp, nhưng điều khiến anh Thanh bất ngờ hơn cả, và lo lắng nữa, là rất nhiều bạn bè anh trong trường cũng như cả người dân ngoài đường không đeo khẩu trang. Họ cũng hay tập trung đông người trong các đền thờ, xung quanh các điểm bán đồ ăn đường phố, không khẩu trang, không gian cách. Nguy cơ dịch bệnh rình rập không đâu xa, ngay trong trường nơi anh Thanh học, một số khu ký túc xá và cả nhà khách đã được sử dụng làm nơi cách ly bệnh nhân nhiễm COVID-19.
Luôn cảnh giác với dịch bệnh, khẩu trang, găng tay, nước sát khuẩn là những hành trang không thể thiếu mỗi khi anh Thanh ra ngoài. Để giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm, anh Thanh hạn chế đến nơi đông người và thường nhờ một người bảo vệ biết nói tiếng Anh đi chợ mua đồ. Anh Thanh hy vọng dịch bệnh COVID-19 tại Ấn Độ sớm kết thúc, để trường học không bị đóng cửa một lần nữa và anh có thể yên tâm hoàn thành trọn vẹn chương trình học của mình. Anh cũng bày tỏ mong muốn tới đây sẽ được tiêm vaccine khi Ấn Độ mở rộng chương trình tiêm phòng đến những người trên 18 tuổi, để được yên tâm hơn phần nào khi ở giữa tâm bão COVID-19 của thế giới.
Theo Tham tán Đỗ Thanh Hải, Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ, trước khi dịch COVID-19 bùng phát, cộng đồng người Việt tại Ấn Độ có khoảng trên 1.000 người, sang Ấn Độ vì nhiều mục đích khác nhau như kết hôn, du học, tu tập, công tác. Ngoài ra, còn có một số người đi tham quan, chữa bệnh nhưng bị kẹt lại.
Ngay khi dịch bệnh bùng phát, cơ quan đại diện ngoại giao tại địa bàn đã cố gắng thu xếp các chuyến bay để đưa bà con tại Ấn Độ và các nước Nam Á khác về nước tránh dịch. Hiện nay chỉ còn khoảng gần 100 người Việt ở lại học tập, lao động rải rác ở nhiều thành phố trên khắp Ấn Độ. Đại sứ quán thường xuyên liên hệ với đại diện của các nhóm cộng đồng, nắm bắt tình hình bà con, duy trì đường dây nóng để hỗ trợ thủ tục lãnh sự, bảo hộ công dân khi cần thiết. Hiện tại khi chính quyền Delhi đang thực thi lệnh phong tỏa gắt gao và các xe bình thường không được lưu thông, Đại sứ quán đã cử cán bộ mua và cung cấp lương thực, thực phẩm tiếp tế cho những bà con gặp khó khăn.
Trong làn sóng dịch bệnh thứ hai đang bùng phát mạnh, nhiều bà con có nhu cầu hồi hương để tránh dịch bệnh. Tuy nhiên, Đại sứ quán chưa nhận được thông tin khẩn cấp nào từ cộng đồng, trừ một số kỹ sư người Việt Nam tham gia dự án xây dựng trụ sở Đại sứ quán bị nhiễm COVID-19 ở thủ đô New Delhi.
Trong bối cảnh dịch bệnh bùng phát dữ dội hiện nay, Đại sứ quán phải chuyển sang hình thức làm việc từ xa nhưng vẫn duy trì các hoạt động cơ bản để phục vụ công tác bảo hộ công dân khi cần thiết. Một cán bộ của Đại sứ quán cũng đã bị nhiễm bệnh, hiện đang cách ly, sức khỏe ổn định và có tiến triển tích cực.
Trước đó, Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ đã ban hành kế hoạch ứng phó với đại dịch COVID-19, trong đó nêu các biện pháp cụ thể, như rà soát và bổ sung thuốc men, trang thiết bị y tế cá nhân, liên hệ trước với một số bệnh viện để kiểm tra giường bệnh và phương án chữa trị, sẵn sàng triển khai các phương án hành động, ứng phó bình tĩnh, hiệu quả với mọi tình huống, kể cả trong trường hợp xấu nhất khi có người tử vong do COVID-19.
Thủ tướng Singapore nhận định ký kết RCEP là một bước tiến lớn đối với thế giới
Theo phóng viên TTXVN tại Singapore, phát biểu tại Hội nghị cấp cao các nhà lãnh đạo Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) trước lễ ký, Thủ tướng Singapore khẳng định việc ký kết RCEP "là một bước tiến lớn đối với thế giới, vào thời điểm khi mà chủ nghĩa đa phương đang mất dần chỗ đứng và tăng trưởng toàn cầu đang chậm lại".
Bộ trưởng Chan Chun Sing ký RCEP dưới sự chứng kiến của Thủ tướng Lý Hiển Long. Ảnh: MCI/TTXVN
Nhà lãnh đạo Singapore khẳng định việc ký kết RCEP cho thấy "cam kết tập thể của chúng ta đối với việc duy trì các chuỗi cung ứng mở và kết nối, đối với việc thúc đẩy thương mại tự do hơn và sự phụ thuộc lẫn nhau chặt chẽ hơn, đặc biệt trong bối cảnh khi đối mặt với dịch bệnh viêm đường hô hấp COVID-19, các nước trở nên hướng nội và theo xu hướng bảo hộ hơn".
Ông cũng lưu ý rằng sự đa dạng của các nước tham gia RCEP cho thấy các nền kinh tế ở những giai đoạn phát triển khác nhau đều có thể hợp tác với nhau và đóng góp cho sự phát triển của nhau, cũng như cho hệ thống thương mại đa phương. Thủ tướng Lý Hiển Long cho rằng sự đa dạng này và những mối liên kết mạnh mẽ giữa các nước tham gia với Mỹ, châu Âu và các nước còn lại trên thế giới cũng phản ánh tính bao trùm và rộng mở của hiệp định.
Thủ tướng Singapore hy vọng Ấn Độ sẽ tham gia RCEP trong tương lai để thỏa thuận thương mại này phản ánh được đầy đủ các mô hình hội nhập và hợp tác khu vực ở châu Á.
RCEP là Hiệp định thương mại lớn nhất thế giới được ký kết giữa 10 nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) với Australia, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và New Zealand sau 8 năm đàm phán. Hiệp định bao trùm gần 1/3 dân số thế giới và đóng góp khoảng 30% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu.
RCEP sẽ loại bỏ tới 90% thuế nhập khẩu giữa các nước thành viên của Hiệp định trong vòng 20 năm kể từ khi có hiệu lực và cải thiện khả năng tiếp cận thị trường đối với hàng hóa và dịch vụ bên trong khu vực. RCEP cũng thiết lập một bộ nguyên tắc thương mại chung và bao gồm các lĩnh vực phi truyền thống không có trong các hiệp định đang tồn tại, như thương mại điện tử, chính sách cạnh tranh và quyền sở hữu trí tuệ.
Hiệp định sẽ có hiệu lực khi 6 nước thành viên ASEAN và 3 nước đối tác phê chuẩn.
Lãnh đạo Đông Á đánh giá cao vai trò chủ tịch ASEAN của Việt Nam Các lãnh đạo tham gia Hội nghị Cấp cao Đông Á đánh giá Việt Nam đã thành công trong điều phối nỗ lực chung, tăng cường hợp tác và ứng phó Covid-19. Đánh giá được các nước đưa ra trong Hội nghị Cấp cao Đông Á (EAS) do Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì chiều tối 14/11 tại Hà Nội, với sự...