Tâm lý con cua: Không ăn được thì đạp đổ
Tâm lý con cua có thể ảnh hưởng mạnh mẽ đến suy nghĩ, hành động, lời nói của một người trong nhiều tình huống khác nhau.
Tâm lý con cua (Crab Mentality) là một hiện tượng mà mọi người phản ứng một cách tiêu cực về suy nghĩ, lời nói hoặc hành động của họ đối với những người đi trước họ, mặc dù có thể họ không mong đợi sẽ có lợi ích trực tiếp khi làm như vậy. Trong tiếng Việt có câu: “Không ăn được thì đạp đổ” cũng mang ý nghĩa tương tự.
Ví dụ, tâm lý con cua có thể khiến bạn nản lòng và tìm cách phá một người nào đó khi họ bắt đầu có thành tích ở trường hoặc cơ quan, đơn giản vì bạn cảm thấy cay đắng hoặc phẫn nộ khi mình không được như họ trong khi mình cũng vật lộn với công việc.
Tên của hiệu ứng tâm lý này xuất phát từ một câu chuyện về những con cua ở trong xô. Nhà văn người Philippines, Ninotchka Rosca – người đặt tên cho hiệu ứng này, đã quan sát những con cua nằm trong một chiếc xô. Bà nhận thấy nếu chỉ có một con cua thì nó có thể dễ dàng bò ra ngoài được, nhưng nếu cho nhiều con cua vào một chiếc xô thì chúng không thể thoát ra khỏi vì liên tục kéo nhau xuống.
Một ví dụ về tâm lý con cua là một người lan truyền những tin đồn ác ý ở nơi làm việc của họ về một đồng nghiệp sắp được thăng chức, mặc dù họ không nhận được bất kỳ lợi lộc gì từ việc lan truyền những tin đồn đó.
Hay khi nói đến tài chính của bạn, nếu bạn đã cố gắng xoay sở để trả hết các khoản nợ của mình sau một khoảng thời gian khó khăn, những người trong gia đình bạn không đạt được tiến bộ tương tự có thể sẽ chế giễu thành tích của bạn.
Hoặc khi bạn bắt đầu cố gắng tập thể dục và cải thiện thể chất bằng chế độ ăn uống hợp lý sau một khoảng thời gian dài bỏ bê bản thân, thì những người không thể làm điều tương tự như vậy có thể cố gắng phá hoại sự tiến bộ của bạn bằng cách chê bai, bàn lùi hoặc phán xét.
Sự nguy hiểm của tâm lý con cua
Tâm lý con cua có thể gây hại cho hiệu suất làm việc, học tập của những người mà nó đang nhắm đến, và cũng có thể làm tổn thương họ theo những cách khác nhau, chẳng hạn như khiến họ cảm thấy bị cô lập.
Tâm lý con cua cũng có thể cản trở khả năng làm việc theo nhóm và cả khả năng cộng tác với nhau.
Tâm lý con cua khiến cho môi trường chung của nhóm trở nên khó chịu và tiêu cực.
Tâm lý con cua có thể khiến người mắc phải lãng phí thời gian của mình vào những việc vô ích.
Tâm lý con cua khuếch đại những cảm xúc tiêu cực, chẳng hạn như tham lam, ghen tị, ích kỉ.
Tâm lý con cua cũng khiến mọi người hành động theo cách mà xã hội không mong muốn, do đó nó cũng đẩy người khác ra xa.
Tại sao mọi người có tâm lý con cua?
Video đang HOT
Có nhiều nguyên nhân khác nhau khiến một người mắc phải tâm lý con cua.
Đầu tiên, trong một số trường hợp, tâm lý con cua được thúc đẩy bởi động cơ cảm xúc. Chẳng hạn như khi mọi người muốn cảm thấy tốt hơn về bản thân mình. Ví dụ, tâm lý con cua được sử dụng như một công cụ để đối phó với sự đố kị, hoặc như một cách để khiến ai đó cảm thấy tốt hơn về địa vị của chính họ, bằng cách hạ thấp thành tích của người khác.
Thứ 2, tâm lý con cua có liên quan đến nhiều thành kiến nhận thức, trong đó có xu hướng tổng bằng không, tức là một ai đó tin rằng lợi ích của người khác sẽ phải trả giá bằng tổn thất của họ.
Tương tự, một thành kiến khác có thể khiến mọi người có tâm lý con cua là hiệu ứng đoàn tàu, là thành kiến khiến mọi người suy nghĩ và hành động theo một cách nhất định, bởi họ tin rằng những người khác cũng đang làm như vậy. Ví dụ, tâm lý con cua có thể lây lan trong một nhóm xã hội như một nhóm bạn hoặc một nhóm đồng nghiệp, khi mọi người bắt đầu thể hiện tâm lý này vì họ thấy những người khác cũng làm như vậy.
Dấu hiệu của tâm lý con cua
Sẽ rất hữu ích nếu bạn có thể biết liệu một ai đó, hay ngay cả chính bạn có tâm lý con cua hay không.
Dấu hiệu chính của tâm lý con cua là ai đó thường cố gắng ngăn cản hoặc phá hoại người khác trong khi họ không nhận được lợi ích trực tiếp nào khi làm vậy.
Ngoài ra, các dấu hiệu khác có thể cho thấy ai đó mang tâm lý con cua bao gồm:
- Có xu hướng nói xấu về người khác.
- Có xu hướng phản ứng tiêu cực với thành tích của người khác.
- Cố gắng tham gia vào thành tích của người khác nhằm hạ thấp họ.
- Xem thành tích của người khác là phản ánh tiêu cực về bản thân.
- Có xu hướng cảm thấy những người khác đang cạnh tranh trực tiếp với mình, ngay cả khi không phải như vậy.
- Thể hiện sự hài lòng, thỏa mãn trước bất hạnh của người khác.
- Thiếu lòng trắc ẩn đối với người khác.
- Không có khả năng làm việc, cộng tác cùng người khác.
- Có xu hướng phàn nàn và chỉ trích liên tục mà không có bất kì nỗ lực nào trong việc giải quyết vấn đề.
- Bất an và cay đắng cho khả năng, thành tích hoặc địa vị của chính mình.
Làm thế nào để tránh tâm lý con cua
Bước đầu tiên để tránh mắc phải tâm lý con cua là nhận ra thực tế rằng bạn đang thể hiện nó hoặc bạn sắp làm như vậy. Bạn có thể làm điều này bằng cách xem qua các dấu hiệu phổ biến của tâm lý con cua, nhưng điều quan trọng chính cần xem xét là liệu suy nghĩ, hành động và lời nói của bạn có đang ngăn cản hay phá hoại ai đó mà không có lý do chính đáng hay không.
Khi bạn nhận ra mình đang có tâm lý con cua, bạn nên cố gắng giải quyết các vấn đề tiềm ẩn đằng sau nó. Thêm nữa, hãy thúc đẩy bản thân bằng những suy nghĩ tích cực để tránh tâm lý này. Ví dụ, thay vì bị ám ảnh bởi những gì người khác đang làm và đạt được, bạn có thể cố gắng và tập trung vào mục tiêu và sự tiến bộ của chính mình.
Tương tự, bạn có thể cố gắng tìm kiếm những khía cạnh tích cực trong thành tích của người khác. Thay vì cảm thấy cay đắng về những gì người khác có được, bạn có thể cân nhắc xem mình có thể học được gì từ họ.
Nhìn chung, để tránh tâm lý con cua, bạn nên nhận ra rằng đây là vấn đề của bạn, sau đó giải quyết các vấn đề khiến bạn trở nên như vậy, đồng thời sửa đổi suy nghĩ của mình bằng cách tập trung vào các bài học mà bạn có thể học được từ người khác.
Nhiều phụ nữ mắc kẹt với cảnh bị ngược đãi trong hôn nhân
'Tôi cũng có lỗi' hay 'Chỉ lần này mới vậy' rồi 'Anh ấy sẽ thay đổi', là những câu nói phổ biến tiến sĩ Geraldine Tan thường nghe từ các nạn nhân bị lạm dụng trong hôn nhân.
Sự lạm dụng có thể xuất hiện dưới nhiều hình thức từ lời nói, cảm xúc đến tâm lý, thể chất.
Theo Channel News Asia, sự lạm dụng có thể xuất hiện dưới nhiều hình thức từ lời nói, cảm xúc đến tâm lý, thể chất hay thậm chí gây áp lực thông qua tài chính.
"Phổ biến nhất là hành về tâm lý và thể chất. Ban đầu, nó sẽ được thể hiện bằng các hành vi gây hấn, dù điều đó hướng đến bạn hay người khác thì đây vẫn là một dấu hiệu đáng cảnh báo", Shriveen Naidu, luật sư về gia đình và ly hôn tại Withers KhattarWong, cho biết.
Những nạn nhân tiến sĩ Geraldine Tan, giám đốc kiêm nhà tâm lý học tại The Therapy Room, từng tiếp xúc thường là những người có học thức, thông minh và tài giỏi trong công việc. Tuy nhiên, bà cho biết nghịch lý là họ hoàn toàn bất lực khi đối mặt với việc bị ngược đãi ở chính ngôi nhà của mình.
Nhiều nạn nhân bị ngược đãi trong hôn nhân chọn cách im lặng vì sợ bạn đời gặp rắc rối.
Muôn kiểu lạm dụng trong hôn nhân
Lim Fung Peen, luật sư gia đình tại Yuen Law LLC, nói: "Định nghĩa thuật ngữ 'abuse' (tạm dịch: lạm dụng) trong hôn nhân rất phức tạp và có tính chủ quan. Tôi biết nhiều phụ nữ đã chịu cảnh ngược đãi trong nhiều năm. Luôn có nhiều lý do khiến họ không thể thoát ra. Họ không muốn chồng mình gặp rắc rối".
Luật sư Naidu cho hay có nhiều dấu hiệu cho thấy người phụ nữ đang bị lạm dụng.
Khi người chồng nói những lời thiếu tế nhị, không tôn trọng hoặc hạ thấp vợ mình, đó có thể là biểu hiện của sự lạm dụng bằng lời nói. Còn ngược đãi tâm lý thường được nhận thấy qua việc kiểm soát quá đà.
"Họ sẽ cố gắng hạn chế bạn gặp người thân, bạn bè và luôn đòi hỏi được biết vị trí, lịch trình cụ thể của bạn. Đôi khi việc lạm dụng tâm lý còn xuất hiện dưới hình thức nhắn tin liên tục. Điều này sẽ làm tinh thần người phụ nữ bị suy sụp. Thậm chí, có nhiều hình thức thao túng tâm lý rất tinh vi và khiến nạn nhân tin rằng tất cả là lỗi của họ và bản thân xứng đáng bị như vậy", Tan bổ sung.
Hành vi thao túng tâm lý trong hôn nhân ngày càng trở nên tinh vi và khó nhận diện hơn.
Theo Naidu, bất kỳ điều gì gây nên sự sợ hãi bao gồm cả việc đe dọa, chửi bới và đánh đều được coi là lạm dụng thể chất. Ngay cả khi người trực tiếp gánh chịu điều đó là con cái hay một thành viên khác trong gia đình, nó vẫn sẽ tạo ra một môi trường không lành mạnh khiến cho người vợ gặp ám ảnh và hoảng sợ.
Thêm vào đó, hành vi chiếm giữ tài sản và từ chối chu cấp cho vợ cũng như con cái của mình sẽ được coi là lạm dụng tài chính. Luật sư Lim ví dụ về trường hợp nhiều phụ nữ phải cố gắng bươn chải để nuôi con, trong khi không nhận được bất cứ sự hỗ trợ nào từ chồng.
"Hãy tìm sự giúp đỡ chứ đừng đau khổ trong im lặng"
"Điều đầu tiên bạn cần phải làm khi cảm thấy nguy hiểm đó là chia sẻ trực tiếp với người thân hoặc bạn bè. Hãy chia sẻ cho họ biết những gì bạn đã phải trải qua cả về lời nói hoặc thể chất", Naidu đưa ra lời khuyên.
Cô cho rằng điều này sẽ giúp những người xung quanh biết được tình trạng khó khăn của nạn nhân và có thể giúp đỡ hoặc can thiệp kịp thời. Không chỉ vậy, trò chuyện với những người thân yêu cũng là một cách để giải tỏa tinh thần cũng như giúp xóa đi cảm giác tiêu cực.
Cô nói thêm: "Họ cũng có thể cùng bạn đối mặt với kẻ bạo hành và đóng vai trò như một nhân chứng. Nếu cảm thấy mình sự an toàn của mình bị đe dọa, hãy mang theo những đồ đạc quan trọng và cùng con rời khỏi nơi đó ngay lập tức. Phải dọn hết đồ đạc như thể bạn sẽ không bao giờ quay trở lại nữa".
Cách tốt nhất để thoát ra khỏi cảnh bị lạm dụng là đứng lên tìm sự giúp đỡ.
Trong trường hợp nguy hiểm cận kề hoặc đã có những tổn thương về mặt thể chất, nạn nhân cần báo cảnh sát càng sớm càng tốt.
Lim cho biết: "Điều này nhằm đảm bảo họ sẽ được cung cấp sự chăm sóc y tế phù hợp. Đồng thời cũng có được một báo cáo y tế chính xác để làm bằng chứng hữu ích khi ra tòa".
Naidu chia sẻ đối với nạn nhân bị lạm dụng về lời nói, họ nên nói chuyện với một cố vấn trước hoặc nhận tư vấn pháp lý với luật sư có chuyên môn, bởi họ sẽ có kinh nghiệm thực tế để đưa ra lời khuyên phù hợp.
"Hãy tìm sự giúp đỡ chứ đừng đau khổ trong im lặng. Nhiều nạn nhân thường chịu đựng những gánh nặng một mình. Hãy nói chuyện với người có thể giúp bạn thoải mái hơn", cô tâm sự.
Nói lời cay nghiệt cho 'sướng mồm', vợ nhận cái kết đắng chát Lời nói được xem như phương tiện giao tiếp và nội dung lời nói có tính 2 mặt. Khi nói lời cho sướng bản ngã, thỏa mãn sự bực tức trong lòng nhưng làm đau người khác sẽ để lại hậu quả đáng tiếc. Một mặt, nếu lời nói có tính tích cực thì xem như gợi mở về một cảm xúc nồng...