Tấm lưng “gợi cảm” của bác sĩ nói hộ nỗi khát khao thầm kín của nhiều người: Hết dịch nhất định đi ăn “sập” Sài Gòn
Những dòng chữ trên lưng áo bảo hộ của bác sĩ nói hộ nỗi thèm thuồng của nhiểu người hàng quán đóng cửa: Hết dịch, nhất định phải ra ngoài ăn một bữa cho đã đời!
Trong những bộ đồ bảo hộ chuyên dụng mặc trong ca trực chăm sóc bệnh nhân nhiễm virus Sars-coV-2, khó có thể nhận ra ai với ai. Các bác sĩ đã nghĩ ra cách ghi tên lên lưng áo để tự “đánh dấu” mình, đồng nghiệp và các bệnh nhân có thể dựa vào chữ mà nhận diện.
Nhưng thay vì đơn giản là ghi tên, những người có tính hài hước lại nghĩ ra cách độc đáo hơn để điểm danh. Như bác sĩ Dương Mình Tuấn, một bác sĩ theo đoàn chi viện từ Hà Nội vào thành phố Hồ Chí Minh chống dịch chẳng hạn. Anh đã ghi… nguyên một menu đồ ăn lên lưng áo. Nào là cơm tấm, bánh xèo, mì vịt tiềm, lẩu dê, nào là sủi cảo, cơm gà, bún mắm… Toàn những món “gợi cảm” khiến dân tình thèm thuồng, nhất là khi hàng quán ở Sài Gòn đã nghỉ bán hết để phòng dịch.
Thật sự trớ trêu, khi một món trong menu này, bác sĩ Tuấn cũng khó lòng được nếm, vì anh đang trong một chuyến công tác khác thường. Và cũng vì, mỗi khi vào ca trực, khi đã mặc vào đồ bảo hộ, tất cả các bác sĩ đều cố gắng nhịn lâu nhất có thể, không ăn uống, không đi vệ sinh, thậm chí không chạm đến khẩu trang.
Điều thú vị nhất là ở chỗ, những dòng chữ ghi trên lưng áo bác sĩ trẻ cũng là nỗi thèm thuồng của nhiều người trong lúc này. Thực ra chẳng phải người ta thèm ăn. Khéo tay một chút thì món gì cũng nấu được, ngon chẳng kém gì ăn tiệm. Nhưng cái khiến người ta thèm nhất chính là không khí nhộn nhịp của hàng quán, sự náo nhiệt của việc đưa nhau ra đường ăn uống. Thôi thì, đành ăn trong tâm tưởng, ghi vào để nhắc nhớ, rằng khi hết dịch nhất định sẽ được bung xoã.
Những dòng chữ “gợi cảm” trên lưng áo bác sĩ.
Những dòng chữ thú vị trên lưng áo bác sĩ trẻ tuổi đã khiến dân tình thích thú vì sự hài hước, ngộ nghĩnh cũng như năng lượng tích cực anh mang lại. Có người chòng ghẹo: ” Ủa vậy chứ lúc cần, người ta phải gọi: Bác sĩ Dê, bác sĩ Xèo, bác sĩ Pate ơi hay sao anh? “. Không biết có bệnh nhân nào gọi thế không, nhưng chắc họ cũng giống chúng ta, bất giác mỉm cười khi thấy những dòng chữ này. Bác sĩ Dương Mình Tuấn còn tiết lộ, mỗi ngày anh ghi một thực đơn khác nhau trên lưng áo.
Bác sĩ Tuấn hiện đang là bác sĩ chuyên khoa I chuyên ngành nội khoa, công tác tại Bệnh viện Bạch Mai. Anh cũng đồng thời là một Facebooker nổi tiếng, thường có những câu chuyện được chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội về góc nhìn cuộc sống, về ngành y. Chính việc lan tỏa những năng lượng tích cực đã giúp bác sĩ trẻ này nhận được sự yêu mến của nhiều người.
Một bức thư mà người bạn nhỏ gửi tặng bác sĩ Tuấn.
Ngoài công tác tại bệnh viện, bác sĩ Tuấn còn là một cây bút trẻ. Anh là tác giả 2 cuốn tản văn mang tên “Lạc Quan gặp Niềm Vui ở quán Nỗi buồn và những chuyện chưa kể” và “Những đứa trẻ không bao giờ lớn”. Đây đều là những câu chuyện và trải nghiệm thật của anh trong cuộc sống, công việc và gia đình.
Bài đăng thu hút 46 nghìn like của cặp đôi ly thân suốt 2 năm, chồng tai nạn nghiêm trọng vợ gạt hết tất cả chăm sóc rồi "cứu" cả cuộc hôn nhân!
"Sau bao ngày không có tin tức, lần đầu em được bác sĩ cho vào gặp anh, anh vẫn nằm đó với đủ loại máy móc quanh người.
Anh vẫn mê man, quằn quại vô vọng trong cơn đau", Loan Trần chia sẻ.
Đúng là hoạn nạn mới thấu tỏ lòng nhau. Trong cuộc sống, trải qua các biến cố, người ta mới lại càng yêu thương, quý trọng hơn những mối quan hệ của mình. Họ cũng nhận ra được ai là những người coi trọng mình, biết hi sinh cho cuộc sống của mình.
Với vợ chồng, đôi lúc những sự cố bất ngờ lại giúp các nhân vật trong cuộc "cứu vớt" được mối quan hệ rơi vào khoảng lặng.
Như câu chuyện thu hút đến 46 nghìn like của Loan Trần khi tham gia cuộc thi "Thử thách mùa hè "Gửi tim thương mến" trong group Yêu Bếp cũng vậy. Loan Trần đã gửi cho chồng một lá thư, cũng là nỗi lòng cô muốn bày tỏ sau những giông bão đã qua.
Bài đăng thu hút 46 nghìn like.
Video đang HOT
Đêm kinh hoàng khiến người phụ nữ không quên
"Gửi ba Min!
Em và anh từ ngày quen nhau tới giờ đã 11 năm rồi đấy, chúng ta chưa từng viết thư cho nhau...
Khi còn yêu mọi thứ với em đều màu hồng, em đã từng mơ ước về một gia đình hạnh phúc, một tương lai tốt đẹp mà em và anh sẽ tạo ra.
Nhưng người tính sao bằng trời tính, khi chúng ta về chung một nhà hơn 1 năm thì tai họa đã ập tới, anh phạm một sai lầm mà em đã nghĩ em không bao giờ có thể tha thứ được. Anh đẩy mẹ con em vào tận cùng của nỗi khổ. Em đã rất hận anh!
Và rồi chúng ta không tìm được tiếng nói chung, cuộc sống gia đình mỗi ngày thêm ngột ngạt, bao lần em làm đơn ly hôn nhưng anh đều không kí. Vậy là cuối cùng em quyết định sống ly thân để cả 2 tự nhìn nhận lại mình.
Và từ đó em một mình nuôi con. Anh thì vẫn không quên về thăm con mỗi khi rảnh.
Cuộc sống nơi đất khách quê người thật chẳng dễ dàng anh biết không, không người thân, không bạn bè, em ôm con đi thuê căn nhà nhỏ hơn vì căn nhà cũ mình em không trả nổi tiền thuê nhà.
Thế rồi 2 năm trôi qua, 2 mẹ con cứ thế nương tựa vào nhau mà sống, mọi người quen với hình ảnh em là mẹ đơn thân.
Vào một đêm mưa bão lớn, em nhận được tin như sét đánh ngang tai. Anh gặp tai nạn giao thông nghiêm trọng khi đang trên đường đi làm về.
Em còn nhớ mãi cuộc điện thoại đó, vì là số lạ nên nửa đêm em ngập ngừng không nghe.
Rồi chẳng hiểu sao em lại bắt máy, em nhớ mãi câu nói của anh lúc ấy: Em à, anh gặp tai nạn rồi, rách mồm miệng, gãy chân tay rồi, em xuống với anh được không? rồi cúp máy.
Ban đầu em còn tưởng trò đùa ác ý của anh. Em gọi lại số lạ thì được biết anh gặp tai nạn nghiêm trọng, trong cơn mê man giữa trời mưa tầm tã, mọi người hỏi số điện thoại người nhà và anh chỉ nhớ duy nhất số của em".
Loan Trần và chồng có một cuộc hôn nhân tưởng chừng rơi vào khoảng lặng, đi đến những ngày cuối cùng. Thế nhưng, vào giây phút ngặt nghèo nhất cuộc đời, bố của con trai cô vẫn muốn cậy nhờ, nhớ đến cô để giúp đỡ.
Tình trạng của chồng Loan sau tai nạn.
Những tháng ngày đi lại từ Hòa Bình - Hà Nội chăm chồng
"Ngay trong đêm hôm đó anh được người nhà đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Việt Đức, cũng là một đêm em không ngủ nổi.
Anh trải qua 2 ca phẫu thuật trong nhiều giờ đồng hồ, hôn mê bất tỉnh 7 ngày liền trong phòng chăm sóc đặc biệt, không có bất cứ tin tức gì từ anh.
Em và con cứ chờ tin anh trong vô vọng, ngày nào cũng cầu nguyện cho anh, lại nghe được tin anh phải chuyển qua phòng hồi sức tích cực vì anh không thể tự thở do sức khoẻ yếu và anh đã bị viêm phổi nặng.
Sau bao ngày không có tin tức, lần đầu em được bác sĩ cho vào gặp anh, anh vẫn nằm đó với đủ loại máy móc quanh người. Anh vẫn mê man, quằn quại vô vọng trong cơn đau. Em đã không nhận ra anh vì anh gầy và xanh quá.
Em đã thì thầm vào tai anh, động viên anh cố gắng, mắt anh nhắm nhưng 2 dòng nước mắt chảy dài, bàn tay phù lên đầy dây cứ nắm tay em.
Sau 7 ngày nằm hồi sức tích cực anh lại được chuyển xuống phòng thường. Tuy ở đây hơi chật chội bí bách nhưng bác sĩ nói chuyển xuống đây đã là kì tích rồi, anh chạy thi với tử thần và đã thắng.
Anh điều trị ở đây sẽ không có y bác sĩ chăm sóc, em và người nhà chăm anh, nhưng còn con ở nhà nữa.
Vậy là sáng em bắt xe từ Hòa Bình xuống Hà Nội chăm anh, chiều em lại bắt xe về nhà để kịp giờ đón con đi học về và chăm con.
Hành trình gian nan ấy em vẫn quyết tâm đồng hành cùng anh. Ban ngày lo cho anh, cho con, tối về em vẫn cố gắng bán hàng thêm kiếm tiền trang trải mọi thứ.
Đã có người hỏi em sao em lại đứng ra lo toan hết mọi thứ cho anh, khi mà 2 người đã ly thân?
Em chỉ biết hết tình còn nghĩa, anh là ba của con em, em làm sao bỏ mặc được.
Em đã bỏ qua tất cả chuyện quá khứ không vui, để lo cứu anh đã.
Anh trải qua đợt phẫu thuật cuối rồi em đón anh về nhà chăm sóc, còn anh thì cứ đòi về nhà anh để bố mẹ anh chăm vì sợ em khổ.
Tấm ảnh gia đình quý giá.
Quãng thời gian anh về nhà là quãng thời gian em mệt mỏi nhất khi mọi sinh hoạt đều tại chỗ.
Ban ngày em lo chăm anh, chăm con, buổi tối em lại lo kiếm tiền. Đã có lúc em kiệt sức, em thiếu ngủ...
Nhiều lúc em mệt mỏi muốn buông xuôi, nhưng nhìn anh nhìn con, em lại tự nhủ mình cố gắng hơn.
Anh biết không, lúc ấy em là trụ cột gia đình, em chăm anh chăm con, vẫn phải lo kiếm tiền. Em vừa làm 'y tá' chăm anh mỗi ngày, kiêm luôn 'bác sĩ Vật lý trị liệu' cho anh.
Lại còn kiêm cả mát tơ chép nấu đủ 3 bữa cơm một ngày và 1 cữ nước ép rau củ quả cho cả gia đình với niềm tin ăn uống đủ chất chắc chắn anh sẽ hồi phục tốt hơn.
Cuộc sống gia đình mình khoảng thời gian ấy là mệt mỏi xen lẫn khó khăn.
Nhưng em chưa khi nào nhụt chí, càng khó khăn em lại càng mạnh mẽ hơn!
Em cứ tự nhủ, đâu đây ngoài kia còn nhiều người khổ hơn em rất nhiều, mình vẫn còn may mắn phải không anh vì mình còn nhìn thấy nhau mỗi ngày.
Từng giai đoạn anh hồi phục như kì tích anh biết không?
Lúc anh tập nằm nghiêng, hay lúc em xốc nách anh tập ngồi dựa tường, xốc nách anh tập ngồi xe lăn, làm chỗ dựa cho anh tập đi bằng nạng. Em nhỏ bé nhưng ý chí của em lớn lắm đấy anh biết không?
Nhiều lúc em có cáu gắt, càm ràm cũng chỉ vì em mệt mỏi quá thôi. Anh gọi cần em, con gọi cần mẹ, em chỉ muốn phân thân để vẹn đôi đường.
Chẳng phụ lòng chăm sóc của em, anh phục hồi rất tốt. Sắp tới còn cuộc phẫu thuật nữa, em chỉ mong anh luôn khỏe để em, anh và con chúng ta lại cùng tiếp tục hành trình chữa trị cho anh.
Loan đã có những bữa cơm gia đình đúng nghĩa.
Em tin chỉ cần anh cố gắng anh sẽ đi lại được, đừng mặc cảm gì hết, đừng nghe những lời nói ác cảm của ai đó, cứ cố gắng vì em vì con nhé. Chúng ta cùng làm lại.
Em đam mê bếp núc, anh là người biết rõ nhất, nhưng vì hoàn cảnh hiện tại mà em tạm gác ước mơ lại đã, để chăm lo cho gia đình mình...
Có được gia đình yên ấm như bây giờ em đã phải đánh đổi rất nhiều, em đã đánh cược với số phận 1 lần nữa, vậy nên anh phải mau khỏe đấy.
Anh đã hứa đợi anh đi lại được, anh bù đắp cho hai mẹ con, cố gắng thực hiện anh nhé.
Hai mẹ con lúc nào cũng thương anh!".
Sau tất cả, tố ấm hạnh phúc của Loan Trần lại lần nữa trọn vẹn thật sự. Cô đã cùng chồng mình có các bữa cơm gia đình bên nhau. Chồng cô sau tất cả lại như thành người khác. Anh yêu thương vợ con, phụ vợ những việc nhỏ nhặt...
Họ cũng đã có tấm ảnh gia đình đầu tiên vào Tết năm 2021. Bé con của cả hai hạnh phúc vì có đủ ba, đủ mẹ. Tất cả những điều ấy khiến Loan Trần hạnh phúc vô cùng.
Vậy mới nói, đôi khi một biến cố xảy đến để người ta thay đổi thực tại cuộc sống. Và với Loan Trần, nhờ có trái tim dũng cảm và sự mạnh mẽ đồng hành, cô lại lần nữa có được hạnh phúc mà những tưởng mình đã đánh rơi.
Xúc động hình cảnh các chiến sĩ công an dầm mưa suốt đêm, căng mình trực chốt kiểm dịch Covid-19 Dưới cơn mưa tầm tã, lực lượng tuyến đầu chống dịch vẫn túc trực tại các điểm ra vào nơi khoanh vùng có dịch để kiểm soát người và phương tiện. Dich bệnh Covid-19 đang có những diễn biến ngày càng phức tạp, ngoài những nhân viên ý tế, các bác sĩ trực tiếp điều trị cho bệnh nhân, thì các chiến sĩ...