Tấm lòng người Việt ở Hungary với đồng bào từ Ukraine lánh nạn
“Cộng đồng người Việt ở Hungary ai cũng có công việc bận rộn của mình, nhưng mọi người sẵn sàng dành nhiều thời gian công sức giúp đồng bào mình lúc hoạn nạn” – chị Phan Bích Thiện, Phó Chủ tịch Hiệp hội người Việt Nam tại Hungary nói về những nỗ lực giúp đỡ người Việt từ Ukraine.
Khi bắt đầu có những người từ Ukraine sang các nước lân cận lánh nạn, cộng đồng người Việt ở Hungary cùng Đại sứ quán đã họp bàn phương án chuẩn bị hỗ trợ đón bà con. Ban hỗ trợ bà con từ Ukraine được hình thành – chị Phan Bích Thiện, Phó Chủ tịch Hiệp hội người Việt Nam tại Hungary cho biết.
Là người đã có những trải nghiệm chiến tranh, chị Thiện chia sẻ: “Khi chiến sự bùng phát tôi rất bất ngờ. Nhưng rồi tôi nghĩ chắc chắn sẽ có ảnh hưởng. Tôi cũng từng trải qua chiến tranh, bản thân tôi từng chạy bom hồi năm 1972 ở Hà Nội, nhà tôi khi ấy ngay gần Hồ Tây, lúc đó mới 4 tuổi nhưng tôi vẫn nhớ rất rõ. Mỗi cuộc chiến tranh đều ảnh hưởng đến người dân”.
Nhưng dù có trải qua chiến tranh như chị Thiện hay không, rất nhiều anh chị em trong cộng đồng đã nhanh chóng vào cuộc. Khi bắt đầu có nhiều người dân Ukraine đi lánh nạn, anh chị em trong cộng đồng xác định sẽ có người Việt di tản sang. Vì thế nên khi họp ban hỗ trợ mọi người đều rất tích cực.
Sẵn sàng đón người Việt từ Ukraine đến ga tàu ở Budapest. Ảnh: Chị Phan Bích Thiện cung cấp.
Video đang HOT
Khi nghe tin đoàn đầu tiên 24 người từ Kiev đến thủ đô Budapest của Hungary, Ban hỗ trợ đã chuẩn bị sẵn mọi phương án từ chỗ ở, ăn uống hỗ trợ bà con. Đại sứ Việt Nam tại Hungary Nguyễn Thị Bích Thảo cùng mọi người trong ĐSQ đích thân đến thăm hỏi đoàn – chị Thiện cho biết.
Ở các thành phố Nyireghaza gần biên giới, những người Việt ở đây cũng tình nguyện giúp đỡ đồng bào. Đồ dùng thiết yếu được quyên góp từ Budapest chở tới biên giới, cũng hoàn toàn do mọi người trong cộng đồng tình nguyện đưa đi.
Liên tiếp những ngày qua, anh chị em trong cộng đồng bận rộn đón các đoàn sang, trong đó có em bé nhỏ nhất là 5 tháng tuổi. Theo thông tin mới nhất từ Bộ Ngoại giao, đến 9h35 ngày 5/3, ĐSQ và bà con tại Hungary đã đón, hỗ trợ cho khoảng 170 kiều bào từ Ukraine. Họ có thể lái xe thẳng đến Budapest, đến thành phố biên giới rồi đi tàu nội địa, có người đi tàu sang – chị Thiện cho biết.
Cần thiết nhất là chỗ ở. Khi Ban hỗ trợ ra lời kêu gọi, nhiều gia đình đã tình nguyện đón tiếp đoàn: Có người đón bà con đến ngay nhà mình, có người kinh doanh khách sạn thì cho mượn một vài phòng. “Tôi có căn hộ chưa sử dụng đến nên cũng đưa bà con đến đó” – chị Thiện nói. Ít nhất đã có 15 – 20 gia đình sẵn sàng hỗ trợ chỗ ở.
Chị Phan Bích Thiện (thứ ba từ trái sang) cùng bà con tại Budapest đón đồng bào từ Ukraine. Ảnh: Chị Phan Bích Thiện cung cấp.
Đồ dùng thiết yếu cũng được quyên góp, từ chăn màn quần áo, thực phẩm ban đầu… “Tình cảm chia sẻ của cộng đồng vô cùng quý báu trong những ngày tháng khó khăn này, mọi người ai cũng hoàn toàn sẵn lòng” – chị Bích Thiện cho biết. “Cần gì là chúng tôi đưa lên nhóm Viber chung của cộng đồng. Chẳng hạn chỉ thiếu một cái đệm, vừa thông báo chỉ một vài phút là bao nhiêu đề nghị giúp đỡ”.
Trong cộng đồng người Việt ở đây có chị là giáo sư tâm lý, chị cũng đã rất sẵn sàng giúp đỡ đồng bào sau những ngày chạy loạn, nhưng rất may bà con chỉ mệt mỏi về thể chất, chưa có ai phải tư vấn tâm lý. “Tình nghĩa đồng bào thật đáng trân trọng. Ngay cả khi chia sẻ những thông tin này với phóng viên tôi cũng rưng rưng” – chị Bích Thiện tâm sự. Đặc biệt, có bác người Hungary cũng đã tình nguyện chở đoàn suốt quãng đường 200km về Budapest.
“Bà con mừng lắm, chúng tôi cũng rất xúc động. Bà con đã trải qua những ngày căng thẳng và chặng đường vất vất vả sang đây” – chị Thiện nói. “Tôi nói chuyện với bà con, có những người mới sang Ukraine, có người ở đó đã hàng mấy chuc năm, ai cũng có nỗi niềm của họ, quyết định rời bỏ Ukraine lúc này cũng không dễ dàng gì”.
Về thủ tục giấy tờ, bà con đã được Đại sứ quán hỗ trợ hoàn toàn, đặc biệt là Đại sứ, cán bộ lãnh sự – chị Thiện thông tin. “Nhiều cán bộ ĐSQ rất trẻ nhưng rất năng động. Bà con sang đây có người là công dân Ukraine, có người chưa, có người có giấy tờ hợp pháp nhưng cũng có người giấy tờ đã hết hạn, nên những ngày vừa rồi cán bộ ĐSQ rất vất vả để giải quyết thủ tục giấy tờ”.
2 tuần qua quy định của các nước Châu Âu với người nhập cảnh thay đổi hàng ngày. Hungary là một trong những quốc gia có quy định về nhập cảnh khắt khe nhất ở Châu Âu nhưng lần này đã nới lỏng hơn nhiều – chị Thiện nói. Ban đầu, Hungary chỉ cho phép người tị nạn nhập cảnh rồi đi sang quốc gia khác, nhưng khi xung đột nổ ra, Hungary mở cửa cho họ nhập cảnh một thời hạn nhất định trong 30 ngày sau đó mới đi tiếp. ĐSQ đã làm việc để cả những người Việt không có giấy tờ cũng được đóng dấu nhập cảnh. Các phương án tiếp theo trong thời gian 30 ngày sắp tới sẽ được tính tiếp, nhưng ít nhất thì ban đầu bà con đã có nơi ăn chốn ở ổn định sau những ngày đối mặt với đạn bom.
Nghĩa đồng bào của người Việt, dù ở đâu, dù lúc nào cũng đầy đặn, trân quý.
Tổng thống Nga, Pháp tiếp tục điện đàm trong ngày 20/2
Theo hãng tin TASS của Nga, ngày 19/2, Điện Kremlin xác nhận rằng Tổng thống Nga Vladimir Putin và người đồng cấp Pháp Emmanuel Macron sẽ điện đàm trong ngày 20/2.
Động thái này diễn ra trong bối cảnh tình hình tại miền Đông Ukraine đang nóng lên.
Tổng thống Nga Vladimir Putin (phải) và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron (trái) tại cuộc họp báo chung ở Moskva, Nga, ngày 7/2/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Trước đó, ngày 12/2, hai nhà lãnh đạo này đã có cuộc điện đàm kéo dài khoảng 1 giờ 40 phút, thảo luận về cuộc khủng hoảng Ukraine. Vào thời điểm đó, Tổng thống Putin đã khẳng định rằng những cáo buộc về việc Nga lên kế hoạch tấn công Ukraine là "sự suy đoán mang tính khiêu khích" và có thể dẫn đến một cuộc xung đột ở Ukraine.
Trong khi đó, Điện Elysee cho hay tại cuộc điện đàm trên, Tổng thống Macron đã nói với người đồng cấp Putin rằng những cuộc đàm phán chân thành không thể diễn ra nếu không có những nỗ lực giảm leo thang căng thẳng liên quan đến Ukraine. Cả hai nhà lãnh đạo "đều bày tỏ mong muốn tiếp tục đối thoại" về biện pháp "thúc đẩy các thỏa thuận Minsk" liên quan đến khu vực Donbass, cũng như "những điều kiện an ninh và ổn định ở châu Âu".
Tổng thống Macron cũng vừa thực hiện chuyến công du lần lượt tới Nga và Ukraine trong các ngày 7 và 8/2 và hội đàm với nhà lãnh đạo hai nước nhằm tìm cách giải quyết tình trạng căng thẳng hiện nay giữa Moskva và phương Tây.
Căng thẳng leo thang trong quan hệ Nga và phương Tây thời gian gần đây khi Mỹ và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) cho rằng có khả năng Nga triển khai hành động quân sự đối với Ukraine. Phía Moskva luôn bác bỏ và khẳng định những cáo buộc trên là động thái gây leo thang căng thẳng vô căn cứ, đồng thời nhấn mạnh Nga không gây đe dọa cho bất cứ quốc gia nào. Theo quan điểm của Moskva, việc NATO vẫn đang tìm cách mở rộng về phía Đông và đưa vũ khí vào lãnh thổ Ukraine cũng đang đe dọa trực tiếp đến an ninh của Nga.
So sánh sức mạnh quân sự của Nga và Ukraine khi căng thẳng leo thang Hiện Nga có hỏa lực quân sự mạnh hơn Ukraine, cả trên bộ, trên không và trên biển. Theo trang tin News.sky.com (Anh) ngày 19/2, Nga hiện có sức mạnh quân sự thông thường vượt trội gấp 5 lần Ukraine. Nga chiếm ưu thế áp đảo so với Nga về tiềm lực quân sự. Ảnh: Skynews Moskva có 900.000 binh sĩ đang phục...