Tấm lòng luật sư
Đi hớt tóc, tình cờ nghe chuyện về hoàn cảnh tội nghiệp của một bị cáo, vị luật sư đã lặn lội xuống tận Cà Mau bào chữa miễn phí, giúp bị cáo thoát án…
Gia đình ông TVD (ngụ Đầm Dơi, Cà Mau) và gia đình ông NHN là thông gia. Lúc sinh con đầu lòng, con gái ông N. về nhà cha mẹ. Thời gian đó không thấy ông bà thông gia sang thăm cháu, vợ chồng ông N. chạnh lòng nhưng không dám thổ lộ với ai.
Vì lời con rể, thông gia đánh nhau
Lúc sang thăm vợ con, con trai ông D. tỏ vẻ không hài lòng, chê đứa nhỏ “không bụ bẫm”. Ông N. bực bởi chỉ có vợ chồng ông chăm cháu, bên nội không thấy đâu, giờ con rể lại sang hoạnh họe nên đuổi con rể về, tuyên bố cấm cửa.
Từ đó, mỗi lần sang con trai ông D. hôm thì không được vào nhà, bữa thì xích mích với vợ chồng ông N. Nghe con kể bị ông bà thông gia làm khó, vợ chồng ông D. bèn cùng vợ chồng người em gái, con trai sang nhà ông N. nói chuyện.
Đến nơi, con trai ông D. vào trước, bị ông N. đuổi khỏi nhà, dùng tay đánh. Ông D. vào can bị ông N. đánh luôn. Vậy là hai bên ẩu đả. Em vợ ông N. ở bên cạnh cũng tham gia rồi bị thương ở mũi và tay, tổng tỉ lệ thương tật hơn 13%.
Sau đó em vợ ông N. yêu cầu ông D. bồi thường gần 8 triệu đồng tiền thuốc thang và tiền thời gian ở nhà chữa trị. Cho rằng vết thương của bà này chưa chắc do mình gây ra vì lúc ẩu đả có nhiều người, ông D. nhất quyết không chịu.
Em vợ ông N. làm đơn tố giác. Ông D. bị các cơ quan tố tụng huyện Đầm Dơi khởi tố, truy tố, kết án một năm tù về tội cố ý gây thương tích theo khoản 1 Điều 104 BLHS và buộc bồi thường cho người bị hại 8 triệu đồng. Ông D. kháng cáo kêu oan. TAND tỉnh Cà Mau sau đó đã hủy án sơ thẩm để điều tra, xét xử lại vì chưa đủ căn cứ vững chắc chứng minh ông D. gây thương tích cho người bị hại…
Bào chữa miễn phí
Cháu gái ông D. làm tại một tiệm hớt tóc mà luật sư LQQ (Đoàn Luật sư TP.HCM) thường đến. Một lần anh đến hớt tóc, cô này xin gặp kể lại vụ việc, nhờ anh tư vấn một số việc. Cô nói từ ngày ông D. bị bắt, nhà ông rơi vào cảnh cùng quẫn. Trước đó gia đình có hai vuông tôm thì nay đã phải bán đi trang trải nợ nần. Các con ông D. bỏ lên TP.HCM làm thuê. Vợ chồng người con trai vì mâu thuẫn giữa hai nhà cũng đã ly hôn.
Luật sư Q. hỏi: “Nhà ông D. có thuê luật sư không?”. Cô gái cho biết có nhờ luật sư, phí là 10 triệu đồng nhưng chỉ mới trả được một nửa. Giờ tòa phúc thẩm hủy án, họ không biết phải làm sao nữa. Luật sư Q. bèn nói cô gái nhắn gia đình ông D. gửi hồ sơ cho anh. Cô gái bảo: “Thôi anh à! Nhà chú ấy không còn tiền thuê luật sư đâu”. “Tôi giúp không lấy tiền. Cô cứ kêu họ gửi cho tôi” – luật sư Q. trả lời.
Đọc hồ sơ, luật sư Q. thấy vụ việc đơn giản, lẽ ra hai nhà chỉ cần nói chuyện nhẹ nhàng với nhau thì đã không có gì to tát. Anh tin mình có thể giúp được ông D. nên gọi điện thoại cho con trai ông. “Không! Tụi tui không có tiền thuê luật sư. Có phải anh nói xạo?” – con trai ông D. nghi ngờ. Luật sư Q. khẳng định: “Tôi sẽ bào chữa miễn phí, không lấy tiền”. Đầu dây bên kia vẫn nghi ngờ: “Làm sao tui tin. Ba tui đi tù, gia đình tui không còn gì” rồi cúp máy.
Luật sư Q. nghĩ “chắc người ta nghĩ mình nói xạo” nên xuống tận Đầm Dơi gặp gia đình ông D. Được gia đình đồng ý, anh làm thủ tục xin cấp giấy chứng nhận bào chữa rồi vào trại giam gặp ông D. Gặp anh, ông D. khóc như một đứa trẻ: “Tui nhớ nhà, nhớ vợ con. Vừa rồi ở tòa tui mới biết vợ con tui phải bán đất đi làm thuê rồi. Luật sư nói giúp là tui khỏe để họ yên tâm”. Luật sư Q. động viên ông D. Sau đó anh làm thủ tục bảo lãnh cho ông tại ngoại.
Video đang HOT
Bỏ tiền bồi thường thay bị cáo
Luật sư Q. tìm hiểu và biết người bị hại cũng thuộc dạng chạy ăn từng bữa. “Chị ấy bị thương, yêu cầu bồi thường không được, đã thế còn bị lên án này nọ, bực quá mới đi thưa công an” – anh kể.
Anh tìm gặp người bị hại. Nhìn anh một lúc, bà nói: “Chú là luật sư của ông D. đó hả. Trời ơi! Mấy lần trước, ông luật sư kia gặp tui ở tòa nhìn tui như kẻ thù vậy. Mỗi lần ổng nhìn là tui đâu dám nói gì”. Anh bèn gợi chuyện: “Việc giữa hai nhà có thể nói chuyện được mà chị, sao phải đưa nhau ra tòa làm gì để hai bên cùng khổ vậy. Giờ chị làm lớn vậy, chị đâu nhận được gì. Bên kia họ cũng thiệt đủ thứ, ly tán rồi”. Người bị hại buồn bã: “Hai bên thông gia, tui cũng không muốn vậy. Nhưng đâu có ai sang nói chuyện với tui đàng hoàng đâu”. Rồi bà thành thật: “Lên tòa miết tui mệt lắm. Có lần phải mượn hàng xóm 200.000 đồng đi đò, chú ơi”.
“Nghe chị ấy nói, rồi thấy đứa con nhỏ của chị ấy nhem nhuốc lủi thủi ngồi chơi một mình mà tôi thương quá” – luật sư Q. kể. Anh khéo léo lấy 200.000 đồng bỏ phong bì đưa đứa nhỏ, nói: “Chú biếu con tiền ăn sáng nhé, chút con nói mẹ đi mua bánh cho con nghe”.
Rồi anh quay lại nói chuyện với người bị hại: “Chị ạ, giờ thế này, chị yêu cầu bồi thường gần 8 triệu đồng, nếu ông D. bồi thường hết thì chị có rút đơn không? Chị rút đơn thì mọi việc sẽ xong, chị không phải đi lên đi xuống, ông D. không phải đi tù nữa. Rồi có thể vì vậy mà hai bên sẽ trở lại như xưa”. “Rút đơn là gì, tui không hiểu?” – người bị hại hỏi. Anh giải thích: “Nghĩa là chị không thưa công an nữa”. Nghĩ một lúc, người bị hại nói: “Thôi, tui rút đơn”. Anh thở phào: “Ôi! Thế thì mừng quá. Em thay mặt gia đình ông D. cảm ơn chị rất nhiều”.
Sau đó anh nói chuyện với Thẩm phán NTL (TAND huyện Đầm Dơi, người được phân công giải quyết án). “Thật không? Tôi đang đau đầu vì vụ này, giờ người bị hại rút đơn thì tốt quá” – Thẩm phán L. nhẹ nhõm.
“Bây giờ đất không còn, cái gì cũng không có, làm sao ra tiền đền cho người ta?” – ông D. rầu rĩ. “Nhà ông D. nghèo nhưng người bị hại cũng rất khổ, cần tiền trang trải. Đã giúp thì giúp cho trọn” – luật sư Q. quyết định và bỏ 8 triệu đồng gửi người bị hại. Sau đó người bị hại đã làm đơn rút yêu cầu khởi tố. Tháng 5-2013, Thẩm phán L. đã ra quyết định đình chỉ vụ án.
Khởi tố theo yêu cầu của người bị hại Những vụ án về một số tội phạm theo quy định chỉ được khởi tố khi có yêu cầu của người bị hại hoặc của người đại diện hợp pháp của người bị hại là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất. Trong trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu trước ngày mở phiên tòa sơ thẩm thì vụ án phải được đình chỉ. (Theo Điều 105 BLTTHS 2003)
Theo Ngọc Thân
Pháp luật TPHCM
Hoãn phiên tòa xét xử Lý Nguyễn Chung
Theo dự kiến, sáng nay (4/2), TAND tỉnh Bắc Giang sẽ đưa ra xét xử hình sự sơ thẩm vụ án "chấn động" đối với bị cáo Lý Nguyễn Chung (SN 1988) trú tại Lộc Bình, Lạng Sơn. Tuy nhiên, do bị cáo và những người liên quan vắng mặt nên phiên tòa bị hoãn.
Từ sáng sớm nay (4/2), đã có nhiều đại diện cơ quan báo chí, truyền thông có mặt tại TAND tỉnh Bắc Giang để tham dự, đưa tin về vụ án liên quan đến "án oan 10 năm" đang được dư luận quan tâm.
Khoảng hơn 8h, PV Dân trí mới ghi nhận thấy có lực lượng chức năng đến khu vực diễn ra phiên tòa nhưng không thấy xe ô tô chở bị cáo đến. Tại phiên tòa, chỉ có Luật sư Hoàng Minh Hiển (Luật sư bào chữa cho bị cáo Lý Nguyễn Chung), ông Lý Văn Chúc (bố Lý Nguyễn Chung) và bà Nguyễn Thị Lành (mẹ kế Lý Nguyễn Chung).
Luật sư Hoàng Minh Hiển cùng với ông Chúc và bà Lành có mặt tại phiên tòa từ rất sớm.
Đúng 9h, diễn ra phiên tòa xét xử vụ án, nhưng tại đây vẫn chỉ có HĐXX, Luật sư Hoàng Minh Hiển, ông Lý Văn Chúc và bà Nguyễn Thị Lành; còn bị cáo Lý Nguyễn Chung và những người liên quan đều vắng mặt.
Thư ký Tòa án cho biết, đã gửi công văn, giấy triệu tập tới bị cáo Lý Nguyễn Chung, đại diện bên bị hại, nhân chứng và những người liên quan theo đúng quy định của pháp luật, nhưng những người này đều vắng mặt không lý do. Phía đại diện VKS đề nghị, căn cứ một số điều trong Bộ luật Tố tụng Hình sự đề nghị HĐXX cho phép hoãn phiên tòa.
Sau khi nghị án, HĐXX đã quyết định hoãn phiên tòa và sẽ có thông báo sau vì lí do bị cáo Lý Nguyễn Chung chưa được dẫn giải ra khỏi trại giam, vắng mặt người làm chứng, người bị hại và những người liên quan.
Phiên tòa diễn ra nhưng không có bị cáo.
Trong phiên tòa, HĐXX cho biết cũng đã nhận được đơn của bị cáo Lý Nguyễn Chung gửi ông Lý Văn Chúc nhờ gia đình bồi thường cho người bị hại.
Trước đó, trả lời báo chí, thẩm phán Ngô Quang Dũng, Chủ tọa phiên tòa cho biết, phiên tòa có thể sẽ không diễn ra như với dự kiến do vẫn chưa trích xuất được Lý Nguyễn Chung ra khỏi trại tạm giam, đồng thời hai bản án dân sự của ông Nguyễn Thanh Chấn - người bị án oan đến thời điểm này vẫn chưa được tuyên hủy.
Hơn 8 giờ sáng nay không khí tại phiên tòa vẫn vắng vẻ lạ thường.
Theo cáo trạng truy tố, bị cáo Lý Nguyễn Chung (SN 1986) là con của ông Lý Văn Phúc và bà Lý Thị Hạng (quê ở Lạng Sơn). Năm 1995, do vợ mất sớm nên ông Chúc đã kết hôn lần hai với bà Nguyễn Thị Lành (ở thôn Me, xã Nghĩa Trung, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang). Sau đó, ông Phúc đưa Lý Nguyễn Chung theo về nhà bà Lành ở thôn Me, xã Nghĩa Trung sinh sống.
Khoảng 19h30 ngày 15/8/2003, Lý Nguyễn Chung đến quán tạp hóa của chị Nguyễn Thị Hoan (31 tuổi), ở thôn Me, xã Nghĩa Trung, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang để mua dầu gội đầu. Khi đi, Chung mang theo một con dao bấm Trung Quốc để trong túi quần.
Bị cáo Lý Nguyễn Chung.
Đến nơi, phát hiện hộp đựng tiền để trong tủ kính của cửa hàng chị Hoan, Chung đã thực hiện hành vi sát hại chủ quán để cướp tài sản.
Sau khi gây án, Chung tháo 2 nhẫn vàng trên tay chị Hoan, nhặt con dao hung khí và mở tủ bán hàng lấy tiền đi số tiền 59.000 đồng rồi tắt điện đi về.
Đến khoảng 22h cùng ngày, người dân phát hiện chị Hoan đã chết tại nhà riêng.
Còn Chung sau khi lên Lạng Sơn đã được anh trai đưa địa chỉ người quen để trốn vào Đắk Lắk. Thời gian sinh sống tại Đắk Lắk, Lý Nguyễn Chung đã lấy vợ và có hai người con, con lớn của Chung sinh năm 2011, con nhỏ sinh 2014.
Năm 2011, do mâu thuẫn với ông Chúc nên bà Lành đã bỏ về nhà bố mẹ đẻ. Tại đây bà Lành đã kể lại sự việc Chung đã giết chị Hoan cho bố là Nguyễn Quang Hiền (SN 1944). Sau đó ông Hiền lại kể cho anh trai là Nguyễn Văn Khánh (SN 1932), nhưng không ai tố giác với cơ quan công an.
Ông Nguyễn Thanh Chấn, người chịu án oan trong suốt 10 năm trời.
Sau khi xảy ra vụ án, cơ quan tố tụng tỉnh Bắc Giang xác định Nguyễn Thanh Chấn (ở thôn Me, xã Nghĩa Trung) chính là hung thủ sát hại chị Nguyễn Thị Hoan và xử phạt mức án chung thân về tội "Giết người".
Tháng 7/2013, Chung biết tin cơ quan điều tra Công an tỉnh Bắc Giang đang điều tra lại vụ án mà mình gây ra. Ngày 25/10/2013, Lý Nguyễn Chung đã đến cơ quan điều tra Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao để đầu thú và khai nhận hành vi phạm tội của mình. Thời điểm đó, ông Nguyễn Thanh Chấn mới được minh oan và được trả tự do.
Đối với các đối tượng Nguyễn Thị Lành, Lý Văn Phúc, Lý Thị Nghiến mặc dù biết rõ sự việc nhưng đã không tố giác với cơ quan chức năng, tuy nhiên Phúc đã chết, còn hành vi của Lành và Nghiến ít nghiêm trọng, thời gian vụ án xảy ra đã hơn 10 năm, hết hiệu lực truy cứu trách nhiệm hình sự nên cơ quan chức năng không truy cứu.
Liên quan đến sự việc, trao đổi với PV Dân trí, Luật sư Hoàng Minh Hiển, Đoàn Luật sư TP Hà Nội, luật sư bào chữa cho bị cáo Lý Nguyễn Chung cho biết, tại thời điểm gây án, Lý Nguyễn Chung (SN 1988) chưa đủ 16 tuổi. Như vậy, theo quy đinh cua phap luât thi mưc hinh phat cao nhât đươc ap dung đối với hai tội của Chung là không qua 12 năm tu.
Trước đó, sáng 29/9/2014, TAND tỉnh Bắc Giang đã đưa ra xét xử vụ án "giết người" và "cướp tài sản" đối với Lý Nguyễn Chung do bà Ngọc Thị Vui làm Chủ tọa phiên tòa. Tại phiên tòa, bà Nguyễn Thị Hội, mẹ đẻ của nạn nhân Nguyễn Thị Hoan vắng mặt và phía gia đình cũng yêu cầu xem xét phần nghĩa vụ cấp dưỡng, nuôi con của nạn nhân Nguyễn Thị Hoan là Nguyễn Xuân Tiến. Do đó, HĐXX đã quyết định hoãn phiên xét xử và quyết định trả hồ sơ cho cơ quan cảnh sát điều tra để điều tra bổ sung.
Thái Cường
Theo Dantri
Nghẹn ngào cảnh mẹ già 72 tuổi một mình chăm chồng tai biến và 2 con tâm thần Bà Thai cũng đã ở vào cái tuổi gần đất xa trời, bà cứ tuôn trào nước mắt mỗi khi nghĩ đến cuộc sống của chồng con. Vất vả bà không sợ, bà chỉ lo lỡ như bà chết trước thì ai sẽ thay bà chăm người chồng tai biến và 2 đứa con điên dại. Mỗi khi nghĩ đến tình cảnh sau...