Tam Long Khởi Nguyên: Khởi đầu hay kết thúc của Cổ Long?
Nhằm vực dậy một Cổ Long đang đi xuống, NPH đã nghĩ ra những biện pháp khá táo bạo.
Bất cứ game thủ, dù có tâm huyết hay yêu thích Cổ Long đến thế nào đi chăng nữa cũng phải công nhận một điều rằng, tựa game này đang tụ dốc không phanh. Số lượng người chơi Cổ Long trong thời gian qua liên tục giảm bất chấp việc NPH đã cố gắng tạo ra nhiều sự thay đổi. Dường như quy luật nghiệt ngã của game online vẫn không buông tha bất cứ ai.
Sau một thời gian dài tính toán, căn cứ vào tình hình hiện tại, NPH đã nghĩ ra một số biện pháp nhằm cứu vãn tình hình, nổi bật trong số đó chính là kế hoạch có tên gọi rất hay “ Tam Long Khởi Nguyên”. Cụ thể, do số lượng người chơi ở các server là quá ít, do đó NPH sẽ tiến hành sáp nhập 3 server Kim Long, Kim Tinh và Hoa Long lại làm một.
Phương án thứ nhất sẽ khiến server Kim Tinh chịu thiệt.
Đây là một giải pháp mà rất nhiều tựa game online đang rơi vào tình trạng suy thoái đã áp dụng (điển hình là VLTK). Thế nhưng, liệu đây có phải là một giải pháp hợp lý. Thực tế thì Kim Long và Hoa Long là những server lớn, đã tồn tại được một thời gian dài, đồng thời thực lực của cả hai bên có thể coi là tương đương nhau, thế nên sáp nhập chúng lại sẽ không tạo ra bất cứ sự mâu thuẫn nào.
Thế nhưng, Kim Tinh lại khác, là một server xuất hiện sau, rõ ràng Kim Tinh không thể sánh với hai server còn lại. Nếu tiến hành sáp nhập thì sẽ tạo ra một sự chênh lệch rõ ràng, đương nhiên khi đó người chịu thiệt sẽ là các nhân vật server Kim Tinh. Nhiều người vui tính còn ví von rằng, giải pháp này không nên đặt là “Tam Long Khởi Nguyên” mà phải là “Nhị Long với Địa Long” hay đơn giản hơn là 2 rồng và 1 giun.
Phương án thứ hai liệu có khả thi?
Liệu có mấy ai khi quyết định chơi server Kim Tinh muốn mình sống chung với rồng để có ngày hóa rồng? Tóm lại phương pháp này không thực sự khả thi, nó chắc chắn sẽ khiến cho một lượng không nhỏ người chơi ở server Kim Tinh cảm thấy chán nản và quyết định nghỉ chơi, như thế thì đi ngược lại với mục đích ban đầu của NPH.
Video đang HOT
Chia sẻ về vấn đề này, game thủ Ông Địa nói: “Hiện tại phương án Tam Long Khởi Nguyên đang được các game thủ Cổ Long ủng hộ, thế nhưng theo tôi nó chẳng hợp lý chút nào, thậm chí xét trên một phương diện nào đó thì nó lại càng làm tăng sự suy thoái của Cổ Long lên. Nghĩ thế nào khi ghép Kim Tinh với hai server mạnh hơn nhiều là Kim Long và Hoa Long? Khi cách này được áp dụng thì Cổ Long sẽ có duy nhất 1 server và chắc chắn số lượng người chơi sẽ không thể tăng lên được, bởi làm gì còn ai muốn vào chơi khi không còn cửa tranh đấu nữa”.
Như vậy, cách khả thi hơn sẽ là sáp nhập hai server Hoa Long và Kim Long lại, server Kim Tinh vẫn để riêng. Nhưng, như thế thì lại không giải quyết được vấn đề hiện đang tồn tại ở server Kim Tinh, sự đông vui ở server kia sẽ khiến cho các nhân vật Kim Tinh phải cảm thấy chạnh lòng, từ đó rất dễ nảy sinh chán nản.
Chẳng có cách nào là hoàn hảo cả.
Phương án khả thi nhất có lẽ là tạo ra một server khác, cho phép các game thủ của cả 3 server kia chuyển sang nếu thích, mọi thông số của game thủ sẽ được giữ nguyên. Thế nhưng, một lần nữa câu hỏi được đặt ra, thế các mối quan hệ giữa gamer ở server cũ sẽ xác định thế nào? Có lẽ, một khi đã quyết chuyển sang server mới để có được động lực chơi bời, gamer phải chấp nhận chịu thiệt, chứ trên đời không có gì là toàn mỹ cả.
Mặc dù quyết định cuối cùng là do NPH đưa ra, tuy nhiên cũng cần tính toán và tham khảo cộng đồng. Bởi chỉ cần một quyết định sai lầm thôi là hậu quả sẽ khôn lường.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Vì sao Kim Dung "thắng" Cổ Long trên mặt trận game Việt?
Có một sự thật là trong làng game online Việt, các sản phẩm ăn theo Kim Dung được chú ý mà mong đợi nhiều hơn Cổ Long.
Không ai có thể phủ nhận tài năng của Kim Dung trong việc sự nghiệp văn học của ông. Tác phẩm của ông không chỉ có ý nghĩa giải trí mà còn mang lại một giá trị giáo dục lịch sử Trung Quốc không hề nhỏ.
Vì thế, không mấy ngạc nhiên khi game online Việt chịu ảnh hưởng nặng nề từ các tác phẩm của Kim Dung đều thành công rực rỡ trong khi "số phận" của đối thủ Cổ Long không mấy sáng sủa.
Kim Dung - "Tem vàng" cho thành công của GO
Một thực tế đang diễn ra ở thị trường Việt Nam là những game online có màu sắc hay thậm chí chỉ "dính" chút ít tới Kim Dung đề đang thu được những thành công rực rỡ hoặc dù chưa ra mắt cũng được chờ đợi. Điều này được minh chứng rõ ràng trong lịch sử cũng như "tương lai" của game online Việt.
TLBB - "Con gà đẻ trứng vàng" cho FPT Online.
Đầu tiên phải nhắc đến trường hợp như Thiên Long Bát Bộ - "con gà đẻ trứng vàng" của FPT Online trong suốt những năm hãng hoạt động. Cho dù "được tiếng" là theo cốt truyện nhưng có lẽ ngoài cái tên người ta khó lòng tìm được "bóng dáng" của TLBB trong game.
Cụ thể trong truyện các môn phái như: Võ Đang, Nga My chưa thể xuất hiện, Thiên Long (hoàn toàn không xuất hiện - chỉ có Thiên Long Tự của Đại lý)... Nhưng cho dù vậy chỉ với cái tên quá nổi tiếng, TLBB cũng đã thu hút được một lượng game thủ không nhỏ.
Hay thành công hơn là "ông vua" của game online Việt: Võ Lâm Truyền Kỳ. Không khoa trương về "nguồn gốc Kim Dung:" nhưng rõ ràng ảnh hưởng của nó là rất lớn, cả mười môn phái và hàng trăm kỹ năng đều xuất phát hoặc tương đồng với các tác phẩm của tác giả này.
Tiếu Ngạo Giang Hồ gây chú ý ngay từ cái tên.
Thậm chí, ngay cả khi chưa biết "mặt mũi" của game tròn méo ra sao nhưng Tiếu Ngạo Giang Hồvẫn thu hút được sự chú ý của game thủ Việt do cái tên quá thu hút. Chắc hẳn nhiều gamer vẫn còn nhớ FPT Online từng tung ra website tieungao.gate.vn và gây sốt cho giới trẻ một thời gian dài.
Năm ngoái, Asiasoft thực hiện chiêu phân thân cho Thiên Tử Online thành Anh Hùng Xạ Điêu, Lộc Đỉnh Ký và lại một lần nữa trở thành tâm điểm dư luận bàn ra tán vào. Không chỉ tên bộ truyện mà ngay cả tên... chiêu thức cũng được sử dụng là tên game. Lấy ví dụ một siêu phẩm được rất được mong chờ tại Việt Nam là: Cửu Âm Chân Kinh, rõ ràng nó không thể hot đến vậy nếu như mang một cái tên khác.
Cửu Âm Chân Kinh, MMO đang nhận được sự trông đợi cực lớn từ gamer Việt.
Cổ Long - Chưa có được cái duyên ấy?
Tuy tài năng không thua kém Kim Dung là mấy nhưng tại Việt Nam dường như "số phận" của Cổ Long lại hẩm hiu hơn nhiều. Game "ăn theo" các tác phẩm của ông ít được các NPH trong nước chú ý tới. Dĩ nhiên có thể nhắc tới Cổ Long Online, nhưng trên thực tế sản phẩm của DECO chưa thể thành công so với những ứng viên lấy đề tài Kim Dung.
Điều này xảy một phần do truyện Cổ Long không mấy đại trà trong giới trẻ Việt Nam, nhất là trong lĩnh vực phim ảnh. Phải biết rằng một lượng lớn người Việt biết đến Kim Dung qua màn ảnh nhỏ chứ không phải qua truyện.
Cổ Long Online còn rất xa mới trở thành MMO ăn khách.
"Truyện Kim Dung trí tuệ và tinh tế hơn Cổ Long. Có rất nhiều yếu tố để so sánh, KD coi tình cảm, tình yêu, tinh thần yêu nước nghĩa hiệp đáng coi trọng hơn võ công. Trong khi đó CL thích những yếu tố phức tạp tinh vi sâu sắc nhưng mang tính áp đặt khiên cưỡng khiến truyện dễ đi vào lối mòn", một game thủ chia sẻ. Trong khi đó ý kiến phản bác lại cho rằng "Truyện của Cổ Long cá tính hơn, cốt truyện phức tạp hơn, tâm lý nhân vật đa dạng thật hơn".
Nói chung, để so sánh 2 tác giả nổi tiếng trên là điều quá khó, tuy nhiên phải công nhận một điều là truyện Kim Dung được nhiều fan hâm mộ hơn, được biết đến đại trà hơn tại Việt Nam (một phần do lượng phim ảnh liên quan xuất hiện nhiều).
Lưu Tinh Hồ Điệp Kiếm Online sẽ là tiên phong cho xu thế Cổ Long đẩy lùi Kim Dung?
Tuy nhiên câu hỏi đặt ra là thành công từ những gì Kim Dung đem lại cho GO Việt liệu có lâu dài hay không khi dường như ông đã "hết vốn" trong khi các đối thủ khác vẫn còn rất nhiều "đất"?
Ngay tại Trung Quốc, sự xuất hiện của Lưu Tinh Kiếm và được xếp vào danh sách các MMO hot nhất quốc gia này cho thấy ngày các tựa game dựa thế Cổ Long nở mày nở mặt không còn xa.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Gamer Kiếm Thế và nỗi lo "có lòng nhưng không đủ sức" Hệ thống skill 12x sắp được công bố trong Kiếm Thế đang khiến nhiều gamer tự hỏi mình sẽ phải đổ thêm vào game bao nhiêu tiền nữa để có thể học được. Vào giữa tháng 5 vừa qua, VNG đã giới thiệu đến gamer Kiếm Thế phiên bản thứ 3 mang tên - Liên Thành Đại Chiến được tung ra với kì...