Tấm lòng của cô giáo
Không xây dựng gia đình riêng cho mình, cô Bé Hai giành hết tình yêu thương cho những lứa học sinh trường làng.
33 năm gắn bó với Trường Tiểu học “B” Mỹ Hiệp (xã Mỹ Hiệp, Chợ Mới, An Giang) cũng là ngần đó thời gian cô Bùi Thị Bé Hai vừa đóng vai cô giáo, vừa như “cô tiên” nhỏ thầm lặng giúp đỡ những học sinh có hoàn cảnh khó khăn được cắp sách đến trường, không vì khó khăn mà phải bỏ học giữa chừng.
Không xây dựng gia đình riêng cho mình, cô Bé Hai giành hết tình yêu thương cho những lứa học sinh trường làng. Năm học này, cô Bé Hai phụ trách dạy lớp 4 với 24 em học sinh, mỗi em có những hoàn cảnh khác nhau và cô đều tìm hiểu và nắm rõ từng hoàn cảnh, tạo mối quan hệ thường xuyên với gia đình. Trong các bài giảng trên lớp, cô lồng ghép những điều hay, lẽ phải để rèn luyện nhân cách cho học sinh.
Đặc biệt, cô còn tìm cách truyền lửa yêu thương nhân ái đến học sinh qua những việc làm tốt, việc làm tử tế hàng ngày. Từ đó giúp các em cảm nhận, hiểu được ý nghĩa của việc mình giúp đỡ người khác. Những năm học gần đây, học sinh phải tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) 100%, tuy nhiên, dù có tuyên truyền, giải thích vào đầu năm học nhưng vẫn còn một số em chưa tham gia.
Cô Bé Hai cho biết, mỗi năm học, lớp cô dạy có từ 4-5 học sinh do hoàn cảnh khó khăn nên không tham gia BHYT, như vậy vừa mất quyền lợi cho các em, vừa ảnh hưởng chung đến thành tích của lớp. Thấy vậy, cô Bé Hai xuất tiền túi của mình mua BHYT cho các em một cách lặng lẽ, đến học sinh và phụ huynh không hay biết.
“Mua BHYT cho cho các em nhưng mình giấu, chỉ lúc các em cần thì mới đưa ra để sử dụng. Nếu mình không làm như vậy, rất dễ tạo thói quen ỷ lại, gia đình không mua thì cô giáo, nhà trường sẽ giúp đỡ, như vậy không hay. Bởi vậy, thường khi mua xong cô sẽ cất lại, khi các em cần thì sẽ đưa ra, giúp gia đình tiết kiệm chi phí trong điều trị” – cô Bé Hai giải thích.
Video đang HOT
Cô Bùi Thị Bé Hai là thành viên nhiệt tình của tổ bún, bánh mì 0 đồng
Không chỉ giúp BHYT đầu năm học cho lớp mình, cô còn giúp học sinh khó khăn của các lớp khác trong trường. Tìm hiểu hoàn cảnh của từng em, thấy học sinh thiếu đồng phục, tập, sách… đi học, cô Bé Hai lúc nào cũng sẵn lòng giúp, tạo mọi điều kiện cho các em được đến trường, không vì khó khăn mà bỏ học. Trong lớp, cô Bé Hai lúc nào cũng có sẵn vài chục quyển tập mới để khi học sinh nào hết tập, kêu lên là có ngay tập mới để tiếp tục bài học của mình.
“Cô luôn dạy học trò mình, con đường học vấn là con đường nhanh nhất dẫn tới thành công. Đặc biệt, những em có hoàn cảnh khó khăn, cô thường hay khuyên, chỉ có học tập thật tốt mới thay đổi hoàn cảnh của mình. Do vậy, cô tập trung giảng dạy giúp các em đọc, viết, không để bất kỳ em nào học xong lớp của cô mà không biết đọc, viết” – cô Bé Hai chia sẻ.
Không chỉ hết lòng trong công tác giảng dạy, chăm lo cho học sinh, cô Bé Hai còn đồng hành trong rất nhiều hoạt động xã hội – từ thiện. Từ tham gia giúp tổ bún, bánh mì 0 đồng, đến vận động quà, tiền giúp đỡ các hoàn cảnh neo đơn, khó khăn ở địa phương… Mỗi tuần 3 ngày, sau khi dạy xong, về nhà ăn uống, nghỉ ngơi cô đến văn phòng ấp Tây Hạ để cùng các thành viên trong tổ bún, bánh mì 0 đồng sơ chế đồ ăn, chuẩn bị cho buổi phát hôm sau.
Từ khi Hội Liên hiệp Phụ nữ xã thành lập mô hình “Bún, bánh mì 0 đồng”, cô Bé Hai trở thành thành viên nhiệt tình, có mặt xuyên suốt trong những hoạt động. Ngoài góp công cùng mọi người nấu nướng đồ ăn, thấy thiếu cái gì thì cô Bé Hai xuất tiền túi phụ tiếp. Hôm thì mua bếp gas mới thay bếp gas cũ để nấu cho an toàn, hợp vệ sinh; hôm thì đang nấu hết gas, cô Bé Hai xuất tiền kêu bình gas mới thay vào…
“Với tiền lương giáo viên, xoay qua xoay lại không còn bao nhiêu, nhưng được cái mình ở một mình đâu có chi tiêu nhiều. Phần còn dư ra giúp học sinh, bà con còn khó khăn, vậy mà vui. Ban ngày làm việc, tối về mình ngủ ngon, hôm sau lại khởi động 1 ngày tràn đầy năng lượng tích cực”- cô Bé Hai vui vẻ chia sẻ.
Học sinh lớp 10 sẽ được học về an ninh mạng
Đó là yêu cầu được đưa ra trong Chương trình môn Giáo dục quốc phòng và an ninh cấp THPT mà Bộ GD-ĐT vừa ban hành, có hiệu lực từ ngày 11/1/2021.
Thông tư này áp dụng đối với các trường THPT, trường phổ thông có nhiều cấp học trong đó có cấp THPT và tổ chức, cá nhân có liên quan.
Thông tư có hiệu lực thi hành từ ngày 11/1/2021 và thay thế cho Thông tư số 02/2017/TT-BGDĐT ngày 13/1/2017 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT ban hành Chương trình giáo dục quốc phòng và an ninh trong trường THPT.
Ảnh minh họa: Thanh Hùng
Chương trình môn Giáo dục quốc phòng và an ninh nhằm mục tiêu giúp học sinh phát triển các phẩm chất: yêu nước, nhân ái, trung thực, trách nhiệm; giáo dục tình yêu quê hương đất nước, tinh thần nhân ái, nhân văn, ý thức trách nhiệm của công dân trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, bảo đảm an ninh, an toàn và trật tự xã hội, sẵn sàng bảo vệ Tổ quốc.
Cùng đó, góp phần phát triển ở học sinh các năng lực chung: năng lực tự chủ, tự học; năng lực hợp tác; năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo thông qua các năng lực chuyên biệt như: năng lực nhận thức về các vấn đề quốc phòng, an ninh; năng lực vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học vào cuộc sống.
Môn Giáo dục quốc phòng và an ninh góp phần hình thành, phát triển ở học sinh các năng lực chung được quy định trong Chương trình tổng thể thông qua các năng lực đặc thù của môn học là: năng lực nhận thức các vấn đề quốc phòng, an ninh và năng lực vận dụng các kiến thức, kĩ năng quân sự đã học vào cuộc sống.
Về năng lực nhận thức các vấn đề về quốc phòng, an ninh, chương trình yêu cầu học sinh nêu được nội dung cơ bản của Luật Giáo dục quốc phòng và an ninh, Luật Sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam, Luật Công an nhân dân, Luật Nghĩa vụ quân sự, Luật Giao thông đường bộ, Luật Bảo vệ môi trường, Luật An ninh mạng...
Về năng lực vận dụng kiến thức, kỹ năng quân sự đã học vào cuộc sống, chương trình yêu cầu học sinh thực hiện được pháp luật về an ninh mạng, an ninh phi truyền thống.
Mạch nội dung môn học được cấu trúc theo 5 chủ đề đó là: một số hiểu biết chung về quốc phòng và an ninh; điều lệnh đội ngũ; kĩ thuật chiến đấu bộ binh; chiến thuật bộ binh; một số hiểu biết về phòng thủ dân sự; kiến thức phổ thông về phòng không nhân dân.
Theo chương trình, học sinh lớp 10 sẽ được trang bị một số kiến thức về an ninh mạng, nằm trong chủ đề một số hiểu biết chung về quốc phòng và an ninh. Trong đó, yêu cầu cần đạt với học sinh là nắm được một số khái niệm cơ bản về mạng, an ninh mạng, bảo mật thông tin cá nhân trên môi trường không gian mạng; nội dung cơ bản của Luật An ninh mạng. Bên cạnh đó, học sinh biết cách bảo mật thông tin cá nhân, cảnh giác trước những thủ đoạn xâm nhập, phát tán mã độc, thông tin giả trên mạng...
Điểm tựa cho học sinh nghèo trên địa bàn biên giới Cuộc sống của bà con các xã vùng biên giới còn nhiều khó khăn khiên môt sô HS trong độ tuổi đến trường co nguy cơ bỏ học. Trước thực trạng này, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh đã triển khai chương trinh "Nâng bươc em tơi trương", nhận đỡ đầu HS có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, giúp các em có điều...