Tâm huyết đổi mới giáo dục, mong học sinh hạnh phúc khi tiếp nhận kiến thức mới
Nghe những câu chuyện học trò kể về mẹ, một cô giáo tận tụy với từng học trò, nâng niu từng mảnh đời bất hạnh, Hương không thấy “ghen” vì mẹ chăm học trò của mình giống như chăm mình.
Hương chỉ thấy mẹ thật đẹp, ngay cả khi những đêm muộn, mẹ vặn nhỏ ngọn đèn cho cả nhà ngủ ngon còn mẹ cặm cụi bên trang giáo án, Hương cảm thấy trái tim mình ấm áp.
Giấc mơ thuở nhỏ
Sinh ra và lớn lên trong một gia đình có truyền thống hiếu học, ngay từ nhỏ, nhà giáo Đỗ Thị Hương (Trưởng Phòng GD&ĐT huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang) đã ấp ủ ước mơ được trở thành cô giáo. Ước mơ đó ngày càng trở nên mãnh liệt hơn bởi ngọn lửa được thắp lên từ chính người mẹ của mình – Nhà giáo ưu tú Nguyễn Thị Mỳ.
Nghe những câu chuyện học trò kể về mẹ, một cô giáo tận tụy với từng học trò, nâng niu từng mảnh đời bất hạnh và sẵn sàng trích phần lương ít ỏi của mình mua tập vở cho trò. Hương không thấy “ ghen” vì mẹ chăm học trò của mình giống như chăm mình. Hương chỉ thấy mẹ thật đẹp, ngay cả khi những đêm muộn, mẹ vặn nhỏ ngọn đèn cho cả nhà ngủ ngon còn mẹ cặm cụi bên trang giáo án, Hương cảm thấy trái tim mình ấm áp.
Năm 1989, cô thi đỗ và trở thành sinh viên trường Sư phạm Hà Bắc. Những năm trên giảng đường, Hương trơ thanh môt trong nhưng sinh viên xuât săc cua trương vơi thanh tich hoc tâp đang nê.
Tổ ấm hạnh phúc của cô Đỗ Thị Hương
Gửi cả tâm hồn vào bài giảng
Năm 1992, tốt nghiệp Sư phạm, cô Đỗ Thị Hương được phân công giảng dạy tại trường Tiểu học Bích Sơn, huyện Việt Yên. Thời gian công tác ở đây, cô say sưa tìm tòi, tích luỹ kinh nghiệm nghề nghiệp. Chưa bao giờ dừng lại, cô tự học từ đồng nghiệp, từ trong sách, phương pháp trong lý thuyết trở nên sống động, thu hút khiến học sinh thích thú, mỗi tiết học của cô Hương thành sự đợi chờ trong niềm háo hức của học trò.
“Đối với mình, bất kỳ giờ giảng nào cũng là giờ đầu tiên đứng lớp. Mình muốn gửi cả tâm hồn mình vào bài giảng, muốn các em nhẹ nhõm và hạnh phúc khi tiếp nhận một kiến thức mới. Lúc bấy giờ, mình đã sử dụng những phương pháp giáo dục tích cực, lấy học trò làm trung tâm, kích hoạt sự sáng tạo của học trò. Cảm giác cảm nhận được học trò say mê theo tiết học, vui lắm, xúc động lắm…” – cô Hương hồi tưởng lại.
Cuộc sống là dòng chảy không ngừng, nhiều năm trôi qua, cô Hương trải qua nhiều cương vị và môi trường công tác, khi là giáo viên trực tiếp giảng dạy, khi là cán bộ quản lý, nhưng ấn tượng sâu sắc nhất trong cuộc đời dạy học của cô giáo Đỗ Thị Hương chính là những năm tháng đứng trên bục giảng, gắn bó với bảng đen, phấn trắng, với học trò thân yêu.
Video đang HOT
Cô giáo Đỗ Thị Hương đã khắc sâu vào trong tâm khảm học trò hình mẫu một cô giáo hết lòng vì học sinh thân yêu. Tuy trẻ cả về tuổi đời lẫn tuổi nghề, nhưng cô sớm khẳng định năng lực của mình nên chỉ ít năm sau cô được đề bạt Phó Hiệu trưởng, rồi Hiệu trưởng trường Tiểu học Bích Sơn.
Sau đó, theo sự phân công của tổ chức, cô được điều động về Phòng GD&ĐT Việt Yên làm chuyên viên, rồi được bổ nhiệm Phó Trưởng phòng phụ trách bậc tiểu học. Từ tháng 7/2015, cô Đỗ Thị Hương được tổ chức tin tưởng giao trọng trách Trưởng phòng GD&ĐT Việt Yên. Không chỉ tích cực trong vai trò thuyền trưởng của ngành GD&ĐT huyện nhà mà cô còn được tín nhiệm ở nhiều cương vị khác như: Huyện ủy viên, Ủy viên UBND huyện, Ủy viên UBMTTQ huyện, Ủy viên BCH phụ nữ huyện; Phó chủ tịch Hội Khuyến học huyện.
Tâm huyết với việc đổi mới giáo dục
Cô giáo Đỗ Thị Hương luôn chủ động trong công tác tham mưu với cấp ủy, chính quyền địa phương ban hành những cơ chế, chính sách quan tâm đầu tư cho Giáo dục nhất là về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, chế độ ưu tiên đối với giáo viên có thành tích cao trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi văn hóa, thể dục thể thao…
Cô còn làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục chỉ tính riêng năm học 2018-2019 ngành Giáo dục Việt Yên đã huy động, kêu gọi các nguồn lực đầu tư cho Giáo dục lên tới hơn 20 ti đồng. Không chỉ giỏi trong công tác tham mưu, kêu gọi xã hội hóa giáo dục, cô còn có những sáng kiến hay trong tổ chức, chỉ đạo, tập hợp đội ngũ xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện.
Nói về cô giáo Đỗ Thị Hương còn phải kể đến những đóng góp của cô trong việc chỉ đạo bồi dưỡng học sinh giỏi và giáo viên giỏi các cấp. Nếu như những năm trước đây Giáo dục Việt Yên thường đứng ở vị trí giữa hoặc nửa sau bảng xếp hạng của tỉnh thì nay số lượng học sinh giỏi đạt giải cấp tỉnh, quốc gia và khu vực, giáo viên giỏi các cấp ngày càng tăng, 8 năm dẫn đầu cuộc thi giao lưu toán tuổi thơ cấp tỉnh; 7 năm dẫn đầu thi giải toán trên mạng Intrnet cấp tỉnh; 8 năm dẫn đầu toàn quốc về số lượng huy chương thi giải toán trên mạng Intrnet bậc tiểu học… Với thành tích trên, Sở GD&ĐT tỉnh Bắc Giang đã nhiều lần cử đoàn học sinh của Việt Yên đại diện cho học sinh tỉnh Bắc Giang dự Lễ Tôn vinh và trao giải chương trình Violympic toàn quốc.
Luôn trăn trở cho ngành giáo dục huyện nhà, cô Đỗ Thị Hương dành tất cả tâm huyết cho việc đổi mới giáo dục tại địa phương, tiến những bước đột phá, ấn tượng.
Trái tim ấm áp
Ở vị trí quản lý của một ngành lớn trong huyện, bận rộn là điều không tránh khỏi nhưng người phụ nữ ấy không một ngày để gia đình cảm thấy thiếu vắng đôi bàn tay chăm sóc của mình. Cô trân trong và nâng niu từng khoảnh khắc yêu thương trong gia đình. Chồng cô, Đại tá Nguyễn Minh Nam (Trưởng phòng Đào tạo trường Đại học Phòng cháy), quanh năm suốt tháng bận với công việc của một sĩ quan công an cao cấp, nhưng anh hoàn toàn yên tâm bởi mẹ già, con nhỏ ở nhà đã có cô đảm đương gánh vác.
Một mình cô, vừa chăm sóc mẹ già, vừa nuôi dạy hai con chăm ngoan, học giỏi. Con gái Nguyễn Minh Hà là một trong những học sinh tiêu biểu của trường THPT Chuyên Bắc Giang, đã tốt nghiệp Đại học Luật Hà Nội với tấm bằng xuất sắc. Con trai Nguyễn Minh Hải đang là học sinh lớp 11 của trường THPT Viêt Yên sô 1.
Nụ cười hiền hậu, gương mặt an nhiên, cô Đỗ Thị Hương tâm sự: “Mình có một người chồng biết sẻ chia, yêu thương vợ con vô ngần, luôn là điểm tựa cho cuộc đời và sự nghiệp của mình. Mình thật may mắn, hạnh phúc khi được sống với nghề trọn vẹn đam mê trong sự thấu hiểu sẻ chia của chồng và các con. Với mình, gia đình luôn ở lựa chọn số 1″.
Cô Hương chăm soc me chông đang đau ôm
Nếu trong công việc, cô quyết đoán, mạnh mẽ bao nhiêu, thì ở một phía khác ngoài công việc, cô dịu dàng và tha thiết yêu thương mọi người, yêu thương cuộc đời bây nhiêu.
Gần gũi và chân thành, cô muốn tặng lại bạn bè, đồng nghiệp, hàng xóm những niềm vui mình có được. Không ai thấy ở cô một sự quan cách, chỉ thấy một cô giáo Hương ấm áp với mọi người. Khi bó rau trồng được, khi tấm bánh làm quà tặng cho mọi người ăn lấy thảo. Khi cuốn sổ, tấm áo, chiếc xe đạp… được trích từ tiền cá nhân của mình trao cho học trò nghèo hiếu học.
Nhiều người tìm đến cô để được tư vấn về cách giữ lửa hôn nhân, đi qua giông bão trong gia đình hoặc hỏi về cách chăm sóc, giáo dục con… rất mộc mạc, cô đón nhận và nói ra những gì mình nghĩ để họ có thể chọn cách nào đó thích hợp cho con cái, gia đình mình.
“Mình không nghĩ gì nhiều đâu, cứ sống với cuộc đời này bằng tấm lòng rộng lượng, với công việc, trọng trách được giao hay với xã hội rộng lớn này, mình vẫn giữ một tâm thế được sống mỗi ngày đã là hạnh phúc. Có quá nhiều thứ chúng ta phải lựa chọn và đánh đổi, mình thích chọn về phía bình yên, tích cực…”, cô Đỗ Thị Hương tâm sự.
Nguyễn Thị Việt Hằng
Theo phunuvietnam
Phó Chủ tịch MTTQ: Ngày hội đại đoàn kết là biểu hiện của lòng dân
Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc ở khu dân cư được tổ chức vào dịp kỷ niệm Ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (18/11) hàng năm.
Đây là dịp tôn vinh các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp gắn với các hoạt động biểu dương các gia đình văn hóa tiêu biểu, trao tặng nhà Đại đoàn kết, tổ chức bữa cơm Đại đoàn kết, vận động xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh. Đặc biệt ngày hội đã động viên nhân dân phát huy truyền thống quê hương, dòng họ, là biểu hiện sinh động của lòng dân, gắn bó tình làng, nghĩa xóm. Để hiểu rõ hơn về ngày này, phóng viên VOV đã phỏng vấn ông Ngô Sách Thực, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam.
Thủ tướng dự Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc tại thôn Nội Ninh, xã Ninh Sơn, huyện Việt Yên, Bắc Giang năm 2018.
PV: Thưa ông, ngày 18/11 hằng năm là ngày hội đại đoàn kết toàn dân. Ông có thể cho biết ý nghĩa của ngày hội này?
Ông Ngô Sách Thực: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có ngày truyền thống là ngày 18/11. Cách đây 89 năm, Mặt trận dân tộc thống nhất ra đời để phát huy truyền thống yêu nước toàn dân, hướng vào các mục tiêu, nhiệm vụ của dân tộc trong thời kỳ kháng chiến giành độc lập dân tộc và trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Ngày nay, chúng ta cũng tập hợp đoàn kết toàn dân để làm sao thực hiện các mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng văn minh. Nhiệm vụ này được thực hiện thường xuyên trong cả năm nhưng đến ngày 18 tháng 11, chúng tôi coi đây là dịp phát huy truyền thống của toàn dân hướng vào thực hiện các nhiệm vụ chung của đất nước.
Ông Ngô Sách Thực, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam
PV: N hững ngày này các khu dân cư, tổ dân phố và các thôn xóm trên mọi miền tổ quốc đã tổ chức ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc. Việc tổ ngày hội này đã động viên nhân dân, phát huy truyền thống quê hương, dòng họ, là biểu hiện sinh động của lòng dân, gắn bó tình làng, nghĩa xóm phải không thưa ông?
Ông Ngô Sách Thực: Phương châm đoàn kết của Mặt trận là hướng về các địa bàn dân cư, lấy địa bàn dân cư là nơi tập hợp đoàn kết nhân dân để thực hiện phương châm tự quản, phát huy dân chủ, lấy sức dân để chăm lo đời sống cho nhân dân. Chính vì thế ngày này được tổ chức tại khu dân cư để làm sao tất cả các hộ dân ở khu dân cư đó thấy được trách nhiệm của mình đối với cộng đồng, đối với đất nước, đặc biệt là đoàn kết trong xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh với những tiêu chí rất toàn diện, không những phát triển kinh tế- văn hóa, giúp đỡ người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn mà còn xây dựng đời sống tương thân tương ái, đoàn kết giúp nhau vươn lên trong cuộc sống.
Chính vì thế, chúng tôi thấy, hằng năm, Ban công tác Mặt trận khu dân cư đưa ra những mục tiêu rất sát, rất cụ thể mà những nội dung này được các hộ dân rất đồng tình hưởng ứng. Vì những nội dung này là những nội dung rất sát sườn liên quan đến việc xây dựng cộng đồng nhưng đồng thời xây dựng gia đình, từ phát triển kinh tế đến văn hóa xã hội chăm sóc các cháu và chăm sóc lớp người cao tuổi cũng như giúp đỡ người nghèo.
PV: Nhiều lãnh đạo Đảng, Nhà nước cũng đến các khu dân cư và tham dự ngày Hội Đại đoàn kết với bà con nhân dân. Việc tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tiếp tục khẳng định trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng luôn biết dựa vào dân, từ nhân dân để tự đổi mới? Thưa ông?
Ông Ngô Sách Thực: Tôi thấy đây cũng là dịp để các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và lãnh đạo các cấp về với người dân, chung vui với người dân và cộng đồng, đồng thời lắng nghe chia sẻ những khó khăn, vướng mắc ở cơ sở. Thông qua việc tổ chức ngày hội như thế này cũng là dịp để các cấp lãnh đạo gần người dân hơn, sát với cơ sở hơn, để làm sao trong quá trình tổ chức lãnh đạo chỉ đạo thì những nội dung đều hướng về cơ sở, phục vụ những yêu cầu được sát và tốt hơn.
PV. T ham dự ngày Hội Đại đoàn kết cùng với những người dân ở khu dân cư thì ông thấy người dân hưởng ứng ngày hội này như thế nào?
Ông Ngô Sách Thực: Đi nhiều khu dân cư tôi thấy bà con rất hồ hởi phấn khởi vì những kết quả mình làm được các cấp nhìn nhận và đánh giá cao nhưng đồng thời cũng là dịp chia sẻ với những khó khăn ở cơ sở, đặc biệt là phải quan tâm đến việc giảm nghèo và giúp nhau làm giàu, xây dựng đời sống văn hóa. Những việc tốt trong năm thì chúng ta ghi nhận và đều biểu dương kịp thời, đồng thời những hộ còn khó khăn hoặc còn những việc mà chấp hành chưa tốt thì đều có sự chia sẻ và giúp nhau. Chúng tôi thấy, qua tổ chức ngày hội thì không khí rất là vui, đồng thời cũng thấy rất rõ việc trong năm tới, cần phải tập trung phấn đấu. Cộng đồng thôn làng và từng hộ cũng thấy mình muốn phát triển lên thì phải cùng với thôn làng và cùng cộng đồng xã rồi địa phương có sự cố gắng vươn lên.
PV: Thời gian tới, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có những hoạt động thiết thực nào hướng về khu dân cư, thôn xóm?
Ông Ngô Sách Thực: Chúng tôi thấy mỗi năm tổ chức Ngày hội đoàn kết thì tùy theo từng địa bàn khu dân cư thì đều có chủ đề nhất định. Tất nhiên là cuộc vận động này cũng là toàn dân, toàn diện, nhưng có những nơi thì chọn những chủ đề rất thiết thực. Về phần lễ thì rất ngắn gọn như phần hội thì phải nhiều hơn để làm sao tổ chức cho người dân vui. Nhiều nơi chọn chủ đề như "Chung tay bảo vệ môi trường", kết hợp với việc tổ chức ngày chủ nhật xanh. Những hoạt động như vậy phát huy được tính cộng đồng, hướng vào mục tiêu của từng địa phương để làm sao có cuộc sống ngày càng tốt hơn.
PV: Xin cảm ơn ông./.
Theo Lại Hoa/VOV1
Trường học đầu tiên ở Hà Tĩnh áp dụng mô hình hành chính một cửa Năm 2018, Trường THPT Cẩm Bình (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) là trường THPT đầu tiên mạnh dạn áp dụng bộ phận hành chính một cửa tại văn phòng. Mô hình hành chính một cửa tại văn phòng Trường THPT Cẩm Bình (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) là bước đột phá về đổi mới giáo dục, tiết kiệm ngân sách Trước đây, bộ phận hành...