Tạm giữ 150 kg tai lợn không rõ nguồn gốc
Ngày 8-1, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu – Công an thành phố Hà Nội cho biết đơn vị vừa phối hợp với Đội Quản lý thị trường số 5 – Cục Quản lý thị trường thành phố Hà Nội kiểm tra, phát hiện cơ sở kinh doanh tai lợn không rõ nguồn gốc.
Trước đó, ngày 6-1, tổ công tác Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu – Công an thành phố Hà Nội đã phối hợp với Đội Quản lý thị trường số 5 – Cục Quản lý thị trường thành phố Hà Nội kiểm tra đột xuất cơ sở kinh doanh thịt lợn tại phường Tứ Liên, quận Tây Hồ, hàng hóa là thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Lực lượng chức năng phát hiện thu giữ 150 kg tai lợn không rõ nguồn gốc
Tại thời điểm trên, đoàn kiểm tra liên ngành đã phát hiện 150kg tai và phần thịt đầu của lợn. Chủ cơ sở là Ngô Thị Hiền (SN 1993), trú tại xã Đông Đô, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình. Tổ công tác yêu cầu chủ nhân xuất trình chứng từ, hàng hóa nhưng không có. Đoàn kiểm tra liên ngành đã lập biên bản vi phạm hành chính và tịch thu số hàng hóa trên bàn giao cơ quan chức năng tổ chức tiêu hủy theo quy định.
Video đang HOT
Theo anninhthudo.vn
Tội phạm, buôn lậu diễn biến phức tạp do có sự tiếp tay của công chức tha hóa
Tình hình tội phạm, buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả vẫn diễn biến phức tạp, gắn với sự thiếu trách nhiệm, buông lỏng quản lý, thậm chí là tiêu cực, tham nhũng, bao che, tiếp tay của một bộ phận cán bộ, công chức tha hoá, biến chất.
Đây là phát biểu của Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác năm 2019, triển khai nhiệm vụ năm 2020 của Ban Chỉ đạo 138/CP và Ban Chỉ đạo 389 quốc gia.
Theo Phó Thủ tướng, một số loại tội phạm có xu hướng liên kết hình thành các băng nhóm, sử dụng vũ khí nóng sẵn sàng gây án gia tăng.
Cũng theo Phó Thủ tướng, năm 2019, công tác đấu tranh phòng chống tội phạm đã được triển khai đồng bộ nhiều biện pháp, nhiều mặt công tác vượt chỉ tiêu Quốc hội đề ra. Cơ quan chức năng đã điều tra, khám phá nhanh các vụ trọng án, vụ án lớn, đặc biệt nghiêm trọng về ma tuý, kinh tế, tham nhũng, công nghệ cao, được nhân dân ghi nhận, đánh giá cao.
Cụ thể, theo thống kê sơ bộ đến hết tháng 11/2019, lực lượng chức năng cả nước đã phát hiện, xử lý 196.830 vụ việc vi phạm (giảm 16% so với cùng kỳ năm 2018), thu nộp ngân sách Nhà nước 20.118,2 tỷ đồng (tăng gần 4% so với cùng kỳ), khởi tố 1.883 vụ (tăng 29% so với cùng kỳ), 2.231 đối tượng (tăng 35% so với cùng kỳ năm 2018)
Song, Phó Thủ tướng cũng nêu rõ, tình hình tội phạm, buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả vẫn diễn biến phức tạp, gắn với sự thiếu trách nhiệm, buông lỏng quản lý, thậm chí là tiêu cực, tham nhũng, bao che, tiếp tay của một bộ phận cán bộ, công chức tha hoá, biến chất.
Đặc biệt là một số loại tội phạm có xu hướng liên kết hình thành các băng nhóm, sử dụng vũ khí nóng sẵn sàng gây án gia tăng, các loại tội phạm cướp, giật hoạt động ngày càng manh động (như cướp tiệm vàng, ngân hàng, xe máy, giật túi xách, điện thoại ngay giữa phố...), tội phạm liên quan đến ma tuý, tín dụng đen chưa được kiểm soát hiệu quả.
Bên cạnh đó, tình trạng nhập lậu hàng giả xuất xứ hàng Việt Nam, hàng giả, hàng nhái các thương hiệu nổi tiếng có chiều hướng gia tăng. Những sơ hở, bất cập trong chính sách xuất nhập khẩu vẫn chưa khắc phục triệt để nên các đối tượng vẫn lợi dụng để buôn lậu, vận chuyển hàng cấm với số lượng lớn.
Thông tin thêm về tình hình buôn lậu, gian lận thương mại, bà Vũ Thị Mai, Thứ trưởng Bộ Tài chính cho biết, trên tuyến biên giới, cửa khẩu đường bộ, hoạt động buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới vẫn còn tiếp diễn tại biên giới các tỉnh: Quảng Ninh, Lạng Sơn, Lào Cai, Cao Bằng, Hà Giang..., nhất là tình trạng vận chuyển trái phép, tàng trữ pháo nổ với số lượng lớn.
Ngoài ra, tại các cảng hàng không quốc tế Nội bài, Tân Sơn Nhất và Đà Nẵng; bưu điện quốc tế, chuyển phát nhanh tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, hàng hóa vi phạm chủ yếu là hàng hóa gọn nhẹ có giá trị kinh tế cao và dễ cất giấu như vàng, sản phẩm động vật hoang dã, ngoại tệ, mỹ phẩm, tân dược, thực phẩm chức năng, thời trang cao cấp, thiết bị công nghệ, rượu ngoại, thuốc lá, xì gà...
"Ở trong nội địa, các đối tượng đặt sản xuất hàng hóa giả mạo các thương hiệu, nhãn hiệu của Việt Nam ở nước ngoài, dán sẵn tem nhãn tại nước ngoài sau đó thông qua các hình thức khác nhau để thẩm lậu vào trong nước tiêu thụ; hoặc vẫn giữ nguyên nhãn mác nước ngoài, sau đó về Việt Nam tẩy xóa và dán tem nhãn của Việt Nam để bán ra thị trường"- bà Mai cho hay.
Từ những đánh giá trên, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình đã đề nghị các cơ quan chức năng nghiêm túc kiểm điểm, làm rõ những việc đã làm được, chưa làm được; những cơ quan, đơn vị, địa phương nào có cách làm tốt, giải pháp hay, có tính đột phá; chỉ rõ địa phương nào chưa hoàn thành tốt nhiệm vụ, còn nhiều hạn chế, yếu kém; những thuận lợi, khó khăn, vướng mắc và đề xuất giải pháp công tác thời gian tới.
Minh Nhật
Theo baovephapluat.vn
Trung uý CA tông cụ ông tử vong ở Lạng Sơn: Cái kết thấy rõ gì? Trung uy CA ơ tinh Lang Sơn điêu khiên xe sang Mercedes bât ngơ va cham vơi xe đap do 1 cu ông 68 tuôi điêu khiên, khiên nan nhân tử vong. Vậy, Trung uy Công an có thể sẽ bị ở khung hình phạt nào? Việc trung úy CA tông cụ ông tử vong ở Lạng Sơn xảy ra vào khoảng 14h...