Tạm giữ 102 người quá khích đập phá trụ sở công quyền ở Bình Thuận
102 người quá khích tham gia đập phá trụ sở các cơ quan công quyền ở tỉnh Bình Thuận đang bị tạm giữ. Trụ sở UBND tỉnh bị hư hại.
Sáng 11/6, thiếu tướng Nguyễn Văn Thân, Giám đốc Công an tỉnh Bình Thuận, khẳng định không có tử vong trong vụ người quá khích đập phá trụ sở UBND tỉnh Bình Thuận, Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh vào tối 10/6.
Tuy nhiên, một lãnh đạo UBND tỉnh Bình Thuận cho biết có nhiều người thi hành công vụ bị thương. Trụ sở UBND tỉnh bị hư hại nhiều, dù vậy, hôm nay cơ quan này vẫn hoạt động bình thường.
“Chúng tôi đang khắc phục hậu quả, tăng cường bảo vệ cơ quan, làm tốt công tác tuyên truyền vận động”, lãnh đạo tỉnh Bình Thuận cho hay.
Đại tá Nguyễn Văn Nhiều, người phát ngôn của Công an tỉnh Bình Thuận, cho hay đến sáng 11/6, đã có 102 người quá khích tham gia đập phá các trụ sở công quyền, công trình công cộng bị tạm giữ. Công an tỉnh Bình Thuận đang phân loại đối tượng và hành vi gây rối để xử lý theo quy định của pháp luật.
Trong khi đó, sáng 11/6, bên lề hành lang Quốc hội, ông Huỳnh Thanh Cảnh, Phó bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội Bình Thuận, cho biết địa phương sẽ xử lý nghiêm những người quá khích gây rối trật tự, đập phá tài sản tại trụ sở UBND một ngày trước.
“Tuần hành trước cổng UBND tỉnh, tôi cho là việc đó Đảng, Nhà nước nói chung và tỉnh Bình Thuận luôn luôn lắng nghe. Những hành vi quá khích, đập phá, manh động như thế, côn đồ như thế là hoàn toàn không chấp nhận được”, ông Cảnh nói.
Video đang HOT
Theo ông Cảnh, địa phương đang tiếp tục tuyên truyền để người dân, cử tri Bình Thuận hiểu được tính cần thiết của dự án luật đặc khu theo hướng vừa phát triển kinh tế vừa đảm bảo an ninh quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ. Bệnh cạnh đó, tỉnh sẽ theo dõi, xử lý kịp thời các đối tượng cầm đầu, manh động, kích động người dân.
“Phải xử lý một cách nghiêm khắc nhất để giữ vững ổn định, giữ vững an ninh trật tự trên địa bàn. Không khoan nhượng với hành vi như thế này được”, Phó bí thư Bình Thuận nhấn mạnh.
Như Zing.vn đưa tin, tối 10/6, hàng trăm người quá khích đã tràn vào trụ sở UBND tỉnh, Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Bình Thuận. Họ tấn công lực lượng bảo vệ, đập phá, ném bom xăng, đốt một số xe máy, ôtô. Công an đã dùng vòi rồng, hơi cay để đẩy lùi những người quá khích nhưng bất thành.
Đến rạng sáng 11/6, Công an tỉnh Bình Thuận phối hợp cùng lực lượng hỗ trợ đã giải tán đám đông này.
Cũng trong ngày 10/6, lấy cớ phản ứng dự thảo luật Đặc khu những người dân tại Phan Rí Cửa, huyện Tuy Phong, cũng đổ ra đường chặn xe, gây ùn tắc giao thông nghiêm trọng. Ngoài ra, họ còn đập phá một số xe CSGT, tấn công lực lượng công an.
Giao thông trên quốc lộ 1 đoạn qua địa phận tỉnh Bình Thuận bị tê liệt. CSGT phải điều tiết xe theo hướng quốc lộ 27 từ Ninh Thuận lên Lâm Đồng rồi theo quốc lộ 20 về Đồng Nai và ngược lại.
Theo Huỳnh Hải – Bá Chiêm (Zing)
Tạm ngưng dự án xả nước đen ngòm ra biển Bình Thuận
Nước thải trực tiếp ra biển có màu đen ngòm là do nguồn nước nạo vét trước cảng cá La Gi bị ô nhiễm. Dự án nạo vét này đã bị tạm ngưng.
Ngày 26.2, UBND tỉnh Bình Thuận có báo cáo gửi Thường trực Tỉnh ủy liên quan đến việc dự án xả nước thải đen ngòm thẳng ra biển tại khu vực cảng cá La Gi.
Nước đen ngòm xả xuống biển từ những hồ lắng do nạo vét cửa biển. Ảnh: CTV
Theo báo cáo, UBND tỉnh Bình Thuận kết luận nước xả thải ra biển là hoạt động thoát nước đối với khối lượng nước kèm bùn cát nạo vét từ khu vực trước cảng cá và cửa biển La Gi.
Nguồn nước xả ra biển có màu đen ngòm là do đặc điểm nguồn nước trước cảng ô nhiễm (chủ yếu là bùn, rác và chất thải lâu ngày tích tụ), mặc dù đơn vị thi công đã làm bờ bao để lắng lọc giữ lại một lượng bùn, đất.
Theo đó, đây dự án mở rộng và nâng cấp khu neo đậu tránh trú bão kết hợp cảng cá của biển La Gi. Dự án được UBND tỉnh phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường (trong đó phạm vi của báo cáo không bao gồm hạng mục nạo vét luồng tàu và khu nước neo đậu tàu) vào tháng 1.2017.
Đất nạo vét khu neo đậu phía trước cầu cảng 400 CV hiện hữu và tuyến luồng vào khu nước neo đậu được tập kết để bồi đắp, thực hiện dự án lấn biển tạo khu dân cư - thương mại - dịch vụ mới La Gi của Công ty trách nhiệm hữu hạn Xây dựng Thương mại và Dịch vụ Vi Nam.
Khi thực hiện dự án, Chi cục Phát triển nông thôn đã dùng tàu hút 3.800 CV, phun trực tiếp bùn cát nạo vét từ khu vực trước cảng cá và cửa biển La Gi lên mặt bằng dự án lấn biển của Công ty Vi Nam, làm xói lở và ô nhiễm nên Công ty Vi Nam không chấp nhận, đề nghị tạm dừng.
Nước có màu đen ngòm xả trực tiếp ra biển là do bị ô nhiễm. Ảnh: Facebook Phương Huỳnh
Sau đó, Chi cục Phát triển nông thôn và UBND thị xã La Gi phải tổ chức họp nhiều lần để tìm phương án thi công hạng mục nạo vét và giữ cát, đất tại bãi tập kết. Cụ thể, từ ngày 29.1 đến nay, chủ đầu tư đã làm bờ bao theo từng ô (diện tích ô khoảng 2,8 ha - trữ lượng 70.000 m3) để giữ cát, đất nạo vét lắng đọng, còn khối lượng nước bên trên thì được đưa ra biển qua các ống nhựa.
"Thường trực Tỉnh ủy đã cho ý kiến tạm dừng dự án này. Dự án phải đánh giá lại tác động môi trường và tính toán phương án thực hiện sau đó mới được tiếp tục", một lãnh đạo tỉnh Bình Thuận nói.
Sáng cùng ngày, ông Hồ Lâm, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Thuận, cho biết cơ quan này đã cử đoàn công tác xuống hiện trường để kiểm tra theo chỉ đạo của UBND tỉnh.
Nước thải đen ngòm xả trực tiếp ra biển La Gi Hơn 10 ống xả cỡ lớn thải nước đen ngòm trực tiếp ra biển La Gi (Bình Thuận) được một người dân quay lại và đưa lên mạng xã hội.
Theo Huỳnh Hải (Zing)
Đang quây phao đánh dấu vị trí nhận chìm 1 triệu m3 chất thải xuống biển Hiện tại, Công ty nhiệt điện Vĩnh Tân 1 đang tiến hành lập phao quây để đánh dấu vị trí nhấn chìm vật chất xuống biển Bình Thuận, đồng thời dựng hàng rào lưới chắn để ngăn sự lan truyền của vật chất thải xuống ra bên ngoài khu vực cho phép. Theo thông tin của người dân sống tại xã Vĩnh Tân...