Tạm giam đối tượng cố giết chết CSGT
Cơ quan Điều tra Công an TP. Kon Tum đã bắt tạm giam tài xế cố sát một đại úy cảnh sát giao thông khi chiến sỹ này đang lập biên bản vi phạm.
Ngày 14/5, Thượng tá Hà Văn Tiến – Đội trưởng Đội Cảnh sát giao thông Công an TP. Kon Tum (tỉnh Kon Tum) cho biết, Cơ quan Điều tra Công an TP. Kon Tum đã bắt tạm giam đối tượng Trần Đình Bảo cùng ô tô tải, đồng thời khẩn trương điều tra xử lý vụ việc Đại úy Huỳnh Minh Phúc (cán bộ của Đội Cảnh sát giao thông Công an TP. Kon Tum) bị tên Bảo điều khiển “ xe điên” cố sát.
Trước đó, khoảng 8 giờ sáng ngày 13/5, Tổ tuần tra kiểm soát số 2 (Đội Cảnh sát giao thông Công an thành phố Kon Tum) gồm Trung tá Nguyễn Tăng Trung, Đội phó Đội Cảnh sát giao thông Công an TP. Kon Tum làm tổ trưởng, cùng Thiếu tá Nguyễn Đức Trung và Đại úy Huỳnh Minh Phúc, cán bộ của Đội đang làm nhiệm vụ.
Trong lúc tuần tra, kiểm soát trên Tỉnh lộ 671- đường Đồng Nai, thuộc phường Lê Lợi (TP. Kon Tum), tổ tuần tra đã phát hiện xe tải biển kiểm soát 81C-03425 do Trần Đình Bảo (33 tuổi), ở xã Hòa Phú, huyện Chư Pah (tỉnh Gia Lai) điều khiển, chở cát vượt quá chiều cao, nước chảy đầy đường, gây ô nhiễm nên đã yêu cầu dừng xe.
Xe tang vật bị lực lượng chức năng tạm giữ
Video đang HOT
Nhưng khi yêu cầu kiểm tra giấy tờ xe, Bảo đã bất ngờ cho xe chạy đâm thẳng vào Đại uý Phúc. Do không có chỗ để tránh, Đại uý Phúc đã phải bám vào cần gạt nước của xe và liên tục ra hiệu dừng xe, nhưng lái xe vẫn cố tình chạy lạng lách, đánh võng quãng đường dài trên đường Hồ Chí Minh.
Chưa dừng lại ở đó, Bảo còn hai lần lao đầu xe vào cột điện cao thế trên đại lộ nhằm cán chết Đại úy Phúc.
Sau khi chạy được hơn 1km, đến đường Phạm Văn Đồng (phường Lê Lợi, TP. Kon Tum), Đại úy Phúc tiếp tục bám vào đầu xe và tiến gần buồng lái để khống chế tài xế.
Thấy vậy, đối tượng Bảo đã hung hãn dùng một cục sắt lớn đánh mạnh vào người Đại úy Phúc, gây chấn thương. Sau khi xảy ra sự việc, cơ quan chức năng đã điều lực lượng tiếp ứng truy đuổi và khống chế tài xế và chiếc “xe điên” trên.
Lực lượng công an áp giải tài xế Bảo về trụ sở Công an phường Lê Lợi (TP. Kon Tum). Tại trụ sở công an, qua kiểm tra thì thấy tài xế Bảo có nồng độ cồn trong người là 0,858 mg/lít, vượt mức cho phép.
Theo 24h
Không khuyến khích CSGT nhảy nắp ca-pô
Từng rầm rộ hình ảnh CSGT nhảy nắp ca-pô ô tô như người nhện rồi dịu xuống. Tuần qua, lại tái diễn cảnh này. CSGT bị ép vào đường cùng (phải bám cần gạt nước) hay người vi phạm ngày càng manh động? Cục trưởng CSGT Đường bộ-Đường sắt Nguyễn Văn Tuyên trao đổi với Tiền Phong.
Đạo đức lái xe quá kém
Có vẻ một số đối tượng vi phạm Luật Giao thông bất chấp hiệu lệnh của CSGT, buộc CSGT phải nhảy lên nắp capô hoặc giữ cần gạt nước, ông nghĩ sao về thực tế này?
Lâu nay, có rất nhiều trường hợp; các cơ quan tuyên truyền đưa nhiều thông tin về việc này. Điều đó trước hết thể hiện ý thức chấp hành luật của lái xe kém, chống đối người thực thi công vụ. CSGT được nhà nước, pháp luật cho phép làm nhiệm vụ giám sát, kiểm tra việc thực thi pháp luật của lái xe.
Khi CSGT ra hiệu lệnh dừng xe, tức phương tiện, người lái đang có vấn đề. Tuy nhiên, khi những hình ảnh đang bàn ở đây được đưa lên báo chí, các phương tiện truyền thông, người dân không đồng tình vì phản cảm và nguy hiểm đến tính mạng của người thực thi công vụ (dù đây là việc chống đối người thực thi công vụ, không chấp hành pháp luật và thể hiện yếu kém về đạo đức của lái xe).
Nguyễn Văn Tuyên.
Lực lượng công an thiếu gì biện pháp để xử lý đối tượng vi phạm, thay vì đánh đu như người nhện ở đầu xe, thưa ông?
CSGT đang thực thi công vụ trên các tuyến đường phải chịu nhiều áp lực. Áp lực mưa nắng, tiếng ồn, bụi bặm, công việc... Vì vậy, về mặt tâm lý, nhiều khi họ không thể bình tĩnh được. Khi đối tượng tham gia giao thông có hành vi kích động thêm tâm lý, CSGT sẽ làm chuyện không hay, phản cảm như thời gian vừa qua.
Tôi không khuyến khích tình huống có thể gây ảnh hưởng đến tính mạng như thế. Có nhiều cách để giải bài toán đó. Nếu kiên quyết, 2-3 ngày sau, 1 tuần sau vẫn có thể xử lý được người điều khiển phương tiện vi phạm. Bộ Công An cũng đã rút kinh nghiệm rồi.
"Nếu anh là tội phạm giết người, cướp của, buôn ma túy ... thì những hành động như vậy của CSGT là khuyến khích. Còn người tham gia giao thông chỉ là người dân, chưa cần đến mức phải hành động như vậy".
Ông Nguyễn Văn Tuyên
Những người điều khiển phương tiện mang tiếng là được học bổ túc chương trình đạo đức người lái xe, nhưng hành xử trên đường hiếm thấy họ thể hiện điều này?
Trước đây, các địa phương có các xí nghiệp, đơn vị vận tải hành khách. Người lái xe lúc đó nằm trong các tổ chức nhất định, có tổ đội; đội trưởng, đội phó quản lý từng lái xe. Nhưng hiện nay, theo cơ chế thị trường, lái xe hầu như không được quản lý. Chủ xe chủ yếu là tư nhân, thuê, mướn và khoán cho lái xe nên không ai quan tâm đến việc giáo dục đạo đức cho lái xe.
Trong khi đó, đào tạo ở các trường lái cũng không quan tâm đến việc đào tạo đạo đức cho người lái xe. Tự họ rèn luyện phấn đấu, họ tốt thì sẽ tốt, người không tốt thì đạo đức kém, dẫn đến những chuyện không hay. CSGT yêu cầu dừng xe, nhưng anh đâm thẳng xe vào CSGT là đạo đức kém; coi thường tính mạng của người thi hành công vụ.
Nếu Hà Nội, TPHCM một ngày không có CSGT...?
Thế đạo đức của CGST, những người thực thi công vụ thì sao, thưa ông?
Nhiều năm nay, Bộ Công an quan tâm đến việc làm thế nào để hình ảnh CSGT tốt lên trong mắt người tham gia giao thông. Việc Hà Nội đưa nữ CSGT ra đường đã làm dịu cái "nóng" của hình ảnh CSGT.
Việc chiến sĩ cảnh sát đưa cụ già, em bé qua đường là những hình ảnh rất đẹp. Có nhiều phong trào học tập để dạy lực lượng cảnh sát nói chung, CSGT nói riêng những đức tính của người cảnh sát đối với nhân dân, từng bước lấy lại hình ảnh.
Một chiến sĩ CSGT đu bám vào cần gạt nước xe khách để tránh cú đâm trực diện
Thời gian vừa qua, nói đến CSGT, thiện cảm của người dân không nhiều. Ác cảm nằm trong đầu nhiều người nên nói đến CSGT là dư luận xã hội và báo chí thiếu thiện chí. Nhưng có một câu chuyện hết sức đời thường, nếu Hà Nội và TPHCM một ngày, một giờ không có CSGT sẽ như thế nào?
Mùa đông, mùa hè, họ vẫn phải ra đường. Nhiều người không ở trong hoàn cảnh của CSGT nên không hiểu hết sự vất vả của họ. CSGT ngoài đường nắng gió, khát không có nước uống, đang làm việc, đói cũng không được đi ăn, không thể bỏ trận địa.
Vậy theo ông, thời gian tới cần làm gì để hạn chế mức thấp nhất tình trạng này?
Mấu chốt cuối cùng vẫn là đạo đức của lái xe. Giáo dục đạo đức của lái xe chưa có ai quan tâm, đặc biệt trong đào tạo. Còn CSGT sẽ chấn chỉnh, xử lý tùy vào từng tình huống cụ thể. CSGT sẽ cố gắng tránh, dù lái xe chống người thi hành công vụ, nhưng rõ ràng đây là chuyện không hay.
Cảm ơn ông!
Chiều 2/5, tại đường Phạm Văn Đồng, tổ công tác của Đội CSGT số 6, phát hiện lái xe Nguyễn Thanh Phượng (SN 1978) trú tại Phú Thọ điều khiển xe khách chạy tuyến Phú Thọ - Hà Nội đi sai làn đường.
Thượng sỹ Nguyễn Văn Đại ra hiệu lệnh dừng xe kiểm tra, nhưng lái xe bất hợp tác, cho lao thẳng vào CSGT. Trước tình huống đó, thượng sỹ Đại đã bám vào cần gạt nước. Hình ảnh này được một người dân ghi lại bằng camera và các báo điện tử đăng tải.
Theo 24h
Cảnh sát giao thông lại bị hất lên xe lôi đi hơn 1km Khoảng 8h ngày 13/5, một cảnh sát giao thông đã bị tài xế xe tải nhấn ga tông thẳng vào người, và may mắn thoát nạn khi anh đã nhảy lên nắm vào cần gạt nước xe. Vào thời điểm trên, chiếc xe tải chở cát mang BKS 81C-03425 do tài xế Trần Đình Bảo (33 tuổi, trú xã Nghĩa Hưng, Chư Păh,...