Tạm dừng xuất cảnh lao động Việt Nam đến hết tháng 4
Đây là chỉ đạo mới nhất của Bộ LĐTBXH trong sáng nay 5/4. Theo đó, Bộ LĐTBXH yêu cầu tất cả doanh nghiệp phái cử cần tạm dừng ngay việc xuất cảnh đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài đến hết tháng 4.
Thực hiện Chỉ thị 16/CT-TTg ngày 31/3 của Thủ tướng Chính phủ, Bộ LĐTBXH vừa có công điện khẩn gửi các đơn vị thuộc Bộ và các Sở LĐTBXH tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về tăng cường thực hiện các biện pháp cấp bách phòng chống dịch Covid-19 trong các hoạt động của cơ quan và trong lĩnh vực chuyên môn của ngành.
Trong đó, Bộ yêu cầu tạm dừng các hoạt động trực tiếp tập trung đông người như tuyển chọn, đào tạo cho người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, tạm dừng tổ chức xuất cảnh cho người lao động đến hết tháng 4.
Bộ LĐTBXH yêu cầu tạm dừng xuất cảnh với tất cả lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài đến hết 30/4. Ảnh: I.T
Bộ cũng chỉ đạo các Ban Quản lý lao động Việt Nam ở nước ngoài thông tin,. tuyên truyền tới người lao động đang làm việc ở nước ngoài bình tĩnh, ở lại làm việc và tuân thủ quy định của nước sở tại về phòng chống dịch bệnh, không di chuyển, không đến địa bàn có dịch. Ban Quản lý lao động cần tăng cường công tác quản lý, nắm tình hình và đảm bảo quyền lợi của người lao động trong trường hợp bị ảnh hưởng của dịch Covid-19.
Bộ trưởng Bộ LĐTBXH giao Cục Quản lý lao động ngoài nước khẩn trương hoàn thiện dịch vụ công trực tuyến đăng ký hợp đồng cung ứng lao động kết nối với Cổng dịch vụ công quốc gia.
Về các hình thức hỗ trợ cho lao động đang làm việc ở nước ngoài bị thôi việc, mất việc do ảnh hưởng của dịch Covid-19, theo quy định, người lao động sẽ được hoàn trả các khoản chi phí tiền môi giới, tiền dịch vụ và hỗ trợ từ nguồn kinh phí Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước.
Video đang HOT
Lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài nếu gặp rủi ro khách quan sẽ được hỗ trợ mức tiền tối đa 5 triệu đồng/người. Ảnh: I.T
Ngoài ra, người lao động đi làm việc ở nước ngoài trong một số trường hợp rủi ro khách quan khác sẽ được Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước hỗ trợ với mức tối đa 5 triệu đồng/trường hợp. Tùy theo tình hình dịch bệnh, mức độ, số lượng người lao động bị ảnh hưởng, cơ quan chức năng hỗ trợ người lao động, doanh nghiệp khi cần thiết.
Hiện nay có 524.153 lao động Việt Nam đang làm việc tại Trung Quốc và một số nước đã có các trường hợp nhiễm dịch bệnh Covid-19, trong đó: Tại Đài Loan là 224.713 người, Ma Cao (Trung Quốc) 785 người, các nước khác (Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, UAE, Phillippines) 298.655 người. Hiện nay, chưa ghi nhận thông tin nào về trường hợp lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng bị nhiễm và nghi nhiễm dịch bệnh Covid-19.
Chủ tịch TP.HCM: Đừng để máy bay hạ cánh rồi mới tính toán cách ly
"Không thể máy bay hạ cánh xuống rồi mới tính toán kiểm dịch cách ly giám sát thế nào, sẽ gây ùn ứ quá tải", ông Nguyễn Thành Phong yêu cầu.
Chiều 29/2, Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 TP.HCM tổ chức buổi họp khẩn liên quan đến công tác phòng dịch trong bối cảnh dịch bệnh bùng phát trên toàn thế giới.
Ông Nguyễn Thành Phong cho biết sơ bộ hiện có 22.000 người lao động Việt Nam tại Hàn Quốc. Ông cho rằng 1/3 (khoảng 7.000 người) có nhu cầu về các tỉnh phía nam.
Gần 6.000 người từ Hàn Quốc về TP.HCM trong 4 ngày
Ngoài việc thực hiện, kiểm dịch, kiểm tra y tế tại sân bay, TP.HCM cần biết khả năng thu dung trường hợp cách ly, giám sát của các tỉnh để ứng phó.
"TP.HCM cần chủ động trong công tác phòng, chống dịch, nếu không sẽ rất khó ứng phó. TP.HCM sẵn sàng đưa đón các trường hợp về các tỉnh, thành lân cận", ông Nguyễn Thành phong cho hay.
Ngoài ra, Chủ tịch UBND TP.HCM đề nghị cục xuất nhập cảnh và tổng công ty hàng không nắm và báo cáo lại thông tin, số lượng người về trước khi máy bay hạ cánh.
"Không thể hạ cánh xuống rồi mới tính toán kiểm dịch cách ly giám sát thế nào, sẽ gây ùn ứ quá tải", ông nguyễn Thành Phong yêu cầu.
Chủ tịch UBND TP.HCM nhận định tình hình dịch Covid-19 hiện rất phức tạp. Ảnh: Quang Huy.
Theo thông tin của ban chỉ đạo, từ ngày 23-27/2, Cảng hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất đã đón 5.674 người từ Hàn Quốc.
Tính riêng trong ngày 28/2, TP.HCM đã có 13 chuyến bay đến từ Hàn Quốc với hơn 1.200 hành khách. Từ ngày 29/2, số lượng chuyến bay từ Hàn Quốc tới TP.HCM sẽ giảm xuống còn 10 chuyến/ngày với lưu lượng hơn 1.000 khách.
Đại diện Ban chỉ đạo phòng chống dịch cho biết do TP.HCM áp dụng chặt chẽ các biện pháp phòng dịch, trong một số khoảng thời gian cao điểm, sân bay có hiện tượng ùn ứ do lượng du khách chờ đợi kiểm tra dịch tễ đông. Từ ngày 29/2, TP.HCM cũng thực hiện giám sát các hành khách tới từ Iran và Ý.
"Tổ chức Y tế thế giới đã nâng mức cảnh báo dịch bệnh lên mức cao nhất. Số ca bệnh đã tăng mạnh trong những ngày qua, tình hình dịch bệnh đang rất phức tạp", Chủ tịch UBND TP.HCM nhận định.
TP.HCM muốn dùng ký túc xá đại học làm nơi cách ly Covid-19
Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong đưa ra đề nghị được sử dụng khu kí túc xá Đại học Quốc gia TP.HCM với quy mô 40.000 chỗ phục vụ công tác cách ly, giám sát trong dịch Covid-19.
Trong tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, ông Phong đề nghị các sở, ngành tính toán cho việc mở rộng khả năng tiếp nhận người bệnh, nghi nhiễm bệnh trên địa bàn.
"Sắp tới TP.HCM có thể tiếp nhận hàng nghìn người trở về từ vùng dịch. Trong trường hợp kỳ nghỉ tiếp tục kéo dài, TP.HCM sẽ làm việc với Đại học Quốc gia TP.CM để mượn lại khu kí túc xá hơn 40.000 chỗ", lãnh đạo UBND TP.HCM cho hay.
Sáng cùng ngày, UBND TP.HCM đã quyết định khoảng thời gian đi học cho từng cấp học. Cụ thể, học sinh lớp 12 (kể cả giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên) tiếp tục nghỉ đến hết ngày 8/3.
Học sinh mầm non và phổ thông (kể cả giáo dục thường xuyên) từ lớp 1 đến lớp 11, học viên các trung tâm ngoại ngữ, tin học, cơ sở dạy thêm, giáo dục kỹ năng sống nghỉ đến hết ngày 15/3.
Sinh viên, học sinh khối giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn thành phố nghỉ đến hết tháng 3.
Theo news.zing.vn
EVFTA: Cơ hội vàng cho lao động có tay nghề, nhiều việc, lương tăng Việc Nghị viện châu Âu bỏ phiếu thông qua Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - châu Âu (EVFTA) được xem là cơ hội vàng cho lao động có kỹ năng, tay nghề của Việt Nam. Tuy nhiên, thách thức cũng không ít. Nhờ EVFTA, dự kiến lương bình quân tăng 3% Các chuyên gia lao động trong nước và quốc...