Tạm dừng nhập thanh long Việt Nam, 400 xe nông sản Trung Quốc vẫn được thông quan mỗi ngày
Trong khi Trung Quốc tạm dừng nhập khẩu thanh long Việt Nam khiến nhiều hàng hóa nông sản không thể thông quan, xuất sang nước này, thì mỗi ngày vẫn còn 400 xe nông sản từ Trung Quốc sang Việt Nam.
Xe hàng nông sản của Trung Quốc vẫn được đảm bảo thông quan mỗi ngày – Ảnh: H.NỤ
Nội dung được nêu trong thư của Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên gửi ông Vương Văn Đào, bộ trưởng Bộ Thương mại Trung Quốc, ngày 23-8, đề nghị hỗ trợ khơi thông xuất khẩu nông sản sang nước này.
Ông Diên nhấn mạnh khi dịch COVID-19 bùng phát từ đầu năm 2020, các bộ ngành và địa phương hai nước đã nhanh chóng phối hợp, xây dựng quy trình giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu đảm bảo an toàn phòng dịch tại cửa khẩu biên giới Việt – Trung.
“Có thể khẳng định từ khi áp dụng quy trình nêu trên đến nay, địa phương biên giới hai nước đã rất thành công trong hoàn thành mục tiêu kép, đảm bảo an toàn tuyệt đối phòng chống dịch, duy trì thông suốt hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa qua biên giới, không làm phát sinh bất cứ ca nhiễm nào qua biên giới, ngay cả thời điểm dịch bệnh diễn biến phức tạp nhất” – Bộ trưởng Bộ Công thương nêu trong thư.
Tuy vậy, ông cũng bày tỏ “rất lấy làm tiếc” khi nhận được thông tin Sở Thương mại Vân Nam thông báo tạm dừng nhập khẩu thanh long Việt Nam qua các cửa khẩu biên giới từ tháng 7-2021 do lo ngại dịch COVID-19.
Bộ trưởng chỉ ra đến trung tuần tháng 8, thanh long nói riêng và nhiều loại trái cây, nông sản khác của Việt Nam nói chung không thể xuất khẩu đi Trung Quốc qua các cửa khẩu biên giới tỉnh Vân Nam. Trong khi đó, hoạt động nhập khẩu rau củ, nông sản từ Vân Nam qua các địa phương biên giới Việt Nam vẫn đang thuận lợi, trung bình có khoảng 400 xe mỗi ngày.
Video đang HOT
Nhấn mạnh quan điểm “hiểu và chia sẻ” mối quan tâm về đảm bảo phòng chống dịch bệnh trong lưu thông hàng hóa xuất nhập khẩu, song Bộ trưởng Diên cho rằng chỉ cần các cơ quan chức năng cửa khẩu và doanh nghiệp hai bên tiếp tục tuân thủ nghiêm quy trình thông quan hàng hóa đã được khẳng định hiệu quả trên, công tác phòng chống dịch vẫn được đảm bảo tuyệt đối như hơn 1 năm qua.
“Tôi trân trọng đề nghị đồng chí bộ trưởng giúp quân tâm, chỉ đạo tỉnh Vân Nam khẩn trương dỡ bỏ biện pháp hạn chế nhập khẩu nông sản qua các cửa khẩu biên giới với Việt Nam, phối hợp với các địa phương biên giới Việt Nam tiếp tục thực hiện mục tiêu kép” – Bộ trưởng Bộ Công thương đề nghị.
Cũng trong ngày 23-8, lãnh đạo Bộ Công thương đã có buổi làm việc với Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam để trao đổi về tình hình thương mại hai nước, để đưa ra các giải pháp tháo gỡ khó khăn xuất khẩu, thông quan các mặt hàng nông sản qua các cửa khẩu biên giới phía Bắc.
Có cơ chế riêng với cửa khẩu phụ Tân Thanh
Riêng với cửa khẩu phụ Tân Thanh, để giảm bớt tình trạng ùn tắc, tồn đọng phương tiện, bộ cũng đề nghị phân loại phương tiện ngay tại các bãi tập trung; chỉ cho lên cửa khẩu những xe đã có khách tiêu thụ rõ ràng để không tồn đọng quá lâu bên phía Trung Quốc. Yêu cầu lái xe chuyên trách tuyệt đối không nhận ủy quyền “trông nom” và “bán hộ hàng” bên kia biên giới.
Đối với các loại xe không thông dụng với lái xe Trung Quốc, đề nghị soạn tài liệu hướng dẫn sử dụng phương tiện ngắn gọn bằng tiếng Trung và để trong xe để giúp lái xe Trung Quốc tiện tra cứu, sử dụng.
Giá cao su hôm nay 28/7: hàng Trung Quốc bất ngờ giảm giá, doanh thu thuần của một doanh nghiệp cao su Việt tăng 72%
Giá cao su hôm nay (28/7) ghi nhận sàn giao dịch Nhật Bản vẫn giữ được đà tăng nhẹ trong khi đó tại Trung Quốc, giá đã quay đầu giảm.
Giá cao su hôm nay: Trung Quốc quay đầu giảm giá. (Nguồn: Vinanet)
Cập nhật giá cao su thế giới
Tại Sở Giao dịch hàng hóa Tokyo (TOCOM) , giá cao su giao kỳ hạn tháng 7/2021 trên sàn Osaka giao dịch ở mức 210,0 Yen/kg, giữ nguyên so với giao dịch trước đó.
Kỳ hạn tháng 8/2021 đạt mức 211,8 Yen/kg, tăng 1,3 Yen so với phiên giao dịch trước đó; kỳ hạn tháng 9/2021 đạt mức 214,1, tăng 0,4 Yen so với phiên giao dịch trước đó.
Tại Sàn giao dịch hàng hóa tương lai Thượng Hải (SHFE) , giá cao su giao kỳ hạn tháng tháng 7/2021 ở mức 13.000 Nhân dân tệ/tấn, giữ nguyên so với giao dịch trước đó.
Kỳ hạn tháng 8/2021 ở mức 13.055 Nhân dân tệ/tấn, giảm 100 Nhân dân tệ so với giao dịch trước đó, kỳ hạn tháng 9/2021 ở mức 13.175 Nhân dân tệ/tấn, giảm 95 Nhân dân tệ so với giao dịch trước đó.
Cập nhật giá cao su trong nước
Theo khảo sát, giá mủ cao su tươi hôm nay tại Bình Phước được các thương lái thu mua giao động từ 300 - 315 đồng/ độ mủ.
Công ty TNHH MTV Cao su Phú Riềng (Bình Phước) niêm yết ở mức 325 đồng/độ mủ.
Tại Đắk Lắk, giá mủ chén đầu cũng ghi nhận mức 16.000-18.000 đồng/kg tùy loại.
Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (GVR) vừa công bố kết quả kinh doanh quý II/2021 với doanh thu thuần đạt gần 5.700 tỷ đồng, tăng 72% so với cùng kỳ năm ngoái. Lợi nhuận gộp gấp 2,3 lần cùng kỳ, đạt 1.629 tỷ đồng.
Mặc khác, các chi phí cũng tăng lên đáng kể như chi phí bán hàng tăng 60% và chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 95% so với cùng kỳ. Dù vậy lợi nhuận sau thuế vẫn đạt mức cao 1.160 tỷ đồng, tăng trưởng 126%.
Xét theo cơ cấu, sản phẩm mủ cao su đóng góp lớn nhất với tỷ trọng hơn 54% doanh thu thuần, tiếp đến là mảng chế biến gỗ đóng góp 19% và các sản phẩm công nghiệp cao su chiếm hơn 15% doanh thu.
Đây cũng là 3 mảng kinh doanh mang về lợi nhuận lớn nhất cho tập đoàn với con số lần lượt 540 tỷ, 233 tỷ và 383 tỷ đồng.
Thực tế, các sản phẩm chủ lực trên của tập đoàn được hưởng lợi lớn thời gian qua. Giá cao su thế giới dù có điều chỉnh từ đầu năm nhưng luôn ở mức rất cao so với năm 2020.
Giá sản phẩm gỗ trên thế giới cũng đạt đỉnh hồi tháng 5/2021. Các sản phẩm công nghiệp cao su, tiêu biểu nhất là găng tay y tế, được tiêu thụ đột biến khi dịch Covid-19 bùng phát.
Tính lũy kế 6 tháng đầu năm, tập đoàn ghi nhận doanh thu thuần tăng trưởng 77% lên hơn 10.500 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế thu về hơn 2.376 tỷ đồng, gấp 2,8 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, lợi nhuận thuộc về cổ đông công ty mẹ gần 1.664 tỷ đồng.
Năm 2021, tập đoàn này đặt mục tiêu tổng doanh thu 26.914 tỷ đồng, tăng trưởng 4% nhưng lợi nhuận sau thuế dự kiến thấp hơn 10% so với năm ngoái, đạt 4.564 tỷ đồng. Với kết quả bán niên trên, doanh nghiệp đã hoàn thành 52% kế hoạch năm.
Vương gia triều Thanh và cuộc sống xa hoa đến mức điên loạn khiến hậu thế choáng váng Đằng sau cánh cửa Tử Cấm Thành, ngoài những câu chuyện về Hoàng thượng, Hoàng hậu và các phi tần thì sự giàu sang của các bậc Vương gia nhà Thanh cũng khiến người đời không khỏi kinh ngạc, không ít thú vui, hưởng lạc xa xỉ tới mức điên loạn... Những đặc quyền đặc lợi khủng khiếp Triều đại nhà Thanh của...